Tài năng trẻ
Thầy giáo biên phòng
Thứ bảy, 07/10/2017
7h tối các ngày trong tuần, anh Phạm Công Khanh đều vượt qua quãng đường đèo 13 km từ trụ sở đồn biên phòng Bát Xát (Lào Cai) đến thôn San Bang, xã Bản Vược để dạy chữ cho 28 chị em. Từ không biết chữ hay tái mù chữ, những người này đã đọc thông viết thạo, biết cộng trừ nhân chia con số đơn giản.
7h tối các ngày trong tuần, anh Phạm Công Khanh đều vượt qua quãng đường đèo 13 km từ trụ sở đồn biên phòng Bát Xát (Lào Cai) đến thôn San Bang, xã Bản Vược để dạy chữ cho 28 chị em. Từ không biết chữ hay tái mù chữ, những người này đã đọc thông viết thạo, biết cộng trừ nhân chia con số đơn giản.
Bản Vược là một trong ba xã đồn biên phòng Bát Xát phụ trách. Sau cuộc rà soát nhân khẩu ở thôn San Bang, anh Khanh cùng đồng đội nhận ra muốn giúp bà con phát triển kinh tế thì phải dạy họ chữ viết. "Chỉ khi biết chữ, bà con mới hiểu được cách chăm sóc động vật, dùng thuốc bảo vệ thực vật”, anh Khanh nói và cho biết đó là lý do xã và đồn biên phòng lên kế hoạch xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho bà con.
"Học chữ giúp nó (tôi) dạy con, biết xem hạn sử dụng trên thuốc. Nó thích viết chữ. Giờ không học nữa, nó vẫn thường xuyên viết. Thầy dạy nó giỏi, nó vui lắm", chị Phàn Thị Hằng, học viên U50 chia sẻ khi nhớ tới thầy Khanh.
Tốt nghiệp Trung cấp Biên phòng Bắc Giang năm 1999, anh Khanh được phân công làm việc ở nhiều đồn biên phòng từ Bắc tới Nam. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên cương, anh giữ vai trò nhân viên vận động quần chúng. Năm 2015, nhận công tác ở đồn biên phòng Bát Xát, chỉ cách thành phố Lào Cai - nơi gia đình anh sinh sống khoảng 20 km, anh Khanh vẫn không có thời gian về thăm nhà thường xuyên bởi ngày canh biên giới, đêm dạy xóa mù chữ cho bà con.
Lớp học do chiến sĩ sinh năm 1975 phụ trách được khai giảng vào tháng 10/2015 với 28 học viên. Anh Khanh cùng đồng đội nhiều lần đến từng nhà dân vận động những người lớn tuổi đến lớp. Vì không biết chữ nên bà con rất ngại, không muốn tiếp xúc với người lạ, chân tay thì cứng, cầm cuốc chắc hơn cầm bút nên việc vận động không dễ dàng.
“Chúng tôi hiểu không thể dùng vật chất để thuyết phục bà con đi học mà phải làm cách nào để bà con tin yêu, gần gũi mình, hiểu được việc học chữ rất có ích. Từ đó họ sẽ chịu đến lớp. Với cách làm mưa dầm thấm lâu này, lớp học dần được hình thành", anh Khanh chia sẻ.
Những ngày đầu, giờ học được cố định từ 7h30 đến 10h30 tối các ngày trong tuần ở điểm trường San Bang nhưng hầu như không có ngày nào học đúng giờ. Học viên đều là nữ ở độ tuổi 30 đến trên 50, là lao động chính trong gia đình, phải làm lụng cả ngày, chiều về chuẩn bị cơm nước cho chồng con, tối lại phải đến lớp. Điều này khiến nhiều chị có ý định bỏ cuộc.
Để thuyết phục các chị, anh Khanh thường xuyên đưa ra những ví dụ gần gũi với cuộc sống để họ hiểu được biết đọc, biết viết quan trọng như thế nào. Anh vẽ những con đường và giải thích rằng nếu biết chữ, họ chỉ cần nhìn biển tên chứ không phải vất vả hỏi thăm. Họ có thể ký tên mình và không cần lăn tay điểm chỉ trên giấy tờ. Thấy hữu ích, các chị lại cố gắng thu xếp đến lớp.
'Thầy giáo biên phòng' Phạm Công Khanh trò chuyện với học viên Phàn Thị Hằng. Ảnh: Dương Tâm
Trong lớp có chị Phàn Thị Hằng, người dân tộc Dao sinh năm 1973, không quen cầm bút, lại bị cận thị bẩm sinh nên rất khó tiếp xúc với chữ viết hay con số. Một mình nuôi hai con đang độ tuổi ăn học, chị Hằng từng bỏ lớp nhưng cuối cùng đã chịu khó để rồi có những chuyển biến ngạc nhiên.
"Sau hai năm học tập, đến tháng 6/2017, chị đã hoàn thành mức độ 2 sau khi biết chữ (tương đương với học sinh lớp 5). Ngoài biết đọc, biết viết và tính toán, chị Hằng đã có thể áp dụng kiến thức học được vào đời sống", anh Khanh tự hào nói.
Không riêng chị Hằng, 27 học viên còn lại cũng thấy lợi ích của việc học chữ. Họ bắt đầu biết đâu là khoa sản, khoa nhi khi nhìn vào sơ đồ bệnh viện. Họ mang hiểu biết của mình về gia đình, biết chăm lo cho con cái, làm công tác vệ sinh nhà cửa, biết chăn nuôi và trồng cây đúng cách. Cũng nhờ biết chữ, họ mạnh dạn hơn, thích tham gia các phong trào của địa phương để rồi có những ngày, "thầy trò cùng nhau ngồi hát đến rạng sáng mới về".
Đặc biệt, khi biết đọc, biết viết, học viên quan tâm hơn đến những buổi tuyên truyền pháp luật của đồn biên phòng. Nếu như trước đây nhiều người không muốn nghe vì không hiểu lắm thì bây giờ đã thấy được cần nắm bắt những luật gần gũi như tạm vắng tạm trú, đi lại trong khu vực biên giới hay luật xuất nhập cảnh.
"Không có nghiệp vụ sư phạm, kiến thức lại đổi mới nên tôi phải nhờ sự giúp đỡ về chuyên môn từ các thầy cô ở trường Tiểu học Bản Vược. Tôi vui vì giúp được bà con và hãnh diện khi họ chuyển cách gọi từ Chú bộ đội thành Thầy giáo biên phòng. Đó là sự động viên lớn giúp tôi cố gắng hơn trên con đường xóa mù chữ cho người dân vùng cao", anh Khanh nói.
Bản Vược là một trong ba xã đồn biên phòng Bát Xát phụ trách. Sau cuộc rà soát nhân khẩu ở thôn San Bang, anh Khanh cùng đồng đội nhận ra muốn giúp bà con phát triển kinh tế thì phải dạy họ chữ viết. "Chỉ khi biết chữ, bà con mới hiểu được cách chăm sóc động vật, dùng thuốc bảo vệ thực vật”, anh Khanh nói và cho biết đó là lý do xã và đồn biên phòng lên kế hoạch xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho bà con.
"Học chữ giúp nó (tôi) dạy con, biết xem hạn sử dụng trên thuốc. Nó thích viết chữ. Giờ không học nữa, nó vẫn thường xuyên viết. Thầy dạy nó giỏi, nó vui lắm", chị Phàn Thị Hằng, học viên U50 chia sẻ khi nhớ tới thầy Khanh.
Tốt nghiệp Trung cấp Biên phòng Bắc Giang năm 1999, anh Khanh được phân công làm việc ở nhiều đồn biên phòng từ Bắc tới Nam. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ biên cương, anh giữ vai trò nhân viên vận động quần chúng. Năm 2015, nhận công tác ở đồn biên phòng Bát Xát, chỉ cách thành phố Lào Cai - nơi gia đình anh sinh sống khoảng 20 km, anh Khanh vẫn không có thời gian về thăm nhà thường xuyên bởi ngày canh biên giới, đêm dạy xóa mù chữ cho bà con.
Lớp học do chiến sĩ sinh năm 1975 phụ trách được khai giảng vào tháng 10/2015 với 28 học viên. Anh Khanh cùng đồng đội nhiều lần đến từng nhà dân vận động những người lớn tuổi đến lớp. Vì không biết chữ nên bà con rất ngại, không muốn tiếp xúc với người lạ, chân tay thì cứng, cầm cuốc chắc hơn cầm bút nên việc vận động không dễ dàng.
“Chúng tôi hiểu không thể dùng vật chất để thuyết phục bà con đi học mà phải làm cách nào để bà con tin yêu, gần gũi mình, hiểu được việc học chữ rất có ích. Từ đó họ sẽ chịu đến lớp. Với cách làm mưa dầm thấm lâu này, lớp học dần được hình thành", anh Khanh chia sẻ.
Những ngày đầu, giờ học được cố định từ 7h30 đến 10h30 tối các ngày trong tuần ở điểm trường San Bang nhưng hầu như không có ngày nào học đúng giờ. Học viên đều là nữ ở độ tuổi 30 đến trên 50, là lao động chính trong gia đình, phải làm lụng cả ngày, chiều về chuẩn bị cơm nước cho chồng con, tối lại phải đến lớp. Điều này khiến nhiều chị có ý định bỏ cuộc.
Để thuyết phục các chị, anh Khanh thường xuyên đưa ra những ví dụ gần gũi với cuộc sống để họ hiểu được biết đọc, biết viết quan trọng như thế nào. Anh vẽ những con đường và giải thích rằng nếu biết chữ, họ chỉ cần nhìn biển tên chứ không phải vất vả hỏi thăm. Họ có thể ký tên mình và không cần lăn tay điểm chỉ trên giấy tờ. Thấy hữu ích, các chị lại cố gắng thu xếp đến lớp.
'Thầy giáo biên phòng' Phạm Công Khanh trò chuyện với học viên Phàn Thị Hằng. Ảnh: Dương Tâm
Trong lớp có chị Phàn Thị Hằng, người dân tộc Dao sinh năm 1973, không quen cầm bút, lại bị cận thị bẩm sinh nên rất khó tiếp xúc với chữ viết hay con số. Một mình nuôi hai con đang độ tuổi ăn học, chị Hằng từng bỏ lớp nhưng cuối cùng đã chịu khó để rồi có những chuyển biến ngạc nhiên.
"Sau hai năm học tập, đến tháng 6/2017, chị đã hoàn thành mức độ 2 sau khi biết chữ (tương đương với học sinh lớp 5). Ngoài biết đọc, biết viết và tính toán, chị Hằng đã có thể áp dụng kiến thức học được vào đời sống", anh Khanh tự hào nói.
Không riêng chị Hằng, 27 học viên còn lại cũng thấy lợi ích của việc học chữ. Họ bắt đầu biết đâu là khoa sản, khoa nhi khi nhìn vào sơ đồ bệnh viện. Họ mang hiểu biết của mình về gia đình, biết chăm lo cho con cái, làm công tác vệ sinh nhà cửa, biết chăn nuôi và trồng cây đúng cách. Cũng nhờ biết chữ, họ mạnh dạn hơn, thích tham gia các phong trào của địa phương để rồi có những ngày, "thầy trò cùng nhau ngồi hát đến rạng sáng mới về".
Đặc biệt, khi biết đọc, biết viết, học viên quan tâm hơn đến những buổi tuyên truyền pháp luật của đồn biên phòng. Nếu như trước đây nhiều người không muốn nghe vì không hiểu lắm thì bây giờ đã thấy được cần nắm bắt những luật gần gũi như tạm vắng tạm trú, đi lại trong khu vực biên giới hay luật xuất nhập cảnh.
"Không có nghiệp vụ sư phạm, kiến thức lại đổi mới nên tôi phải nhờ sự giúp đỡ về chuyên môn từ các thầy cô ở trường Tiểu học Bản Vược. Tôi vui vì giúp được bà con và hãnh diện khi họ chuyển cách gọi từ Chú bộ đội thành Thầy giáo biên phòng. Đó là sự động viên lớn giúp tôi cố gắng hơn trên con đường xóa mù chữ cho người dân vùng cao", anh Khanh nói.
Ngọc Mai (Theo vnexpress)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Điểm danh 23 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia qua các năm
- Hành trình đến ngạch giáo sư ở Mỹ của cô gái Quảng Nam
- Cậu học trò lập 'hat-trick' huy chương vàng Khoa học quốc tế
- Nữ sinh lớp 7 ở Hà Nội giành huy chương vàng Toán quốc tế
- Nam sinh từng nợ môn, bỏ học đi làm công nhân tốt nghiệp thủ khoa đại học
- 100 thủ khoa xuất sắc năm 2024 của Thủ đô ghi danh sổ vàng tại Văn Miếu
- Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi
- Nam sinh mắc chứng xương thủy tinh tốt nghiệp loại giỏi trường Bách khoa
- Nữ thủ khoa kể chuyện học 'Học để hiểu, hiểu để học'
- Sinh viên Việt Nam được vinh danh xuất sắc tại hội thảo quốc tế
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận