Hiệu quả từ mô hình thanh niên

Thứ sáu, 26/11/2021

Tỉnh đoàn Điện Biên luôn xác định đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong lập nghiệp, khởi nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, với mục tiêu sản xuất phân hữu cơ có chất lượng tốt bón cho cây trồng và nhằm hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do bã thải của các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng; đồng thời hỗ trợ thanh niên hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
Tỉnh đoàn Điện Biên luôn xác định đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong lập nghiệp, khởi nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, với mục tiêu sản xuất phân hữu cơ có chất lượng tốt bón cho cây trồng và nhằm hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do bã thải của các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng; đồng thời hỗ trợ thanh niên hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

Thời gian qua, được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ trong việc triển khai thực hiện mô hình ứng dụng khoa học công nghệ “Ủ bã dong riềng làm phân vi sinh”. Mô hình được triển khai tại Bản Xôm, xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên phủ, tỉnh Điện Biên với diện tích 1.500m3, 40 khối phân hữu cơ đã được ủ với tổng kinh phí đầu tư thực hiện hơn 100 triệu đồng.



Ngoài bã dong riềng, thanh niên còn sử dụng thêm cả rơm và phân chuồng để làm nguyên liệu nhằm tạo ra chất lượng phân vi sinh tốt nhất.
 
Tận dụng chất thải, rác thải từ sinh hoạt và sản xuất để chế biến thành phân bón hữu cơ là một trong những giải pháp góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Với những hữu ích đó, đầu năm 2021 thanh niên Lò Văn Nước, bản Xôm, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ bắt tay vào thí điểm mô hình ủ phân hữu cơ từ chất thải trong sản xuất, nhất là chất thải từ bã dong riềng bước đầu đem lại hiệu quả trong thực tế.

Mô hình được thực hiện bởi những trăn trở của thanh niên Lò Văn Nước trước thực trạng ô nhiễm môi trường từ bã dong riềng tồn tại nhiều năm qua ở Nà Tấu. Nhìn các xưởng chế biến có bã dong riềng thải ra rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh, thanh niên Lò Văn Nước bắt tay thu gom bã dong riềng, rơm rạ, phân chuồng kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học (EM) để ủ 40 khối phân hữu cơ từ đầu tháng 1/2021. Sau khi phân mục hoàn toàn, gia đình thanh niên Nước và bà con nông dân trong bản đã sử dụng bón cho rau, lúa, bước đầu mang lại hiệu quả, phù hợp với thực tế của địa phương.


Đoàn viên thanh niên tham gia tơi phân, đảo phân.
 
Theo anh Lò Văn Nước, khi thực hiện ủ phân, ngoài bã dong riềng, anh còn sử dụng thêm cả rơm và phân chuồng để làm nguyên liệu nhằm tạo ra chất lượng phân vi sinh tốt nhất có thể. Việc tận dụng các nguyên liệu này đều góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường từ chất thải trong sản xuất và chăn nuôi, đảm bảo mỹ quan nông thôn. Trong quá trình thí điểm ủ phân, thanh niên Nước áp dụng các công thức khác nhau để rút ra phương pháp tối ưu khi nhân rộng mô hình.

Sau thời gian thực hiện, mô hình bước đầu đã đem đến hiệu quả kinh tế cho các hộ thanh niên tham gia mô hình, đã thử nghiệm sử dụng phân hữu cơ này để bón bổ sung cho 1000m2 các cây trồng và bán sản phẩm phân hữu cơ ra thị trường với giá khởi điểm ban đầu là 5.000 đồng/kg. Hàng năm tạo công ăn việc làm ổn định cho từ 02 - 05 đoàn viên, thanh niên, với thu nhập được tạo ra từ mô hình này là: trung bình 3.000.000đ/người/tháng. Tạo thu nhập vụ mùa cho từ 10 - 15 người với thu nhập trung bình 3.000.000đ/người/tháng.

Mô hình ủ phân của thanh niên Lò Văn Nước không chỉ góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường từ chất thải trong sản xuất, mà còn tạo ra loại phân hữu cơ, thân thiện với môi trường. Khi sử dụng phân hữu cơ từ mô hình ủ phân bằng chất thải nông nghiệp, thay cho sử dụng phân bón hóa học sẽ tránh được những tác hại nhất định đối với môi trường và sức khỏe con người. Do đó, mô hình ủ phân hữu cơ của thanh niên Nước đem lại nhiều giá trị thiết thực cho người dân nông thôn.

Để thử nghiệm mức độ phù hợp với các loại cây trồng trên địa bàn xã Nà Tấu trước khi đưa bán ra thị trường, được biết vụ ngô Đông Xuân 2021 này, xã Nà Tấu sẽ sử dụng dòng phân hữu cơ của thanh niên Lò Văn Nước bón cho ngô sinh khối (ngô làm thức ăn cho gia súc), nếu phù hợp sẽ cho nhân rộng mô hình và cho xuất bán ra thị trường…

Mô hình ủ phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp của thanh niên Lò Văn Nước cũng đã góp phần đẩy mạnh phong trào thu gom, tái chế chất thải, rác thải thành những sản phẩm hữu dụng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất ở Điện Biên nói chung, thực trạng ô nhiễm bã dong riềng tại Nà Tấu nói riêng./.
             Tỉnh đoàn Điện Biên

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×