Suy ngẫm về chuyện phát hiện nhân tài của người xưa

Chủ nhật, 15/03/2020

Đối với người được gọi là nhân tài thì ngoài việc giỏi công việc chuyên môn, thì trình độ ngữ văn của nhân tài dứt khoát phải giỏi. Bởi vì, nếu là người giỏi thì phải có tư duy tốt, phải thể hiện tư duy đó bằng lời nói để người khác hiểu và từ đó họ có thể thực hiện ý đồ của mình, nhưng cao hơn nữa là người giỏi phải có khả năng thể hiện ý tưởng của mình thông qua văn bản, hay nói cách khác là có khả năng viết.
Đối với người được gọi là nhân tài thì ngoài việc giỏi công việc chuyên môn, thì trình độ ngữ văn của nhân tài dứt khoát phải giỏi. Bởi vì, nếu là người giỏi thì phải có tư duy tốt, phải thể hiện tư duy đó bằng lời nói để người khác hiểu và từ đó họ có thể thực hiện ý đồ của mình, nhưng cao hơn nữa là người giỏi phải có khả năng thể hiện ý tưởng của mình thông qua văn bản, hay nói cách khác là có khả năng viết. Với sản phẩm là văn bản thì không những để phổ biến cho nhiều người biết mà con lưu truyền tư tưởng của mình cho đời sau.



 Vấn đề nhận biết nhân tài không phải gần đây mới có, mà nó đã tồn tại cách đây khoảng 2500 năm. Trong Kinh thi của Trung quốc, người ta đã trình bày dáng vẻ, cử chỉ và ngôn ngữ của những người có tài năng xuất chúng. Trải qua một thời gian dài, khi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện nhân tài, người ta hình thành nên một khoa học gọi là khoa học Nhân dạng, Tử vi, Hà đồ, Tử bình, Kinh dịch... Cách xem xét phán đoán con người với mỗi cách đều có sự khác nhau, nhưng cuối cùng cũng tìm đến số phận, tương lai của một con người. Đoán định sự thành bại, thịnh suy, xét cả quá khứ lẫn tương lai của một con người cụ thể nào đó. Theo cách làm trên tuy đạt một số kết quả nhất định, nhưng đó cũng chỉ mang nặng tư duy cảm tính tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng cá nhân chứ chưa thực sự mang đầy đủ tính khoa học. Càng về sau, do đúc rút ngày càng nhiều kinh nghiệm và phân tích cụ thể từng trường hợp, mà việc phát hiện nhân tài ngày càng mang tính khoa học hơn. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhiều người thấy rằng, không chỉ phát hiện nhân tài thông qua nhân dạng, mà càng về sau người ta ngày càng chú ý hơn đến việc phát hiện nhân tài thông qua việc trình bày thư pháp (thư), văn lý (biện) và cách thức nói năng (ngôn) của con người. Đối với người được gọi là nhân tài thì ngoài việc giỏi công việc chuyên môn, thì trình độ ngữ văn của nhân tài dứt khoát phải giỏi. Bởi vì, nếu là người giỏi thì phải có tư duy tốt, phải thể hiện tư duy đó bằng lời nói để người khác hiểu và từ đó họ có thể thực hiện ý đồ của mình, nhưng cao hơn nữa là người giỏi phải có khả năng thể hiện ý tưởng của mình thông qua văn bản, hay nói cách khác là có khả năng viết. Với sản phẩm là văn bản thì không những để phổ biến cho nhiều người biết mà con lưu truyền tư tưởng của mình cho đời sau.

Ngày xưa, một số triều đại phong kiến, người ta rất chú ý đến chọn được những người chính trực có khả năng và bản lĩnh dám can gián vua; chọn người hiểu rộng văn chương, điển phạm, đạt tới mức giáo hóa để biên soạn và sáng tác thư pháp; chọn người mưu lược quân sự giỏi để có thể làm tướng; chọn người hiểu rõ thuật làm chính sự, có thể trị dân để trở thành những người lãnh đạo quản lý xã hội. Tất cả những kỳ thi để lựa chọn những người tài giỏi đều tổ chức thông qua các kỳ thi từ huyện, tỉnh và cao nhất là tại triều đình, do Hoàng đế đích thân giám sát. Mục đích của các cuộc thi là chọn người giỏi thông qua nhưng cuộc thi văn chương, kế sách hay võ nghệ để phò vua, giúp nước. Đối tượng dự thi trong các cuộc chọn lựa nhân tài là rất rộng rãi cho tất cả những người có khả năng đều được tham dự cuộc thi, không phân biệt tuổi tác hay địa vị xã hội. Có thể thấy, ngay từ thời phong kiến người ta đã có những cách làm rất tiến bộ, không phân biệt sang hèn, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt già trẻ, cứ có tài là được thi tài. Trong quá trình thi cử để tuyển chọn nhân tài, người xưa cũng có rất nhiều cách để ngăn chặn thói gian dối trong thi cử, nhằm tìm được những nhân tài đích thực và thi đỗ mới bổ nhiệm làm quan. Những ai vi phạm trường thi (qui chế thi) bị phạt rất nặng, từ việc cấm thi (hoặc cấm coi thi), bị cách chức, bị lưu đày, có khi còn bị khép vào tội chết.

Ngay từ xa xưa nhiều người đã quan tâm nghiên cứu nhân tướng học bởi vì "Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt ". Những người nghiên cứu về nhân học coi nội tâm là chân tướng, cho nên phần tướng của hình dáng của con người chỉ là những yếu tố bề ngoài hướng dẫn người xem tìm hiểu chiều sâu trong nội tâm của con người. Theo quan niệm của một số người nghiên cứu về nhân dạng, họ cho rằng con người là một sinh vật, luôn luôn biến đổi, do đó các nét tướng cũng biến chuyển theo thời gian, những biến đổi đó không phải chỉ là sự biến đổi ở bên ngoài mà nó đã biến bên trong tâm hồn, đến số phận cuộc đời của con người đó. Chính những biến đổi đó đã thể hiện, mỗi con người cũng không nên quan niệm tài năng và tính cách của con người là nhất thành bất biến, mà nó có sự thay đổi tùy thuộc vào sự khổ công rèn luyện, về việc tu nhân tích đức. Khi nghiên cứu về nhân học, người ta cho rằng nhân tài được thể hiện qua chín đặc điểm sau: 1. Tinh thần minh mẫn; 2. Hồn phách ổn định; 3. Hình dáng rõ ràng, khoan thai; 4. Khí sắc trong sáng; 5. Hành động đàng hoàng; 6. Làm việc đúng đắn chuẩn mực; 7. Đánh giá sự việc chính xác; 8. Thông minh tài trí, nhanh nhẹn; 9. Làm những điều có đức. Trong cuốn "Khoa học nhân dạng" do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2003 đã trình bày cách nhận dạng đối con người dựa vào một số biểu hiện để phân biệt người quân tử (người có tài, có đức) hay là kẻ tiểu nhân (có tài, kém đức và bất tài, kém đức).

Bậc quân tử luôn giữ cái tâm của mình thanh thản, trong sáng; luôn giữ cho tâm thức, tình cảm thăng bằng, không dao động, chao đảo, thiên lệch, không để cho ngoại cảnh cám dỗ mà sa vào tư lợi hèn hạ, luôn nêu cao phẩm giá của mình trong mọi hoàn cảnh. Họ bao giờ cũng lấy “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” làm cái cốt yếu, làm cơ sở cho mọi suy nghĩ và hành động của mình. Họ luôn biết phân biệt phải, trái một cách khách quan, công minh, không thiên vị. Do trọng tín nghĩa, khinh lợi lộc, mà khi thực hiện công việc, nhân tài luôn luôn thể hiện sự công minh, chính trực, luôn tỏ ra khiêm nhường, không kiêu ngạo, tâm trạng luôn thư thái và dễ hoà mình được với mọi người. Chính những đức tính cao thượng, cùng với tài năng xuất chúng mà nhân tài có khả năng làm được những việc lớn, biết dùng người giỏi hơn mình, làm việc thì luôn nghĩ về quyền lợi của cộng đồng, không mưu cầu danh lợi cho riêng mình nên cũng không thích bon chen, cầu cạnh, đấu đá, tranh giành. Trong phép xử thế, họ luôn ý thức “nước có đạo thì ra làm quan, nước không có đạo thì về ở ẩn”, được dùng thì làm việc mẫn cán, không được dùng thì chỉ đau đáu một nỗi niềm không được thể hiện tài năng để giúp dân, giúp nước. Trong nhân cách của nhân tài thì cho dù hoàn cảnh như thế nào, nhân tài vẫn luôn chứa đựng trong mình tình yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước và trên hết là yêu quí gia đình, kính trọng tổ tiên, nhớ ơn các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước; luôn giữ vững đạo lý "uống nước nhớ nguồn/ ăn quả nhớ người trồng cây", luôn nêu cao tinh thần Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín - Dũng - Liêm. Xuất phát từ những phẩm chất tốt đẹp và tràn đầy chí khí, người quân tử luôn tin tưởng ở bản thân mình, không ngừng phấn đấu làm nên sự nghiệp lớn, vì con người, vì nhân loại.

Kẻ tiểu nhân thì lười biếng học tập, chỉ loanh quanh chạy mánh, luồn lọt, lợi dụng, sử dụng quỉ kế lưu manh, không chịu tu thân, chỉ chăm chú tìm cái lợi ích cho bản thân, chí khí hèn hạ, thấp kém, đứng trước danh và lợi hay trong nguy nan, gặp chắc chở thường tìm cách dựa dẫm vào người khác để thoả mãn tham vọng. Kẻ tiểu nhân thường nịnh trên, nạt dưới, hạ mình luồn cúi, chấp nhận đánh mất nhân phẩm của mình miễn là đạt được danh và lợi. Chính với những phẩm chất đê tiện của những kẻ tiểu nhân, nên những người này không thể đảm đương được những công việc lớn, không có khả năng chăm lo lợi ích cho dân, dễ dàng phản bội lợi ích quốc gia, thường là những người bất nhân, bất nghĩa. Mặt khác, kẻ tiểu nhân luôn đam mê theo vật dục, trông chờ, ỷ thế, lợi dụng người khác và luôn làm trái với những tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Loại người này làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nên không thể tín nhiệm, bởi một khi họ có địa vị trong xã hội thì làm việc không vì cái chung mà chỉ nghĩ đến lợi riêng. Kẻ tiểu nhân vì tham lợi mà hay làm càn, tham danh mà làm những điều thất đức, loại người này không thể làm được điều nhân đức, vì họ luôn bị cái “danh và lợi” chi phối, luôn ghen ghét và đố kỵ với hiền tài, không muốn ai bằng mình, ích kỷ hại nhân, kéo bè kết đảng để thực hiện tham vọng của mình, vì thế tâm trạng của những kẻ tiểu nhân luôn trong trạng thái căng thẳng, không thoải mái, luôn suy nghĩ ra những điều "quỉ kể" để vun vén quyền lợi cho mình. Kẻ tiểu nhân khi đắc chí thì kiêu căng, cao ngạo; khi thất thế thì lo sợ, tìm đủ mọi cách để trốn tránh, tìm chốn dung thân. Kẻ tiểu nhân dù có quyền cao, chức trọng, học rộng biết nhiều thì cũng không có khí tiết, không có liêm sỉ, không có tình nghĩa thủy chung, đạo đức thì kém cỏi và luôn háo danh, thèm lợi, chí khí thì hèn nhát, nhu nhược, đôi khi còn thể hiện sự bất nhân.

Qua nhiều trải nghiệm, lịch sử đã chứng minh nếu xã hội tốt đẹp thì phải có nhiều người có đức, có tài xuất hiện, có nghĩa là người quân tử nhiều mà bọn tiểu nhân thì ít; còn xã hội thối nát thì nhân tài không thể xuất hiện và không muốn xuất hiện vì khi xuất hiện có khi sẽ gặp hiểm họa, bởi bọn tiểu nhân sẽ tìm mọi cách hãm hại. Trong quá trình phát triển của xã hội, cho dù thời thế có thế này, hay thế khác thì ở bất cứ một hoàn cảnh nào vẫn có nhiều nhân tài, tuấn kiệt dũng cảm, họ luôn trăn trở về vận mệnh của quốc gia dân tộc, về cuộc sống của muôn dân. Chính vì vậy mà xã hội vẫn luôn tìm mọi cách để phát hiện nhân tài, lựa chọn nhân tài, mong đợi nhân tài đem tài đức mà gánh vác công việc của non sông đất nước./.
 
Theo Nguyễn Đắc Hưng, Tạp chí Tuyên giáo (MH)
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×