Tài năng trẻ
Chàng cử nhân khiếm thị từng bị 30 công ty từ chối
Thứ hai, 09/12/2024
Bị mất hoàn toàn thị lực vào năm 18 tuổi, nhưng Bùi Nhật Anh Thanh (29 tuổi), sinh sống tại tỉnh Bình Dương vẫn luôn sống nghị lực và đam mê học tiếng Nhật. Dù bị nhiều công ty từ chối vì khiếm thị nhưng Thanh vẫn lạc quan trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp.
Mất đi ánh sáng cuộc đời
Từ nhỏ thị lực của Thanh đã yếu, đến năm học lớp 12 thì gần như mất đi hoàn toàn. “Mình bị cườm nước glaucoma, nên thị lực mất dần theo thời gian. Lúc biết được bản thân sẽ mất đi hoàn toàn thị lực, mình rất sốc”, chàng trai khiếm thị chia sẻ.
Dù gặp khó khăn về thị lực nhưng Thanh vẫn kịp hoàn thành bậc THPT và thi vào ngành kỹ thuật điện tử của Trường ĐH Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, học kỳ đầu tiên Thanh đã phải bỏ học vì mất đi hoàn toàn thị lực. Nghỉ học, Thanh gần như rơi vào trạng thái suy sụp, hằng ngày chỉ biết làm bạn với chiếc radio. Hai năm sau, Thanh tìm hiểu và đến Hội Người mù tỉnh Bình Dương để sinh hoạt kỹ năng và học chữ nổi.
Được vài người bạn cùng cảnh ngộ giới thiệu, Thanh xin vào Mái ấm Thiên Ân, Q.Tân Phú (TP.HCM) để sinh hoạt. Tại đây, Thanh được học kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính cho người khiếm thị. Dần hòa nhập được với cuộc sống của người khiếm thị, Thanh nghĩ đến chuyện đi học.
Được vài người bạn cùng cảnh ngộ giới thiệu, Thanh xin vào Mái ấm Thiên Ân, Q.Tân Phú (TP.HCM) để sinh hoạt. Tại đây, Thanh được học kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính cho người khiếm thị. Dần hòa nhập được với cuộc sống của người khiếm thị, Thanh nghĩ đến chuyện đi học.
“Những ngành ở bậc đại học mà người khiếm thị có thể tham gia không nhiều. Trước đây, mình thích văn hóa Nhật Bản nên quyết tâm theo học ngôn ngữ này”, Thanh nói. Năm 2016, Thanh xét tuyển vào ngành ngôn ngữ Nhật của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Những ngày đầu, Thanh gặp vô số khó khăn từ việc đi đứng, làm quen với bạn bè. “Trong lớp, chỉ có mình là người khiếm thị”, Thanh kể.
Thanh vào ở ký túc xá của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại Q.11 (TP.HCM), hằng ngày đón xe buýt đến trường. Khó khăn lớn nhất của Thanh là ngành ngôn ngữ Nhật không có giáo trình chữ nổi dành cho người khiếm thị. Thanh hoàn toàn học trên máy tính thông qua sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng.
Học đến năm thứ 2, Thanh gặp nhiều khó khăn hơn trong học tập vì không theo kịp bạn bè. Nguyên nhân lớn nhất đến từ việc Thanh không thể đọc được giáo trình bằng giấy. Thanh vẫn tham gia thi đề giống với những sinh viên bình thường, nhưng hình thức nộp bài bằng văn bản đánh trên máy tính chứ không phải viết tay. “Mình từng hoài nghi bản thân và bị rớt nhiều môn”, Thanh kể lại.
Tuy khó khăn nhưng Thanh vẫn cố gắng tiếp tục việc học, vì đó gần như là con đường duy nhất giúp chàng trai trẻ có được tương lai tốt hơn. Sau đó, Thanh tìm thêm tài liệu trên internet và có được giáo trình dạy tiếng Nhật cho người khiếm thị. Từ đó, Thanh đã mày mò học và đạt được N2, trình độ khó thứ hai trong 5 cấp độ của kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT. “Mình từng thi 3 lần mới đạt N3 và N2. Mình đang cố gắng để đạt được N1”, Thanh chia sẻ.
Theo Thanh niên
Bài viết cùng chuyên mục
- Chàng trai trúng tuyển Microsoft sau 600 thư xin việc
- Nữ sinh Đại học Trà Vinh nhận ‘cú đúp’ danh hiệu Sinh viên 5 tốt và Sao Tháng Giêng
- Cô thủ khoa kể chuyện thay đổi bản thân từng ngày
- Giành học bổng đại học top đầu Hàn Quốc với 7 công bố quốc tế
- Nữ sinh được Microsoft tuyển dụng trước khi tốt nghiệp
- Chàng trung úy tốt nghiệp thạc sĩ xuất sắc tại Nga với GPA gần tuyệt đối
- Nam sinh '5 tốt' có GPA tuyệt đối, sở hữu nhiều công bố về Toán học
- Những nam sinh trinh sát đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương
- Cô gái Việt đỗ kỳ thi luật sư khắc nghiệt nhất nước Mỹ
- Chàng kỹ thuật viên xét nghiệm chinh phục huy chương thể hình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận