Để người tài trở về

Thứ ba, 29/09/2015

Học xong có về nước hay không chắc hẳn là mối bận tâm của bản thân du học sinh của gia đình, và thông thường, quyết định đưa ra sau khi đã được cân nhắc với nhiều yếu tố...
Học xong có về nước hay không chắc hẳn là mối bận tâm của bản thân du học sinh của gia đình, và thông thường, quyết định đưa ra sau khi đã được cân nhắc với nhiều yếu tố. Ngoài những điều rất thực tế như thu nhập, đãi ngộ, ý thức lớn nhất đối với những du học sinh khi tính hướng đi trong tương lai vẫn là tìm được một môi trường tốt để nuôi dưỡng chuyên môn và phát triển sự nghiệp.

Khi cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2014 vừa kết thúc, vòng nguyệt quế được trao cho nhà vô địch thứ 14, người ta bắt đầu nhớ lại 13 nhà vô địch các mùa trước. Tất cả đều lên đường du học sau khi cuộc thi kết thúc để theo học các ngành khác nhau tại Australia. Cuối tháng 7-2014, Hoàng Thế Anh, học sinh THPT chuyên Bắc Giang, nhà vô địch năm thứ 13 cuộc thi cũng đã sang Australia, gia nhập cộng đồng Olympia tại ĐH Swinburne.

Trở lại với những người đã hoàn thành chương trình học tập, hầu hết những người đã hoàn thành chương trình học tập đều lựa chọn ở lại Australia để lập nghiệp, chỉ có duy nhất một người quay trở lại Việt Nam làm việc, đã tạo nên những tranh luận về quyết định ở hay về của các du học sinh cũng như suy ngẫm trong chính sách đãi ngộ đối với người giỏi, người tài của quốc gia.

 

Có người nói vui là chương trình có thể đổi tên thành “Đường dẫn tới Australia” và đây cũng là minh chứng sinh động cho hiện tượng đa số các trường hợp du học sinh sau quá trình ra nước ngoài học tập nếu tìm được môi trường có điều kiện thuận lợi đã không về nước.Những thành quả mà các nhà vô địch đạt được tại xứ người đã cho thấy chương trình đã làm được một việc hữu ích trong việc phát hiện nhân tài. Tuy nhiên, ở khía cạnh thu hút nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước, vấn đề đặt ra là: làm gì để thu hút và giữ chân người tài.

Không thể chỉ trích những quyết định ở lại nước ngoài làm việc của họ là thiếu tinh thần cống hiến cho Tổ quốc mà phải thừa nhận họ lựa chọn tiếp tục học tập và làm việc tại một nước phát triển là một lựa chọn hoàn toàn chính đáng của các bạn trẻ trong bối cảnh hiện nay.

Học xong có về nước hay không chắc hẳn là mối bận tâm của bản thân du học sinh của gia đình, và thông thường, quyết định đưa ra sau khi đã được cân nhắc với nhiều yếu tố. Ngoài những điều rất thực tế như thu nhập, đãi ngộ, ý thức lớn nhất đối với những du học sinh khi tính hướng đi trong tương lai vẫn là tìm được một môi trường tốt để nuôi dưỡng chuyên môn và phát triển sự nghiệp.

Trong khi chính sách, chiến lược, điều kiện trong nước chưa thực sự thu hút, đã khiến những tài năng thực sự không có cơ hội để phát huy. Kể cả những chương trình, chính sách thu hút người tài được tiến hành gần đây có thể nói đã là sự cố gắng nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra một cơ chế để người tài, người giỏi được coi trọng và có vị trí xứng đáng. Dường như vẫn vô cùng khó khăn để tạo lập được cơ chế cũng như môi trường để giữ chân người giỏi trong điều kiện hiện nay.

Trên thực tế, cũng không ít người đã lựa chọn trở về. PGS.TS Nguyễn Duy Cam, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết từ năm 2007, trường đã có chương trình Tiên tiến ngành Hóa để thu hút và bồi dưỡng những học sinh đoạt giải quốc gia. Đến nay, mặc dù dự án đã kết thúc nhưng trên thực tế khoa vẫn duy trì hình thức này và năm vừa rồi, có ba học sinh của khoa đã nhận học bổng toàn phần đi học tại các trường danh tiếng của Hoa Kỳ. Hằng năm, khoa Hóa của trường đều tìm đến các em có thành tích quốc gia, cung cấp thông tin về sự phát triển của ngành Hóa cho các em. Hiện tại, khoa có nhiều cán bộ sau một thời gian tu nghiệp ở nước ngoài đã về làm giảng viên.

Vậy việc cần làm vẫn là tạo dựng một môi trường tốt nhất để một cá nhân có thể phát huy hết khả năng. Đành rằng đất nước còn khó khăn, nguồn nhân lực trình độ cao rất cần thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những tài năng nếu chọn làm việc cho nước nhà là vô cùng đáng quý. Còn nếu không, họ cũng không đáng trách. Điều đáng lo sợ không phải là chúng ta không sở hữu được những tài năng, mà phải là không phát hiện ra tài năng, còn tài năng được cống hiến, hay tỏa sáng, dù ở bất kỳ nơi đâu đều đáng quý.

Ngô Phi Long, một người trẻ tuổi đang bước vào ngưỡng cửa nghiên cứu khoa học, người đã hai lần đoạt Huy chương vàng Olympic Vật lý Quốc tế, nhận Huân chương lao động hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng chính phủ lúc 19 tuổi đã tâm sự: Không còn là chuyện quá đặc biệt nữa khi rất nhiều người tìm được công việc làm ổn định ở nước ngoài và ở lại tiếp tục làm việc ở đó. 

Hải Linh (Theo Lê Hà - Báo Nhân dân điện tử)

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×