Kết hôn trước tuổi 30 – Hạnh phúc không được tạo nên từ sự may rủi.

Thứ năm, 14/05/2020

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Quyết định có hiệu lực từ ngày 28-4-2020.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Quyết định có hiệu lực từ ngày 28-4-2020.
 

Ảnh kenh14.vn

Quyết định nêu rõ phấn đấu đến năm 2030, tăng 10% tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao và duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế. Để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tăng cường sự lãnh đạo tại tất cả các cấp ủy, chính quyền và cần cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau, một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như sau: Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như bác sĩ gia đình, dịch vụ đưa đón trẻ, trông trẻ; bác sĩ gia đình, ... Các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con và sinh đủ hai con: sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình. Thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.
 
Quyết định 588 của Chính phủ đã làm tôi nghĩ đến bản thân tôi – hơn 40 tuổi và chưa từng kết hôn bao giờ.
 
Tôi không thuộc típ người sống ích kỷ, chỉ biết cho bản thân. Sinh ra trong gia đình công chức đông anh, chị em và từ nhỏ được bố mẹ dạy dỗ, giáo dục đề cao lối sống “vì mọi người” và “không được làm ảnh hưởng đến người khác” và đó chính là phương châm sống và làm việc của tôi, mãi mãi không thay đổi!

Tôi ủng hộ quyết sách ở tầm vĩ mô của Chính phủ, vì có lợi cho sự bền vững của đất nước. Nếu dân số đất nước suy giảm, tỷ lệ già hóa cao gây áp lực nên an sinh xã hội, thiếu nguồn lao động trẻ dẫn đến kinh tế đất nước kém phát triển, suy giảm khả năng cạnh tranh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, an sinh xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, kết hôn và sinh con là một cái “duyên”, là một trong những quyền tự do của mọi người. Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc điều 01 và điều 16 nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền và nam hay nữ đến tuổi thành niên đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất cứ một hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong cuộc sống vợ chồng và lúc ly hôn, như vậy việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự tự nguyện và thuận tình từ hai phía”.

Quyết định 588 của Chính phủ khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến bản thân mình và những người anh, chị, em và bạn bè đồng cảnh ngộ vì lý do này khác họ không kết hôn trước tuổi 30, thậm chí ở tuổi 40, 50 hoặc lớn hơn họ vẫn chưa kết hôn.

Mỗi một con người khi sinh ra đã có một số phận khác nhau, chỉ đơn giản như một cặp sinh đôi nếu cho thật kỹ, thật tinh đã không thể giống nhau hoàn toàn. Có người sinh ra đã ở vạch đích mà giới trẻ hay gọi là “rich kid” nhưng có người từ khi sinh ra, thậm chí vào đời là số 0 tròn trĩnh. Tuy nhiên trên bước đường dài của cuộc sống cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, không phải cứ “rich kid” hay người xuất phát số 0 là mặc định thành công, hạnh phúc, đủ đầy hoặc ngược lại. Cảm nhận được hạnh phúc, thành công, đủ đầy hay không chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ ràng nhất.

Tôi không thuộc cả hai đối tượng trên, tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình công chức bình thường do đó cuộc sống phải nói là tương đối phẳng lặng, được cho ăn học đến nơi đến chốn, học xong được lập nghiệp trên mảnh đất thuộc sở thích của bản thân. Sau hơn mười năm cố gắng, nỗ lực phấn đấu cũng được cơ quan ghi nhận đề bạt vị trí công tác phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân, cộng với công việc kinh doanh thêm bên ngoài thuận lợi vì vậy giúp tôi chủ động và độc lập làm những việc, những điều mình thích. Hình thức tôi ở tầm trung trở lên, cao không bằng người mẫu những cũng là chuẩn so với thế hệ 7X thời bấy giờ và thuộc tip người “nhạc nào cũng nhảy được”. Sở dĩ tôi hơi cụ thể bản thân bởi vì tôi nhấn mạnh lý do tôi “muộn chồng” hay gọi là “ế chồng” không phải do hình thức, không phải do vấn đề kinh tế hoặc bất cứ lý do khách quan nào cả.

Nơi tôi công tác, xung quanh tôi và ngay cả bạn bè từ thời niên thiếu của tôi có rất nhiều người chưa lập gia đình. Người thì chứng kiến bố mẹ bất hòa, bố bạo hành mẹ suốt thời ấu thơ chứng kiến mà sợ kết hôn; người thì mải lo chuyện cơm áo, gạo tiền, người thì tập trung công danh, sự nghiệp đến lúc lớn tuổi ngại chuyện gia đình, con cái; người thì do hình thức không được trọn vẹn nên không có nhiều cơ hội, muôn vàn các lý do để dẫn đến việc họ dừng hoặc chậm việc kết hôn, còn với bản thân tôi không vì các lý do trên nhưng cũng có thể tựu chung 1 cụm từ “không gặp được người phù hợp” vì vậy tôi chọn cho mình cuộc sống “độc thân vui vẻ”.
Mỗi con người sinh ra trên cõi đời này đã có một số phận, chuyện sướng khổ, đủ đầy chỉ khi nhắm mắt xuôi tay mới cảm nhận được, vì vậy phương châm sống của tôi là sống, làm việc theo pháp luật, không phương hại đến bản thân, gia đình và xã hội là cách “đáng sống nhất”. Chuyện kết hôn, ly hôn hay không kết hôn là do phận của mỗi người và trong 03 câu chuyện trên câu chuyện nào cũng có nỗi sướng, khổ khác nhau.

Từ Quyết định 588 của Chính phủ các cơ quan từ trung ương cho tới địa phương sẽ ban hành các giải pháp, chế tài để triển khai thực hiện quyết định một cách hiệu quả nhất. Thật sự tôi rất tò mò và mong ngóng xem những anh, chị, em, bạn bè như tôi sẽ bị chi phối và chịu ảnh hưởng như thế nào? dù khách quan hay chủ quan chúng tôi đều không ai muốn mình bị vào hoàn cảnh bất đắc dĩ như thế này, đã là con người, ngay khi biết nhận thức thì ai cũng muốn làm tốt nhất hoặc hơn những việc mà “số đông người” đang làm.


Ảnh kenh14.vn

Kết hôn là một trong những quyền tự do cơ bản mà mọi cá nhân hiển nhiên được sở hữu bởi sự tồn tại của mình trên trái đất này, và trong thực tế cho thấy việc kết hôn phải được tự nguyện thực hiện thì mới “bền” và “vững”. Đâu đó trên thế giới, đặc biệt là ở các nước văn mình hoặc đang phát triển một bộ phận giới trẻ rất sợ kết hôn hoặc kết hôn xong lại sợ sinh con do đó Chính phủ của các nước đó đã có nhiều các chính sách để khuyến khích giới trẻ làm điều ngược lại: hỗ trợ về kinh tế, việc làm, nhà ở. Ví dụ ở Thụy Điển trợ cấp gần như hoàn toàn cho người mẹ khi sinh con, ở Nhật cho chồng nghỉ phép 01 tháng khi vợ sinh con và ngay quốc gia láng giềng Trung Quốc cũng từng bước gỡ bỏ quy định thực hiện từ rất lâu là mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 01 con.

Chính sách sẽ đi vào cuộc sống nếu chính sách đó hợp lòng dân và phù hợp với mọi đối tượng, hoàn cảnh và chính sách “tốt” là mọi công dân đều “bình đẳng” trước pháp luật và có quyền quyết định cuộc đời của mình, để cho dù kết quả như thế nào thì cũng chủ động đón nhận vì đó là câu chuyện cuộc đời của chính, do mình muốn chứ không phải người khác muốn.
 
Nguyễn Kim Phượng
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×