Giải thưởng - Hội thi
Hướng dẫn chuyên môn bảng D1 Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2024
Thứ năm, 02/05/2024
Ngày 23/4 vừa qua, được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ thông báo về Chủ đề và hình thức thi của bảng thi D1 (Thi sản phẩm phần mềm sáng tạo dành cho học sinh tiểu học).
Do năm nay bảng D1 là bảng thi mới, nội dung tập trung vào bài thi sáng tạo phần mềm dành cho học sinh tiểu học với ngôn ngữ Scratch. Ban Tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn cho thí sinh dự thi bảng D1, cụ thể như sau:
1. Buổi hướng dẫn chuyên môn:
- Trực tuyến trên nền tảng MS Teams vào 08h30, ngày 04 tháng 5 năm 2024 (thứ Bảy). Quét mã QR theo ảnh trên hoặc theo đường link TẠI ĐÂY.
- Thành phần tham gia: Đại diện các tỉnh, thành Đoàn tham gia Vòng Khu vực Hội thi. Các thí sinh, thầy cô hướng dẫn, tư vấn chuyên môn.
(Thí sinh tự do đăng ký Vòng Sơ khảo được bố trí thêm buổi riêng vào đầu tháng 6/2024).
2. Duy trì các hoạt động giải đáp, tư vấn và hỗ trợ:
- Ban Tổ chức ghi hình buổi hướng dẫn và biên tập các câu hỏi chính để làm tư liệu cho các đơn vị tham khảo.
- Sau buổi hướng dẫn, Ban Tổ chức lập nhóm trên nền tảng Zalo gồm đại diện BTC, đại diện Ban Giám khảo, đại diện các tỉnh, thành phố, các thí sinh, thầy cô hướng dẫn để kịp thời giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai dự án thi.
* THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐỀ BẢNG THI D1
1. Chủ đề: HỖ TRỢ VUI HỌC TIẾNG VIỆT
2. Giới thiệu chung
Trong tiến trình hội nhập của Việt Nam vào thế giới, không những người Việt có nhu cầu rất cao học ngoại ngữ, mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới cũng có nhu cầu học, biết tiếng Việt. Với vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, vai trò và ý nghĩa của tiếng Việt cũng ngày càng lớn. Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ký quyết định lấy ngày 8 tháng 9 hàng năm là Ngày tôn vinh tiếng Việt và gần đây Chính phủ Việt Nam cũng phát động cuộc thi tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài.
Nhu cầu học tập, tìm hiểu tiếng Việt ngày càng lớn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Với chủ đề “Hỗ trợ vui học tiếng Việt”, yêu cầu các bạn nhỏ sáng tạo ra các sản phẩm phần mềm có tính năng hỗ trợ học tiếng Việt vui vẻ, gần gũi. Phần mềm có thể dành cho đa dạng đối tượng có nhu cầu học và sử dụng tiếng Việt.
3. Yêu cầu về nội dung sản phẩm
- Nội dung phải phù hợp với chủ đề chính là “Hỗ trợ vui học tiếng việt”.
- Khuyến khích thí sinh sử dụng ngôn ngữ Scratch để thực hiện các sản phẩm phần mềm.
- Có thể cần tìm các bộ dữ liệu liên quan đến tiếng Việt để làm nguồn cho việc phát sinh các bài học hoặc trò chơi liên quan đến việc học tiếng Việt cho học sinh Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Ví dụ một số dạng bộ dữ liệu có thể tìm kiếm và thu thập. Chú ý: Người tham gia có thể tạo thêm nhiều bộ dữ liệu khác ngoài các danh sách này.
+ Bộ dữ liệu chữ cái tiếng Việt.
+ Bộ dữ liệu các âm vần tiếng Việt.
+ Bộ dữ liệu các tính từ chỉ màu sắc, thái độ,
+ Bộ dữ liệu một số thành ngữ tiếng Việt liên quan đến một chủ đề nào đó, ví dụ thời tiết, gia đình.
+ Bộ dữ liệu các danh từ tiếng Việt, đi kèm hình ảnh mô tả tương ứng, ví dụ các từ chỉ đồ vật, chỉ các con vật, cây cối, ...
- Dựa trên bộ dữ liệu trên thiết lập phần mềm học tập hoặc trò chơi tương ứng. Chương trình, phần mềm có thể có:
(1) Các bài học. Cho phép cả các bài học đơn giản như tập gõ bàn phím tiếng Việt, tập phát âm tiếng Việt.
(2) Các bài kiểm tra kiến thức, có thể dạng trắc nghiệm hoặc dạng hỏi đáp thông qua hội thoại.
(3) Một số trò chơi vui với tiếng Việt kèm theo.
(4) Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm:
+ Tính sáng tạo. Phần mềm cần có các tính năng, tính chất khác biệt, có ý nghĩa, thể hiện tính sáng tạo, độc lập của người viết ra sản phẩn phần mềm.
+ Tính hữu ích, hiệu quả của nội dung. Phần mềm cần có đủ các tính năng phục vụ mục đích chính của sản phẩm với người sử dụng, thể hiện bởi tính đa dạng, phong phú của nội dung.
+ Tính thẩm mĩ, đẹp của giao diện, phù hợp lứa tuổi của người sử dụng.
+ Tính hoàn thiện của sản phẩm.
+ Các yêu cầu bắt buộc của sản phẩm.
Sản phẩm cần nộp với đầy đủ dữ liệu và mã nguồn cho phép tải, chạy được trên máy tính cá nhân hoặc link để chạy online.
4. Hình thức thi
- Vòng Sơ khảo: Thi theo hình thức trực tuyến. Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ có thông báo chi tiết dựa trên số lượng thí sinh và sản phẩm dự thi đăng ký.
- Vòng Khu vực và Chung kết: Thi trực tiếp theo các phòng thi (tương tự bảng A, B, C1, C2). Thí sinh được mang mã nguồn vào trong phòng thi và làm bài theo yêu cầu của Hội đồng giám khảo.
1. Buổi hướng dẫn chuyên môn:
- Trực tuyến trên nền tảng MS Teams vào 08h30, ngày 04 tháng 5 năm 2024 (thứ Bảy). Quét mã QR theo ảnh trên hoặc theo đường link TẠI ĐÂY.
- Thành phần tham gia: Đại diện các tỉnh, thành Đoàn tham gia Vòng Khu vực Hội thi. Các thí sinh, thầy cô hướng dẫn, tư vấn chuyên môn.
(Thí sinh tự do đăng ký Vòng Sơ khảo được bố trí thêm buổi riêng vào đầu tháng 6/2024).
2. Duy trì các hoạt động giải đáp, tư vấn và hỗ trợ:
- Ban Tổ chức ghi hình buổi hướng dẫn và biên tập các câu hỏi chính để làm tư liệu cho các đơn vị tham khảo.
- Sau buổi hướng dẫn, Ban Tổ chức lập nhóm trên nền tảng Zalo gồm đại diện BTC, đại diện Ban Giám khảo, đại diện các tỉnh, thành phố, các thí sinh, thầy cô hướng dẫn để kịp thời giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai dự án thi.
* THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐỀ BẢNG THI D1
1. Chủ đề: HỖ TRỢ VUI HỌC TIẾNG VIỆT
2. Giới thiệu chung
Trong tiến trình hội nhập của Việt Nam vào thế giới, không những người Việt có nhu cầu rất cao học ngoại ngữ, mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới cũng có nhu cầu học, biết tiếng Việt. Với vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, vai trò và ý nghĩa của tiếng Việt cũng ngày càng lớn. Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ký quyết định lấy ngày 8 tháng 9 hàng năm là Ngày tôn vinh tiếng Việt và gần đây Chính phủ Việt Nam cũng phát động cuộc thi tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài.
Nhu cầu học tập, tìm hiểu tiếng Việt ngày càng lớn tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Với chủ đề “Hỗ trợ vui học tiếng Việt”, yêu cầu các bạn nhỏ sáng tạo ra các sản phẩm phần mềm có tính năng hỗ trợ học tiếng Việt vui vẻ, gần gũi. Phần mềm có thể dành cho đa dạng đối tượng có nhu cầu học và sử dụng tiếng Việt.
