'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp

Thứ tư, 19/10/2022

Ứng dụng công nghệ làm sợi bún thẳng giúp bún dai hơn và tiết kiệm chi phí vận chuyển, dự án bún ngũ sắc giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp.

Ứng dụng công nghệ làm sợi bún thẳng giúp bún dai hơn và tiết kiệm chi phí vận chuyển, dự án bún ngũ sắc giành giải nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp.
 

Sản phẩm bún khô sợi thẳng nhiều màu sắc được giới thiệu tại cuộc thi. Ảnh: Hà An
 

Sản phẩm bún khô sợi thẳng nhiều màu sắc được giới thiệu tại cuộc thi. Ảnh: Hà An
 

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp trao giải nhất trị giá 125 triệu đồng cho dự án Bún ngũ sắc của nhóm Trương Thị Hồng Hà và Nguyễn Nguyên Vũ (quận Gò Vấp, TP HCM) chiều 16/10. Sản phẩm của nhóm đã xuất khẩu sang một số nước như Anh, Đan Mạch, Mỹ, Canada...
 

Anh Vũ cho biết, công nghệ sản xuất bún được nhập khẩu từ nước ngoài. Máy đùn có trục dài 3 m, làm tăng lực nén chặt giúp các phân tử gạo liên kết tốt hơn khiến sợi bún thẳng, có độ dai hơn.
 

Từng tốt nghiệp kỹ sư hóa thực phẩm, Đại học Bách khoa TP HCM anh Vũ tận dụng kiến thức nghiên cứu chiết các chất từ rau củ giúp sản phẩm có nhiều màu sắc hơn, tăng dinh dưỡng khi sử dụng. Ngoài bún, vợ chồng anh còn phát triển sản phẩm ống hút gạo với giá 400 đồng mỗi ống, thời gian sử dụng tốt trong 2 giờ, sau đó ống hút bắt đầu mềm nhưng vẫn có thể sử dụng.
 

"Bún sợi thẳng và ống hút hiện chủ yếu xuất khẩu. Sắp tới chúng tôi mở rộng quy mô sản xuất để giảm giá sản phẩm, phù hợp với nhiều người hơn ở thị trường trong nước", anh Vũ nói.
 

Vợ chồng chị Trương Thị Khánh Hà và anh Nguyễn Nguyên Vũ cùng con gái tại chung kết cuộc thị Dự án khởi nghiệp nông nghiệp, chiều 16/10. Ảnh: Hà An
 

Vợ chồng chị Trương Thị Khánh Hà và anh Nguyễn Nguyên Vũ cùng con gái tại chung kết cuộc thị Dự án khởi nghiệp nông nghiệp, chiều 16/10. Ảnh: Hà An
 

TS Phan Văn Minh, nguyên giảng viên Đại học Nông lâm TP HCM đánh giá, dự án này giúp đa dạng hóa sản phẩm trong ngành bún. Sản phẩm đã xuất khẩu cho thấy tiềm năng phát triển thị trường rất lớn. "Chúng tôi đánh giá cao việc sử dụng màu tự nhiên từ rau củ giúp sản phẩm có tính độc đáo, tăng giá trị cho bún, vốn là sản phẩm thân thuộc với nhiều người", TS Minh nói.
 

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp năm nay cũng trao hai giải nhì trị giá 65 triệu đồng mỗi giải cho dự án sản xuất dược liệu từ nông sản của chị Đoàn Thị Hồng Thắm (Cần Thơ) và dự án vòng đời sản phẩm từ sen của anh Lương Việt Chương (Phú Yên). 3 giải ba trị giá 55 triệu đồng mỗi giải được trao cho ba dự án về muối dược liệu của chị Trần Thị Hồng Thắm (Nghệ An); nâng cao giá trị nông sản Sơn La của chị Bùi Phương Thanh; phát triển làng nghề giấm truyền thống Bách Cổ vỏ của Vũ Minh Ngọc (Nam Định). Giải khuyến khích giá trị 30 triệu đồng mỗi giải được trao cho 3 dự án: "Sổ gạo" - cánh đồng sẻ chia của anh Bùi Ngọc Cường (Hải Phòng); thủ công mỹ nghệ dừa Bến Tre của Nguyễn Băng Nhi; sản xuất sản phẩm từ quả mác mật của anh Dương Hữu Điện (Lạng Sơn). Ngoài ra ban tổ chức trao 7 giải phụ cho các dự án khác.
 

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức thường niên từ năm 2015 quy mô toàn quốc. Sân chơi nhằm tìm kiếm và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại... các dự án khởi nghiệp nông nghiệp. Cuộc thi năm nay thu hút 163 dự án từ 40 tỉnh, thành cả nước tham gia. Vòng chung kết có 28 dự án từ 20 địa phương tham dự, với tổng giá trị giải thưởng 1 tỷ đồng.
 

Theo Báo Vietnamnet


Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×