Kìm hãm tội phạm Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài trái phép

Thứ hai, 06/11/2017

Người dân ở các địa phương trong tỉnh Hòa Bình xuất cảnh trái phép sang ra nước ngoài lao động có chiều hướng gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các loại tội phạm xâm phạm ANQG và các tội phạm hình sự khác
Người dân ở các địa phương trong  tỉnh Hòa Bình xuất cảnh trái phép sang ra nước ngoài lao động có chiều hướng gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các loại tội phạm xâm phạm ANQG và các tội phạm hình sự khác

Hòa Bình là một tỉnh miền núi với bảy dân tộc anh, em sinh sống trong đó dân tộc Mường chiếm đa số còn lại là các dân tộc Kinh, tày, Thái, Dao, Mông và dân tộc Hoa. Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi, núi nên việc phát triển kinh tế tại địa phương và thu hút vốn đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ đặc thù như vậy dẫn đến việc người dân ở các địa phương trong  tỉnh xuất cảnh trái phép sang ra nước ngoài lao động có chiều hướng gia tăng và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các loại tội phạm xâm phạm ANQG và các tội phạm hình sự khác (Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có khoảng 1.500 người đang lao động trái phép ở nước ngoài trong đó tập chung chủ yếu là Trung Quốc).


Phòng An ninh Điều tra Công an tỉnh Hòa Bình khai triển công tác đấu tranh với các đối tượng đưa người ra nước ngoài trái phép

Nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân chưa đầy đủ, kịp thời, công tác phòng ngừa ngăn chặn còn nhiều hạn chế. Mặt khác nhận thức về pháp luật đối với hành vi này của số đông quần chúng nhân dân còn chưa rõ, bên cạnh đó là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu công ăn việc làm nên đã tự tìm hoặc nghe theo kẻ xấu xuất cảnh trái phép ra nước ngoài để làm ăn.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình như trên, với vai trò là Điều tra viên trực tiếp đấu tranh với tội phạm Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm để kìm hãm sự phát triển của loại tội phạm trên.

Một là, cấp ủy, chính quyền sơ sở phối hợp với các ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, lực lượng vũ trang, đoàn thể, quần chúng  để phát động phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, nâng cao tinh thần, trách nhiệm cảnh giác của nhân dân đối với loại tội phạm này. Bên cạnh đó phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tyên truyền về các rủi ro mà người lao động gặp phải như (Lương không đúng như thỏa thuận, công việc không đúng như hứa hẹn, thậm chí một số phụ nữ còn là nạn nhân trong các vụ án mua bán người, chậm trả lương, uy hiếp bắt thực hiện các hành vi phạm tội... làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ ngoại giao).

Hai là, đẩy mạnh thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều nhân công lao động. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến địa phương, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết và tăng cường các chính sách hỗ trợ để khuyến khích xuất khẩu lao động theo chương trình dự án của Nhà nước.

Ba là, theo dõi, quản lý chặt nhân, hộ khẩu (Quản lý hành chính) ở cơ sở nhằm hạn chế các hoạt động vi phạm pháp luật gây mất ổn định chính trị. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến quần chúng nhân dân, kịp thời ra các thông báo về âm mưu, phương thức thủ đoạn hoạt động, đưa các vụ án điểm ra xét xử lưu động nhằm mục đích răn đe các đối tượng manh nha đồng thời để quần chúng nhân dân hiểu và biết cách phòng ngừa.

Bốn là, Cán bộ, chiến sỹ phòng ANĐT nói riêng và Công an tỉnh nói chung phải thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để mỗi CBCS là một tuyên truyền viên giỏi đến quần chúng nhân dân nơi cư trú và nơi đến công tác về âm mưu, phương thức thủ đoạn của các loại tội phạm mới.
Lê Đinh Hòa
(Phòng ANĐT Công An tỉnh Hòa Bình, Đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2015)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×