Tài năng trẻ
Nữ ứng viên phó giáo sư duy nhất ngành "địa phận của nam giới"
Thứ ba, 10/09/2024
Được tuyển thẳng vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp thủ khoa, nay bà là ứng viên phó giáo sư nữ duy nhất của liên ngành cơ khí - động lực.
Theo danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, trong 33 ứng viên của liên ngành cơ khí - động lực, chỉ có duy nhất một ứng viên nữ.
Đó là TS Phùng Xuân Lan, sinh năm 1981, quê ở xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, ứng viên phó giáo sư ngành cơ khí.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà Phùng Xuân Lan được xét tuyển thẳng vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (nay là Đại học Bách khoa Hà Nội).
Năm 2004, bà Phùng Xuân Lan tốt nghiệp thủ khoa ngành cơ khí tại trường.
Đến năm 2007, bà Lan được cấp bằng thạc sĩ ngành cơ khí và kỹ thuật công nghiệp của Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Pohang (POSTECH), Hàn Quốc.
Năm 2017, bà nhận bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Từ 11/2004 đến 12/2014 bà Lan là giảng viên bộ môn công nghệ chế tạo máy, Viện Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Từ 12/2014 đến 12/2021 bà giữ chức vụ Phó trưởng bộ môn công nghệ chế tạo máy, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Từ 12/2021 đến 11/2022 bà là giảng viên bộ môn công nghệ chế tạo máy, Viện Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Ứng viên có hai hướng nghiên cứu chính gồm nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ và quản lý sản xuất có sự trợ giúp của máy tính; nghiên cứu phát triển các công nghệ in 3D và sản xuất bồi đắp.
Đến nay, TS Phùng Xuân Lan đã công bố 31 bài báo và báo cáo khoa học trên các tạp chí và hội nghị khoa học trong nước và quốc tế, trong đó có 9 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín SCIE Q1/Q2 và 1 bài thuộc danh mục Web of Sciences/Scopus Q1; 6 bài báo khoa học trên tạp chí trong nước, 2 báo cáo khoa học tại hội nghị Rank A cùng13 báo cáo tại hội thảo quốc tế trong danh mục ISI/Scopus.
Bà đã được cấp 2 bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam, đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên gồm 2 đề tài cấp cơ sở và 1 dự án do Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) tài trợ; xuất bản 1 sách tham khảo tại Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội với vai trò đồng tác giả.
Ứng viên đã hướng dẫn 3 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; đang hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh gắn kết với định hướng nghiên cứu.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
- Điểm danh 23 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia qua các năm
- Hành trình đến ngạch giáo sư ở Mỹ của cô gái Quảng Nam
- Cậu học trò lập 'hat-trick' huy chương vàng Khoa học quốc tế
- Nữ sinh lớp 7 ở Hà Nội giành huy chương vàng Toán quốc tế
- Nam sinh từng nợ môn, bỏ học đi làm công nhân tốt nghiệp thủ khoa đại học
- 100 thủ khoa xuất sắc năm 2024 của Thủ đô ghi danh sổ vàng tại Văn Miếu
- Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi
- Nam sinh mắc chứng xương thủy tinh tốt nghiệp loại giỏi trường Bách khoa
- Nữ thủ khoa kể chuyện học 'Học để hiểu, hiểu để học'
- Sinh viên Việt Nam được vinh danh xuất sắc tại hội thảo quốc tế
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận