Học sinh chế tạo sản phẩm thông minh, hữu dụng

Thứ tư, 30/01/2019

Máy vệ sinh giày dép tự động, Đồ chơi được làm từ giấy, Ba lô đến trường, Robot dò mìn, Phần mềm chấm bài thi trắc nghiệm tự động, Hệ thống hút sâu rầy tự động,…., đây là những sáng chế hữu dụng, thông minh của các bạn trẻ đang ở độ tuổi học trò. Đằng sau những thành quả đó là những sự cố gắng không ngừng trong học tập, tìm tòi và sáng tạo của các em, và các sản phẩm của những học sinh này đã cho thấy những điều đó.
Máy vệ sinh giày dép tự động, Đồ chơi được làm từ giấy, Ba lô đến trường, Robot dò mìn, Phần mềm chấm bài thi trắc nghiệm tự động, Hệ thống hút sâu rầy tự động,…., đây là những sáng chế hữu dụng, thông minh của các bạn trẻ đang ở độ tuổi học trò. Đằng sau những thành quả đó là những sự cố gắng không ngừng trong học tập, tìm tòi và sáng tạo của các em, và các sản phẩm của những học sinh này đã cho thấy những điều đó.
 
 

1. Phần mềm chấm bài thi trắc nghiệm tự động



 
Hệ thống chấm bài thi trắc nghiệm là ý tưởng của Đỗ Hồng Quân và Lê Thị Thu Trang, học sinh trường THPT Hoa Lư A, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Nhóm tác giả cho biết, những năm gần đây, ở các trường phổ thông việc thi trắc nghiệm đã diễn ra thường xuyên, liên tục với số lượng đề thi nhiều, với nhiền bộ môn, việc chấm bài của giáo viên sau mỗi đợt thi và kiểm tra vất vả hơn. Vì thế, Quân và Trang đã thiết kế ra "Hệ thống chấm bài trắc nghiệm".

Hệ thống sử dụng ngôn ngữ lập trình C++, C# với thuật toán điều khiển và xử lý số liệu thông minh để xây dựng các modul chương trình xử lý bài thi trắc nghiệm một cách chính xác và nhanh chóng. Hệ thống gồm có các bo mạch điều khiển, máy quét và chương trình điều khiển, phân tích bài thi.

Hệ thống quét bài thi và lưu dưới dạng phần mềm ảnh, sau đó phần mềm phân tích ảnh sẽ xử lý để chuyển dữ liệu bài làm sang phần mềm Excel, cuối cùng so sánh bài làm và mã đề để ghép điểm và đưa ra kết quả. Hệ thống Chấm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng giấy A4, chấm được nhiều mã đề. Hệ thống này hoạt động ổn định, chính xác, tiện sử dụng cho các trường học và cá nhân, giảm thiểu thời gian, công sức của thầy cô giáo.
 

2. Ba lô đến trường



 
Ba lô đến trường được làm từ khoen lon nước ngọt là ý tưởng của Vũ Ngọc Gia Bảo, học sinh trường tiểu học Thủ Khoa Huân, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Tác giả cho biết, khi mở lon nước ngọt, chúng ta đều tiện tay vứt đi những khoen lon vì nghĩ rằng chúng chẳng có tác dụng gì. Tuy nhiên khi Gia Bảo sử dụng những khoen lon, dây len màu hồng được xâu thành dải và ghép lại với nhau sẽ tạo ra những chiếc túi, balo độc đáo.

Theo đó, balo được tạo thành nhờ hơn 3.500 kheon lon thu thập kết hợp với dây len… Ba lô có ngăn chính ở giữa dùng dây khóa kéo dai đầu, đóng mở thuận tiện khi được kèm theo nơ bướm dùng để đựng sách, dụng cụ học tập.

Ngăn phụ phía dưới trước có hình rẻ quạt, dây khóa kéo một bên, đựng các dụng cụ nhỏ hay lấy ra như chìa khóa xe, thẻ xe… Ngăn phụ hai bên hông dùng đựng chai nước có dung tích dưới 500 ml. Có hai quai đeo sau và 1 quai xách phía trên thuận tiện cho việc mang đi.

Ưu điểm của balo từ khoen lon này chính là thân thiện môi trường, độc đáo, cá tính, tiện dụng và độ bền cao hơn so với những loại balo truyền thống. Đặc biệt, balo là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sự sáng tạo của con người trong việc biến những thứ tưởng chừng như vô dụng bỏ đi thành những vật dụng hữu ích trong cuộc sống.
 

3. Học sinh Quảng Ninh chế tạo thành công robot dò mìn


Hai nam sinh Nguyễn Đức Thành, lớp 12A5 và Lê Phong Vũ, lớp 11A6, Trường THPT Uông Bí, Quảng Ninh đã chế tạo thành công một robot dò mìn với nhiều công nghệ hiện đại có thể làm nhiệm vụ quốc phòng.


