Giải thưởng - Hội thi


Công bố 20 cá nhân vào vòng bình chọn trực tuyến Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng năm 2021

Thứ hai, 15/11/2021

TAINANGVIET.vn - Đúng 20h00 ngày 15/11, hệ thống bình chọn 10 cá nhân xuất sắc đề cử Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2021 chính thức được kích hoạt để độc giả trong và ngoài nước bình chọn. Thời gian bình chọn sẽ bắt đầu từ 20h00 ngày 15/11 và kết thúc 20h00 ngày 25/11/2021.
TAINANGVIET.vn - Đúng 20h00 ngày 15/11, hệ thống bình chọn 10 cá nhân xuất sắc đề cử Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2021 chính thức được kích hoạt để độc giả trong và ngoài nước bình chọn. Thời gian bình chọn sẽ bắt đầu từ 20h00 ngày 15/11 và kết thúc 20h00 ngày 25/11/2021.

Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức từ năm 2003 nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ không quá 35 tuổi có thành tích xuất sắc về khoa học công nghệ. Qua 17 năm, giải thưởng đã không ngừng đổi mới, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển nhân lực khoa học công nghệ của đất nước. Mỗi năm trao tối đa 10 cá nhân được nhận giải thưởng.

Đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng chủ trì phiên họp thứ nhất

Bắt đầu từ năm 2021, giải thưởng rút ngắn tên gọi là Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Các lĩnh vực xét giải thưởng được bổ sung thêm lĩnh vực "chuyển đổi số”, "tự động hóa” mở rộng xét chọn các ngành thuộc danh mục các lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên quốc gia giai đoạn (2020-2030) của Chính phủ và cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Giải thưởng sẽ góp phần định hướng, thúc đẩy thế hệ trẻ Việt Nam dấn thân, học tập, nghiên cứu và khởi nghiệp trong những lĩnh vực khoa học công nghệ chiến lược quốc gia, tích cực tham gia chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Quốc gia số, chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năm 2021, giải thưởng xét chọn 5 lĩnh vực: (1) công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; (2) công nghệ y - dược; (3) công nghệ sinh học; (4) công nghệ môi trường và (5) công nghệ vật liệu mới.

Sau 3 tháng phát động, Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ (đơn vị thường trực giải thưởng) đã nhận được 66 hồ sơ giới thiệu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước và Đại sứ Quán, Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài
tại địa chỉ http://qcv.tainangviet.vn/. So với những năm trước, số lượng hồ sơ tăng lên, đặc biệt là các ứng viên đang học tập, công tác ở nước ngoài. Chất lượng hồ sơ tương đối đồng đều ở các lĩnh vực, nhiều cá nhân có sản phẩm ứng dụng thực tiễn, có bằng độc quyền sáng chế quốc tế, có nhiều công bố quốc tế chất lượng cao thuộc danh mục Q1, đạt nhiều giải thưởng, huy chương trong nước và quốc tế.

Ngày 1
2/11/2021, Phiên họp lần thứ nhất Hội đồng Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2021 với sự chủ trì của đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng. Trên cơ sở thảo luận, đánh giá chất lượng hồ sơ, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu kín lựa chọn 20 đề cử thuộc 5 lĩnh vực xét giải vào vòng bình chọn trực tuyến.

Bình chọn trực tuyến là kênh tham khảo để Hội đồng tiếp tục họp đánh giá, bình chọn 10 tài năng trẻ xuất sắc đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2021. Đường link bình chọn trực tuyến được đăng tải và giới thiệu trên Cổng TTĐT Tài năng trẻ Quốc gia, Cổng TTĐT Bộ Khoa học và Công nghệ, Cổng TTĐT Trung ương Đoàn, Cổng thông tin điện tử Báo Tiền phong, Báo Thanh niên để lấy ý kiến đánh giá và bình chọn của độc giả.
 

Độc giả bình chọn truy cập địa chỉ: http://qcv.tainangviet.vn/binh-chon

 

DANH SÁCH 20 CÁ NHÂN VÒNG BÌNH CHỌN TRỰC TUYẾN (không xếp theo thứ tự thành tích):


Lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa
1. TS. Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1986), Giảng viên Khoa Toán - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. TS. Phạm Quốc Việt (sinh năm 1990), Giáo sư hợp đồng (contract professor), Đại học Quốc gia Busan, Hàn Quốc.
3. TS. Trần Phi Vũ (sinh năm 1986), Trợ lý nghiên cứu và giảng dạy Đại học New South Wales,  Canberra, Úc.
4. TS. Mai Thế Vũ (sinh năm 1990), Giáo sư trợ lý (Assistant Professor), Khoa Kỹ thuật Phương tiện di động không người lái, Trường Đại học Sejong, Hàn Quốc.
5. ThS. Lê Hoàng Quỳnh (sinh năm 1987), Giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Lĩnh vực Công nghệ y- dược
1. TS. Trương Thanh Tùng (sinh năm 1989), Trưởng nhóm nghiên cứu thuốc mới, Viện Nghiên cứu tiên tiến Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa.
2. TS.BS. Đào Việt Hằng (sinh năm 1987), Bác sĩ Trung tâm Nội soi can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
3. TS. Đỗ Phúc Huyền (sinh năm 1986), Phó Giám đốc Viện Kinh tế và Công nghệ y tế.
4. ThS. BS. Nguyễn Hải Nam (sinh năm 1988), Nghiên cứu sinh Khoa Y, Đại học Kyoto, Nhật Bản.

Lĩnh vực Công nghệ sinh học
1. TS. Ninh Thế Sơn (sinh năm 1988), Phó trưởng Phòng Hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. TS. Nguyễn Văn Thảo (sinh năm 1987), Nghiên cứu viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
3. TS. Lê Tuấn Anh (sinh năm 1986), Nghiên cứu sau Tiến sĩ, Viện Khoa học công nghệ Gwangju, Hàn Quốc.

Lĩnh vực Công nghệ môi trường
1. TS. Lê Văn Thuận (sinh năm 1986), Giám đốc Trung tâm Hóa học Tiên tiến, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Trường Đại học Duy Tân.
2. ThS. Hồ Xuân Vinh (sinh năm 1987), Phó Giám đốc Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
3. TS. Hồ Tuấn Long (sinh năm 1988), Nghiên cứu viên Đại học Ghent, Vương Quốc Bỉ.

Lĩnh vực Công nghệ Vật liệu mới
1. TS. Phạm Văn Trình (sinh năm 1986), Nghiên cứu viên chính, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. TS. Vũ Minh Cảnh (sinh năm 1992), Nghiên cứu sau Tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông Quốc gia, Hàn Quốc.
3. TS. Nguyễn Trọng Hiếu (sinh năm 1988), Nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp Trường Đại học Quốc gia Australia (ANU).
4. ThS. Phạm Thanh Tuấn Anh (sinh năm 1992), Nghiên cứu viên, Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
5. TS. Nguyễn Đăng Mão (sinh năm 1987), Phó giáo sư (Associate Professor) tại phòng thí nghiệm LIMBHA, Ecole Supérieure du Bois, Pháp.
 
ĐƠN VỊ THƯỜNG TRỰC GIẢI THƯỞNG

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×