Đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp
Thứ tư, 16/09/2015
Đơn Dương có khoảng 30.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện, trong đó có trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất nông nghiệp, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 30%, tương đương với khoảng 9.000 hộ tham gia.
Đơn Dương có khoảng 30.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện, trong đó có trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất nông nghiệp, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 30%, tương đương với khoảng 9.000 hộ tham gia.
Điển hình trong việc đi đầu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất là gia đình hộ bà Ma Hồng sinh sống tại thôn Ka Đô mới 2 - xã Ka Đô, gia đình bà rất tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Bà chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất của gia đình mình.
Năm 2012, một mình bà tự khăn gói lên tỉnh Gia Lai để tham gia lớp tập huấn, học tập về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ bệnh đối với cây tiêu cao sản, gia đình bà đã tiên phong loại bỏ một số diện tích lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng 1000m2 cây tiêu. Đến nay cây tiêu sinh trưởng tốt, phát triển đều và bắt đầu cho thu hoạch.
Không dừng lại ở đó, năm 2014 được Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương tập huấn và hướng dẫn về kỹ thuật trồng cỏ, kỹ thuật chăm sóc bò sữa. Ban đầu, gia đình bà Ma Hồng đã mạnh dạn thế chấp sổ đỏ vay 600 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Chi nhánh huyện Đơn Dương để xây dựng chuồng trại, mua một số máy móc, dụng cụ, trồng 3.000 m2 cỏ và mua 6 con bò sữa, đến nay gia đình bà đã phát triển đàn lên 10 con bò sữa, trong đó có 6 con cho khai thác sữa, trung bình mỗi ngày gia đình bà khai thác 100 - 120 kg sữa, nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, bằng những kiến thức được tập huấn, bò sữa được cho ăn khẩu phần ăn hợp lý nên chất lượng sữa tốt, giá bán sữa của gia đình bà cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) luôn ở mức cao, thường xuyên trên 14.000đồng/kg. Sau khi trừ các chi phí, việc chăn nuôi bò sữa cho gia đình bà nguồn thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng.
Điển hình trong việc đi đầu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất là gia đình hộ bà Ma Hồng sinh sống tại thôn Ka Đô mới 2 - xã Ka Đô, gia đình bà rất tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Bà chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất của gia đình mình.
Năm 2012, một mình bà tự khăn gói lên tỉnh Gia Lai để tham gia lớp tập huấn, học tập về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ bệnh đối với cây tiêu cao sản, gia đình bà đã tiên phong loại bỏ một số diện tích lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng 1000m2 cây tiêu. Đến nay cây tiêu sinh trưởng tốt, phát triển đều và bắt đầu cho thu hoạch.
Không dừng lại ở đó, năm 2014 được Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương tập huấn và hướng dẫn về kỹ thuật trồng cỏ, kỹ thuật chăm sóc bò sữa. Ban đầu, gia đình bà Ma Hồng đã mạnh dạn thế chấp sổ đỏ vay 600 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Chi nhánh huyện Đơn Dương để xây dựng chuồng trại, mua một số máy móc, dụng cụ, trồng 3.000 m2 cỏ và mua 6 con bò sữa, đến nay gia đình bà đã phát triển đàn lên 10 con bò sữa, trong đó có 6 con cho khai thác sữa, trung bình mỗi ngày gia đình bà khai thác 100 - 120 kg sữa, nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, bằng những kiến thức được tập huấn, bò sữa được cho ăn khẩu phần ăn hợp lý nên chất lượng sữa tốt, giá bán sữa của gia đình bà cho Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) luôn ở mức cao, thường xuyên trên 14.000đồng/kg. Sau khi trừ các chi phí, việc chăn nuôi bò sữa cho gia đình bà nguồn thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng.
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận