NASA hợp tác với Nhật Bản để lấy mẫu mặt trăng sao Hỏa

Thứ sáu, 21/04/2023

NASA ký biên bản ghi nhớ với Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để tham gia nhiệm vụ Thám hiểm Mặt trăng sao Hỏa (MMX).

NASA ký biên bản ghi nhớ với Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để tham gia nhiệm vụ Thám hiểm Mặt trăng sao Hỏa (MMX).
 

Mô phỏng tàu MMX của Nhật Bản đáp xuống Phobos, mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa. Ảnh: JAXA
Mô phỏng tàu MMX của Nhật Bản đáp xuống Phobos, mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa. Ảnh: JAXA
 

Biên bản do phó giám đốc NASA Pam Melroy và chủ tịch JAXA Hiroshi Yamakawa ký kết tại Hội nghị chuyên đề về Không gian lần thứ 38 diễn ra ở thành phố Colorado Springs, bang Colorado, Mỹ, ngày 17 - 20/4. Theo đó, NASA sẽ cung cấp bộ thí nghiệm Thám hiểm Mặt trăng - sao Hỏa bằng tia Gamma và Neutron (MEGANE) và Thiết bị lấy mẫu khí nén cho tàu vũ trụ của nhiệm vụ MMX. Nhiệm vụ nhằm thu thập mẫu vật từ mặt trăng Phobos của sao Hỏa và mang về Trái Đất.
 

"Chúng tôi có những đối tác tuyệt vời tại JAXA và họ đang dẫn dắt nhiệm vụ đầy tham vọng này, mang về những mẫu vật đầu tiên từ mặt trăng Phobos của sao Hỏa", giám đốc NASA Bill Nelson cho biết hôm 16/4, trước khi ký thỏa thuận.
 

"Với sự giúp đỡ của các đối tác quốc tế như NASA, JAXA sẽ tiếp tục thực hiện mọi nỗ lực hướng tới nhiệm vụ MMX thành công", các quan chức JAXA cho biết.
 

Tàu MMX của Nhật Bản dự kiến phóng năm 2024 và tiến vào quỹ đạo sao Hỏa năm 2025. Con tàu sẽ ghé thăm cả hai mặt trăng của sao Hỏa - Phobos và Deimos - nhưng chỉ hạ cánh xuống Phobos, mặt trăng có kích thước lớn hơn.
 

MMX sẽ chỉ đáp xuống Phobos khoảng vài giờ để thu thập mẫu vật. Mẫu vật dự kiến được đưa về Trái Đất vào năm 2029 cho các nhà khoa học nghiên cứu. Đây sẽ là những vật liệu đầu tiên thu thập trực tiếp từ Phobos.
 

JAXA từng thu thập thành công mẫu vật từ các thiên thể khác trong hệ Mặt Trời. Năm 2010, tàu vũ trụ Hayabusa đã mang đá từ tiểu hành tinh Itokawa về Trái Đất. Tàu thăm dò Hayabusa2 của Nhật Bản cũng đưa mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu về Trái Đất thuận lợi vào năm 2020.
 

Theo VnExpress


Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×