3. Yêu cầu về nội dung sản phẩm
- Nội dung phải phù hợp với chủ đề chính là “Hỗ trợ vui học tiếng việt”.
- Khuyến khích thí sinh sử dụng ngôn ngữ Scratch để thực hiện các sản phẩm phần mềm.
- Có thể cần tìm các bộ dữ liệu liên quan đến tiếng Việt để làm nguồn cho việc phát sinh các bài học hoặc trò chơi liên quan đến việc học tiếng Việt cho học sinh Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Ví dụ một số dạng bộ dữ liệu có thể tìm kiếm và thu thập. Chú ý: Người tham gia có thể tạo thêm nhiều bộ dữ liệu khác ngoài các danh sách này.
+ Bộ dữ liệu chữ cái tiếng Việt.
+ Bộ dữ liệu các âm vần tiếng Việt.
+ Bộ dữ liệu các tính từ chỉ màu sắc, thái độ,
+ Bộ dữ liệu một số thành ngữ tiếng Việt liên quan đến một chủ đề nào đó, ví dụ thời tiết, gia đình.
+ Bộ dữ liệu các danh từ tiếng Việt, đi kèm hình ảnh mô tả tương ứng, ví dụ các từ chỉ đồ vật, chỉ các con vật, cây cối, ...
- Dựa trên bộ dữ liệu trên thiết lập phần mềm học tập hoặc trò chơi tương ứng. Chương trình, phần mềm có thể có:
(1) Các bài học. Cho phép cả các bài học đơn giản như tập gõ bàn phím tiếng Việt, tập phát âm tiếng Việt.
(2) Các bài kiểm tra kiến thức, có thể dạng trắc nghiệm hoặc dạng hỏi đáp thông qua hội thoại.
(3) Một số trò chơi vui với tiếng Việt kèm theo.
(4) Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm:
+ Tính sáng tạo. Phần mềm cần có các tính năng, tính chất khác biệt, có ý nghĩa, thể hiện tính sáng tạo, độc lập của người viết ra sản phẩn phần mềm.
+ Tính hữu ích, hiệu quả của nội dung. Phần mềm cần có đủ các tính năng phục vụ mục đích chính của sản phẩm với người sử dụng, thể hiện bởi tính đa dạng, phong phú của nội dung.
+ Tính thẩm mĩ, đẹp của giao diện, phù hợp lứa tuổi của người sử dụng.
+ Tính hoàn thiện của sản phẩm.
+ Các yêu cầu bắt buộc của sản phẩm.
Sản phẩm cần nộp với đầy đủ dữ liệu và mã nguồn cho phép tải, chạy được trên máy tính cá nhân hoặc link để chạy online.
4. Hình thức thi
- Vòng Sơ khảo: Thi theo hình thức trực tuyến. Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ có thông báo chi tiết dựa trên số lượng thí sinh và sản phẩm dự thi đăng ký.
- Vòng Khu vực và Chung kết: Thi trực tiếp theo các phòng thi (tương tự bảng A, B, C1, C2). Thí sinh được mang mã nguồn vào trong phòng thi và làm bài theo yêu cầu của Hội đồng giám khảo.
Ban Tổ chức
Bài viết cùng chuyên mục
- Đà Nẵng: Thúc đẩy phong trào tin học thành phố phát triển
- TỪ GIẢI NHẤT TIN HỌC TRẺ ĐẾN HUY CHƯƠNG VÀNG IOI
- Lâm Đồng đứng thứ 3 toàn đoàn Hội thi Tin học trẻ toàn quốc năm 2024
- Nam sinh Hà Tĩnh chinh phục giải nhất Tin học trẻ toàn quốc
- Trao 12 giải Nhất Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 30, năm 2024
- Lễ Kỷ niệm 30 năm Hội thi Tin học trẻ toàn quốc và Tổng kết, trao giải thưởng Hội thi lần...
- 181 thí sinh tranh tài tại Hội thi Tin học trẻ lần thứ XXX, năm 2024
- Lịch thi đấu bảng C1
- Sổ tay đại biểu tham gia Vòng Chung kết Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXX, năm 2024
- Một cuộc phỏng vấn
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận