Xây dựng hệ thống đường giao thông, phát triên kinh tế Tuyên Quang

Thứ sáu, 24/11/2017

Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc tại Tuyên Quang đấu nối vào tuyến đường Nội Bài – Lào Cai là một nhu cầu thực tế, thiết thực khi đó sẽ phát huy được khả năng khai thác vận chuyển của tuyến đường, cũng như giao lưu, phát triển văn hóa, kinh tế của tỉnh Tuyên Quang với các vùng miền.
Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc tại Tuyên Quang đấu nối vào tuyến đường Nội Bài – Lào Cai là một nhu cầu thực tế, thiết thực khi đó sẽ phát huy được khả năng khai thác vận chuyển của tuyến đường, cũng như giao lưu, phát triển văn hóa, kinh tế của tỉnh Tuyên Quang với các vùng miền.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã nhấn mạnh phải thực hiện “Công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại” và coi đây là một nhiệm vụ trung tâm, phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá để đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhằm mục tiêu góp phần xây dựng các đô thị văn minh, hiện đại ở nước ta, từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004, trong đó có Chiến lược phát triển giao thông vận tải đô thị. Trước vấn đề giao thông tại địa phương, Nguyễn Quang Huy tại Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang đề xuất ý kiến.


Hình ảnh thành phố Tuyên Quang

Xây dựng phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu đường giao thông trong tỉnh, kết nối hệ thống đường Quốc lộ nhằm nâng cao khả năng khai thác, lưu thông, vận chuyển, giao lưu hàng hóa, văn hóa giữa các tỉnh, vùng miền.  Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc tại Tuyên Quang đấu nối vào tuyến đường Nội Bài – Lào Cai là một nhu cầu thực tế, thiết thực khi đó sẽ phát huy được khả năng khai thác vận chuyển của tuyến đường, cũng như giao lưu, phát triển văn hóa, kinh tế của tỉnh Tuyên Quang với các vùng miền, qua đó giúp thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế và giao thương quốc tế, tạo điều kiện cho sản phẩm hàng hóa, khoáng sản tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiềm năng du lịch của Tuyên Quang.


Xây dựng hệ thống đường cao tốc tại Tuyên Quang đấu nối vào tuyến đường Nội Bài – Lào Cai là một nhu cầu thực tế, thiết thực
 
Ngoài hệ thống đường ô tô, hiện nay Tuyên Quang cần được chú trọng xây dựng hệ thống đường sắt kết nối với các tỉnh để thúc đẩy phát triển các ngành khai khoáng, chế biến lâm sản, công nghiệp của tỉnh và giảm giá thành các loại hàng hóa, phát triển du lịch.

Hiện nay các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, đường đến trung tâm các xã đã và đang được đầu tư nhựa hóa và bê tông hóa, cần chú trọng đến việc xây dựng hệ thống đường địa phương nhằm tạo điều kiện tối đa cho nhân dân trong việc giao lưu văn hóa, hàng hóa từ đó thu hút được nguồn đầu tư. Tận dụng các nguồn lực, vật liệu sẵn có tại địa phương, kết hợp hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Với đặc thù địa hình tỉnh miền núi, chia cắt nên có rất nhiều công trình cầu được xây dựng trên địa bàn tỉnh, nhiều vị trí mái taluy cao. Do đó, việc sử dụng vật liệu mới trong quá trình sửa chữa là một giải pháp phù hợp có thể áp dụng do chi phí nhỏ, dễ thi công, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn và lưu thông đối với công trình sau khi được sửa chữa. Nghiên cứu, tận dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật của thế giới để vận dụng vào các công trình xây dựng vật liệu, máy móc, biện pháp thi công từ đó giảm chi phí xây dựng, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, giảm thời gian thi công để có hiệu quả kinh tế đầu tư cao nhất.

Phát triển kinh tế

Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, do đó phải chuyển được sức mạnh truyền thống trong các thời kỳ trước đây thành sức mạnh của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp, tập trung vào một số ngành có tiềm năng, lợi thế;. phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu (chè, đường kính, giấy và bột giấy...); đẩy mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất điện; thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ, da giày, may mặc, cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; nâng cao hiệu quả các nhà máy chế biến khoáng sản theo hướng chế biến sâu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế tác động tới môi trường.

Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp, thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản hàng hóa, tập trung đối với một số cây trồng chủ lực như nguyên liệu giấy, mía, chè, cam, lạc. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng sản phẩm. Trồng và khai thác rừng hợp lý phục vụ công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa với quy mô phù hợp. Khuyến khích tích tụ đất đai, liên kết để sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Phát huy tiềm năng, khai thác tốt loại hình du lịch lịch sử, văn hoá, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh. Phát huy giá trị các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống, các lễ hội. Tăng cường liên kết, hợp tác, kết nối tua du lịch. Huy động nguồn lực để xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch, phát triển các dịch vụ du lịch, thu hút nhà đầu tư có năng lực xây dựng các khu, điểm du lịch.
 

Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài

Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đầu tư đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo cả về nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất,… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tích cực tuyển chọn, gửi nhiều tài năng trẻ đi học tập, nghiên cứu, đào tạo ở nước ngoài. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc, các văn nghệ sĩ tài năng, các cán bộ khoa học trẻ. Xây dựng các khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ; Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tài năng cống hiến trưởng thành. Tập trung xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế…

Cần có phương thức tích cực và chủ động để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng sinh viên xuất sắc ngay từ lúc mới vào trường đại học. Có chính sách, chế độ đãi ngộ rõ ràng phân ra từng khu vực công tác đối với các tài năng trẻ. Những tài năng trẻ ngoài bồi dưỡng chuyên môn, cần phải tích cực học tập chính trị, tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội.

Tạo cơ chế chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ đều nỗ lực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo; Phát triển mạng lưới các trường, lớp bồi dưỡng năng khiếu bậc phổ thông, đặc biệt là các trường trung học phổ thông chuyên ở các địa phương và ở một số trường đại học có uy tín, chất lượng.

Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài năng trẻ. Hệ thống các sáng tạo, sáng kiến, các ứng dụng thực tiễn và các điều kiện áp dụng đối với vùng miền làm cơ sở tham khảo áp dụng. Xây dựng “Chiến lược về nhân tài quốc gia”.
NGUYỄN QUANG HUY
(Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang, Đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2015)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×