Các nhà khoa học biến chất thải hạt nhân nguy hiểm thành gốm sứ

Thứ ba, 03/05/2022

Công nghệ mới dựa trên một chất hấp thụ mới, giúp tập trung hiệu quả các hạt nhân phóng xạ từ các chất thải hạt nhân khác nhau và biến chúng thành đồ gốm sau một phương pháp gia nhiệt đặc biệt.

 Công nghệ mới dựa trên một chất hấp thụ mới, giúp tập trung hiệu quả các hạt nhân phóng xạ từ các chất thải hạt nhân khác nhau và biến chúng thành đồ gốm sau một phương pháp gia nhiệt đặc biệt.


Thùng chứa chất thải hạt nhân - Ảnh: SPUTNIK

Năng lượng hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng sạch nhất với lượng khí thải carbon thấp. Tuy nhiên chất thải phóng xạ, một sản phẩm phụ của năng lượng hạt nhân, đã gây lo ngại cho các quốc gia.
 

Thời gian qua, chất thải phóng xạ được xử lý và lưu giữ bằng các phương pháp đốt chất thải lỏng và rắn, tiếp theo là nén chúng trong các thùng hỗn hợp xi măng - thủy tinh để mang đi chôn dưới đáy biển hoặc vùng xa xôi hẻo lánh.
 

Theo Hãng tin Sputnik, các nhà khoa học thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông Nga hợp tác với Viện hóa học thuộc Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Belarus đã sáng chế ra công nghệ mới, xử lý các chất thải hạt nhân rắn nguy hiểm thành sản phẩm gốm sứ.
 

Những đồ gốm như vậy không chỉ đảm bảo việc xử lý an toàn chất thải phóng xạ mà còn là cơ sở của các sản phẩm đồng vị phóng xạ, vì nó cũng là một nguồn bức xạ ion hóa.
 

"Những sản phẩm gốm này có thể được sử dụng cho ngành công nghiệp vũ trụ, y học và các ngành công nghiệp khác nhau. Ví dụ, chúng được sử dụng trong sản xuất các thiết bị y tế, bao gồm máy X-quang, lắp đặt chẩn đoán dựa trên việc sử dụng đồng vị phóng xạ, thiết bị cho xạ trị. Vật liệu gốm cũng được sử dụng làm cơ sở cho các thiết bị dòng điện, chẳng hạn như pin hạt nhân", thông cáo của trường đại học cho biết.
 

Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể giúp làm sạch nước bị ô nhiễm một cách hiệu quả và an toàn. Các nhà khoa học cho biết họ đã tìm cách "khuất phục" các chất hấp thụ mới trong một nam châm.
 

Trong nước, vật liệu hấp thụ mới sẽ "hấp thụ" các hạt nhân phóng xạ, sau đó thông qua các nam châm được kiểm soát, các thành phần phóng xạ có hại được chiết xuất khỏi ​​nước.

                                                                                                                                                                                               Theo Tuổi trẻ


 

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×