Giải pháp nâng cao giáo dục toàn diện cho sinh viên hội nhập AEC

Thứ sáu, 27/10/2017

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015. Sự kiện này đã đem đến cơ hội phát triển, hội nhập rộng mở cho cả nước nói chung và sinh viên nói riêng. Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, sinh viên Việt Nam cần trang bị những gì để không chỉ hòa nhập, mà còn thâm nhập được thị trường lao động AEC.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015. Sự kiện này đã đem đến cơ hội phát triển, hội nhập rộng mở cho cả nước nói chung và sinh viên nói riêng. Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, sinh viên Việt Nam cần trang bị những gì để không chỉ hòa nhập, mà còn thâm nhập được thị trường lao động AEC.



Sinh viên Viêt Nam hiện nay có nhiều ưu điểm  lớn về mọi yếu tố, từ con người tri thức đến tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo. Để phát huy được thế mạnh của các bạn, sau đây xin đè xuất một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục toàn diện cho sinh viên trước bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN:

Một là, đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý. Tăng cường các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV trong khuôn khổ Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV” của ngành giáo dục; Cải tiến công tác giáo dục toàn diện cho sinh viên, chuyển từ việc giáo dục sang tự giáo dục. Đổi mới việc tổ chức thực hiện nguyên lý giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội; Phát triển đội ngũ tham gia công tác HSSV tại các cơ sở đào tạo mang tính chuyên nghiệp, đảm bảo về trình độ lý luận; Điều chỉnh, bổ sung Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV chú trọng công tác giáo dục phẩm chất đạo đức, hoạt động tình nguyện.

Hai là, Các cơ sở đào tạo cụ thể hóa mục tiêu giáo dục sinh viên hướng đến AEC thông qua Chương trình hành động; Lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo các tổ chức Đoàn thể, cán bộ phụ trách công tác SV nhận thức công tác giáo dục toàn diện sinh viên hướng đến AEC là trách nhiệm, nghĩa vụ trước bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; Xây dựng nhiều kênh thông tin giúp sinh viên nhận thức đầy đủ về AEC, những cơ hội và thách thức để từ đó có thể hội nhập tốt hơn với một thị trường lao động mở.

Ba là,  nâng cao kỹ năng hội nhập cho sinh viên. Khẳng định học ngoại ngữ là điều kiện, cơ hội lập thân lập nghiệp trong xã hội thông tin, thời đại toàn cầu hóa; Thông qua các hoạt động Văn - Thể - Mỹ, sinh hoạt giao lưu với sinh viên trong và ngoài nước con đường tự chiếm lĩnh, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng mềm hiệu quả nhất. Tích cực tham gia các diễn đàn, tọa đàm với các học giả, giảng viên nước ngoài sẽ giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn, ươm mầm khát vọng, bồi dưỡng ý thức dấn thân vì tương lai đất nước. 

Bốn là, đa dạng hóa các loại hình hoạt động, đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho sinh viên, như: tọa đàm, diễn đàn, giao lưu, nói truyện truyền thống, tham quan…; Xây dựng thiết chế văn hóa, tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh; Phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp để thực hiện xã hội hoá hoạt động đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, yêu cầu thị trường lao động thời kỳ hội nhập. 

Năm là, xây dựng cơ chế giáo dục toàn diện cho sinh viên phù hợp bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên sự sáng tạo và lòng ham mê học tập, rèn luyện trong sinh viên. Quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần, vinh danh, khen thưởng các tấm gương xuất sắc, tiêu biểu, sinh viên nghèo vượt khó; Phát huy các chính sách hỗ trợ sinh viên, đặc biệt chính sách tín dụng, đồng thời quan tâm đầu tư kinh phí để sinh viên tiếp cận tham gia các hoạt động với tư cách là công dân trong cộng đng khu vực và thế giới.

Sáu là, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trẻ tài năng quốc gia

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng trẻ ở nước ta đạt được kết quả cao hơn, trong những năm sắp tới, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Tạo cơ chế chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ đều nỗ lực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.

Phát triển mô hình “Vườn ươm tri thức” để tài năng trẻ được giao lưu, học hỏi và nuôi ý tưởng, hoài bão lớn.

Xây dựng hệ thống chính sách tài năng trẻ, tạo khung pháp lý để đưa công tác quản lý nhà nước về vấn đề này ngày càng hiệu quả.

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo cũng như các chế độ, chính sách đối với tài năng trẻ. Có chính sách thu hút, đãi ngộ thích đáng đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết tham gia đào tạo, bồi dưỡng các lớp tài năng; Tập trung xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế…
Trương Tấn Đạt
(Đại học Đồng Tháp, Đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2015)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×