Hai nam sinh chế tạo thành công robot dò mìn. Ảnh: Báo Thanh niên
 
Em Nguyễn Đức Thành cho biết: Thiết bị thực chất là một xe bánh xích mini có khả năng đi trên mọi địa hình. Robot có gắn định vị (GPS) được kết nối và điều khiển bằng điện thoại thông minh qua hệ thống bluetooth. Từ đó, người dùng chỉ cần chạm vào đâu trên bản đồ Google Maps là thiết bị tự đi đến đó. Thậm chí có thể điều khiển bằng cả giọng nói.

Cũng theo Thành, robot này khá nhỏ gọn, chỉ khoảng 2 kg, chạy bằng pin, hoạt động trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Khi phát hiện được bom mìn, hệ thống cảnh báo sẽ hiển thị bằng chữ hoặc bằng giọng nói về điện thoại. Đáng chú ý, trên robot được gắn một camera có khả năng xoay 180 độ nhằm thu lại toàn bộ hình ảnh xung quanh trong quá trình di chuyển. Camera này có cả hồng ngoại để di chuyển vào đêm tối.

Để phát hiện bom mìn, ở đầu chiếc xe có gắn một đầu dò từ trường. Khi đầu dò đến gần vị trí bom mìn, chiếc xe sẽ dừng lại gần một phút để thu thập dữ liệu là các xung điện từ. Bộ phận thu nhận của máy dò xử lý phản ứng này và chuyển nó thành tín hiệu, âm thanh rồi báo về điện thoại.

Để sáng chế robot, Thành và Vũ đã phải tìm kiếm những vật liệu tại các chợ trung tâm ở địa phương. Một số thiết bị công nghệ đắt tiền khác, các em nhờ người thân đặt mua từ nước ngoài.
Chưa hài lòng với robot của mình, Thành và Vũ cho biết đang cải tiến thiết bị này bằng hệ thống cảm biến va đập, camera lùi và khả năng chống lật ở địa hình khó./.
 

4. Máy Vệ sinh giày dép tự động


 
Máy vệ sinh bụi đất trên giày dép và rửa tay tự động là ý tưởng thuộc về nhóm Vũ Quốc Bảo, Nguyễn Đức Minh, Lâm Khánh Chi, Nguyễn Bùi Thảo Lam, học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Đống Đa, Hà Nội và Trần Đỗ Quân, trường THCS Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội.

Máy được thiết kế gồm hai hệ thống chính là hệ thống rửa đế giày dép tự động và hệ thống rửa tay tự động.

Hệ thống rửa đế giày dép tự động có hệ thống cảm biến phát hiện người đi vào khu vực rửa đế giày. Hệ thống sẽ cho phép máy rửa đế giày hoạt động. Ngoài ra, trong hệ thống còn có khu vực chờ để người sử dụng đi lên và chuẩn bị cho các thao tác vệ sinh tiếp theo, khu vực rửa đế giày gồm sàn nâng đỡ người, hai lô chổi quét đế giày, bồn chứa nước vệ sinh đế giày, khu vực thảm lau khô giày để sau khi qua khu vực rửa đế giày, giày sẽ được lau khô, đảm bảo vệ sinh khi vào xưởng.

Hệ thống rửa tay tự động gồm có máy xịt xà phòng tự động (tự động xịt xà phòng khi người đưa tay trước vòi phun xà phòng); máy xả nước tự động, cảm biến tự động với chuyển động của tay người, khi người đưa tay ra nước sẽ được xả tự động và tắt tự động khi không rửa nữa, máy sấy khô tay đảm bảo cho việc khô ráo của tay người sau khi rửa.

Theo nhóm tác giả, máy này có thể đặt trước các thang cuốn, thang máy, khu nhà vệ sinh, trước cửa khách  sạn, bệnh viện, văn phòng… giúp giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt là các khu vực yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt…
 

5. Sáng tạo đồ chơi từ giấy



 
Sáng tạo đồ chơi từ giấy là ý tưởng của Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Thị Anh Thư, học sinh trường tiểu học Long Hưng, Tân Châu, An Giang.

Nhóm tác giả cho biết rác là nguồn tài nguyên quý giá có thể tận dụng được. Chính vì thế, bộ đôi Thành Đạt và Anh Thư quyết định tận dụng giấy báo cũ kết hợp với các đồ thải bỏ khác trong cuộc sống để làm ra các món đồ chơi, đồ trang trí như mô tô, xe hơi, xe bus, robot… Nguyên vật liệu chính để tạo ra các món đồ chơi này là giấy cát tông, bao bì giấy, moto mini, keo, màu…

Ví dụ, để tạo ra mô hình ôtô đồ chơi, bộ đôi dùng giấy cát tông cứng làm sườn xe, cắt theo bản vẽ (cắt hai mặt tạo độ nổi) sau đó, dùng 1 giấy dày 5cm kết nối 2 sườn xe lại. Bước tiếp theo là làm bánh xe: Dùng compa vẽ các vòng tròn, cắt nhiều vòng tròn bằng cỡ và dán chúng chồng lên nhau để tạo độ dày cho bánh xe, dùng dây kẽm cứng xuyên qua tâm bánh xe. Bước tiếp theo là thiết kế động cơ, bộ đôi dùng mô tơ mini dán vào lòng sườn xe, sao cho trục mô tơ được mắc vào bánh xe sau; gắn pin vào trục mô tơ xoay thì bánh xe cũng sẽ xoay, để lộ công tắc ra bên ngoài sườn xe.

Bộ đôi tác giả cho biết, sản phẩm đồ chơi từ giấy có nhiều ưu điểm. Thứ nhất tạo ra những món đồ chơi không phải mất tiền mua; tận dụng thùng giấy, hộp giấy, giấy báo cũ và các đồ thải bỏ khác, tránh gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường…
 

6. Giấy từ cây chuối và cây dướng



 
Giấy từ cây chuối và cây dướng làm bằng phương pháp thủ công là ý tưởng của Trần Thu Giang và Đặng Thanh Huyền, trường THPT Số 1 Bảo Thắng, Lào Cai.

 Cây chuối lấy phần lá, rửa sạch, cắt khúc, tước nhỏ, phần thân và củ chuối thái mỏng, đun trong 5h, sau khi đun để nguội 1h rồi giã nát cho đến khi được bột mịn cây dướng rửa sạch, đem đun từ 6-8h để nguội, bóc lớp vỏ đen bên ngoài, lấy lớp vỏ trắng nhất bên trong rồi đem giã nhỏ cho đến khi thu được bột mịn.

50% thân chuối+50% dướng, 75% lá chuối+25 dướng sau đó trộn với nhau và hòa loãng với nước sạch cùng khoảng 0,01g bột mịn. Bước tiếp theo là đổ sạch nước ngập ¾ hoặc ngang miệng thùng xốp, đặt khuôn xeo lên trên mặt nước, đổ hỗn hợp nguyên liệu vừa trộn khuôn xeo dùng tay vỗ dần đều nguyên liệu. Bước tiếp theo nữa là xeo giấy bằng khuôn xeo.

Sau khi xeo đem ép bằng bàn ép. Bàn ép cấu tạo theo phương pháp đòn bẩy để tăng lực ép. Giấy được ép trong 5h. Giấy sau khi ép kiệt nước đem phơi cho khô hẳn.

Giấy làm từ cây chuối và cây dương bằng phương pháp thủ công được dùng để làm tranh, làm bưu thiếp, túi, đèn lồng… Sản phẩm có giá thành rẻ, đặc biệt có khả năng tự phân hủy, tránh việc sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường.
 
 

7. Hệ thống hút sâu rầy tự động



 
Hệ thống thu hút sâu rầy tự động dùng năng lượng Mặt Trời có tích hợp cảm biến nồng độ mặn là ý tưởng của Trần Minh Quốc, Trương Trọng Nghĩa, học sinh trường PTDTNT Him Lam, Châu Thành A, Hậu Giang.

Hệ thống gồm phần khung (4 thanh inox để làm trụ đỡ, 1 vòng tròn để làm khung bên ngoài và 4 vòng đai ống 90 mm để kết nối phao nổi với phần khung), bộ phận điều khiển và lưu trữ điện năng (gồm 1 mạch điều khiển sạc, 1 cảm biến ánh sáng, 1 cảm biến phát hiện kim loại và pin 12 V được tích hợp vào một hộp nhựa đặt phía dưới tấm pin năng lượng mặt trời).

Ngoài ra, hệ thống còn gồm các lồng đèn LED màu thu hút côn trùng (sử dụng hộp nhựa tròn loại 1,5 lít trong suốt có nắm màu trắng cho phù hợp với các LED màu)… Đặc biệt, hệ thống còn có các cảm biến mặn.

Cách vận hành rất đơn giản: Bật công tắc cho thiết bị hoạt động, bật công tắc loa cảnh báo nồng độ mặn, nồng độ ánh sáng để kiểm tra sau đó di chuyển đến nơi thích hợp để thu hút rầy và đo nồng độ mặn trong nước.

Nhóm tác giả cho biết, hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động không cần đến sự tham gia của con người. Hệ thống sẽ giúp làm giảm côn trùng gây hại, giảm bớt lượng thuốc sâu cần dùng, cân bằng hệ sinh thái; đồng thời còn phục vụ cho công tác kiểm tra đồng ruộng cho người nông dân.
 
Đông Trần tổng hợp (nguồn: Khoahoc&Doisong/Chinhphu.vn)
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×