Phòng trừ nhện đỏ hại cây trồng
Thứ sáu, 23/06/2017

Nhện đỏ phân bố rất rộng rãi, gây hại trên nhiều loài cây trồng. Hiện nay ở nước ta nhện đỏ gây hại trên các loài cây ăn trái và đặc biệt là Hồ Tiêu.
Trước khi muốn diệt trừ một con sâu hại nào chúng ta nên biết đặc tính của nó thì chúng ta mới có phương pháp diệt trừ hiệu quả, dù là phương pháp hóa học hay sinh học. Một số phương pháp diệt trừ nhện đỏ khá hiệu quả và đơn giản có thể áp dụng dễ dàng như sau:

Nhện đỏ (Nguồn ảnh: Internet)
1. Đặc tính nhện đỏ:
- Con nhện đỏ rất nhỏ mắt thường không thấy đuợc, muốn thấy chúng phải dùng kính lúp.
- Nhện đỏ phát triển mạnh lúc trời nắng ráo, hay nói cách khác là mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm).
- Thân hình yếu ớt, nhưng phát triển rất nhanh.
- Đặc điểm gây hại: Nhện đỏ hại cây bằng cách ăn biểu bì của lá, hút nhựa cây làm cây yếu đi và chết.
2. Cách nhận biết có nhện đỏ:
- Thông thường, nhện đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách lật mặt duới lá cây và coi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò giống như con nhện.
- Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có những con li ti như đầu kim di động, đó là nhện đỏ.
- Khi mà trên rau có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã có rất nhiều nhện đỏ trên cây.
- Nếu không có kính lúp, có thể lấy tay vuốt mạnh dưới mép lá thì ta thấy có nước màu vàng, đó là cây có thể đã có nhện đỏ cần khám xét lại thật kỹ để chữa trị. Dùng một tờ giấy trắng để dưới sát cành cây lắc, rung mạnh rồi hứng đem ra chỗ có ánh sáng mà coi sẽ thấy.
3. Đặc điểm gây hại của nhện đỏ.
- Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất dễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.
- Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
- Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Nhện còn có thể tuyền bệnh virus cho cây.
- Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng, cây bón nhiều đạm. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng. Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng.
4. Biện pháp phòng trị nhện đỏ
+ Đối với cây cảnh, cây bonsai: Không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn. Thường xuyên kiểm tra bộ lá cây cảnh (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để phát hiện nhện cần phải dùng kính lúp kiểm tra hoặc ngắt những lá mai nghi ngờ có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.
+ Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
+ Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.
+ Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô.
+ Vệ sinh đồng ruộng, hủy triệt để tàn dư cây trồng
+ Tưới phun với áp lực mạnh khi mật độ nhện cao.
* Biện pháp sinh học, tự nhiên:
Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế mật số nhện đỏ như:
+ Nhện đỏ Galandromus (Metaseiulus) occidentalis, loài này có cùng kích thước với nhện gây hại nhưng thiếu các chấm và có màu vàng nhạt đến màu đỏ nâu, khả năng diệt nhện của loài này không cao lắm.
+ Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus có 3 chấm màu sậm trên mỗi cánh trước, bù lạch bông Frankliniella occidentalis có màu từ vàng chanh sáng đến nâu sậm.
+ Bọ rùa Stethorus sp.
+ Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea cũng là thiên địch của nhện đỏ.
+ Bọ trĩ ăn thịt
- Các loài thiên địch này thường khống chế nhện đỏ dưới ngưỡng gây hại nên không cần sử dụng thuốc hóa học để trừ nhện đỏ.
- Chú ý việc dùng thuốc hóa học nhiều dễ gây bộc phát nhện đỏ, do tiêu diệt thiên địch của nhện đỏ và nhện đỏ có khả năng quen và kháng thuốc cao.
* Biện pháp hóa học:
- Nhện đỏ rất khó trị vì rất nhỏ và thường sống ở gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc, hơn nữa, nhện tạo lập quần thể rất nhanh nên mật số tăng nhanh và nhiều. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ nhện nhưng phải để ý đến quần thể thiên địch.
+ Phun các thuốc có hỗn hợp hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)…
- Nếu vườn đào thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt 3 lần thuốc trừ nhện: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ.
- Lưu ý cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch. Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn. Chú ý dùng khi dùng thuốc cần luân phiên thuốc để tránh nhện hại nhờn thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.
- Đối với cây cảnh, bonsai: Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC…Chú ý phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và luân phiên các loại thuốc để tránh nhện đỏ kháng thuốc.
Thành Long (Tổng hợp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp sượt qua Trái Đất
- Canva tích hợp AI khiến Adobe phải 'lo lắng'
- Cha đẻ của khẩu súng máy đầu tiên trên thế giới
- Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt Trời
- 3 tiểu hành tinh to ngang nhà chọc trời bay qua Trái Đất
- Tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên
- Hệ thống hút trực tiếp carbon từ nước biển
- Bạn trẻ trải nghiệm quan sát vũ trụ từ nhà chiếu hình di động
- Sợi chỉ công nghệ cao có thể sản xuất điện
- World Cup 2022: Những siêu công nghệ được sử dụng trong các trận đấu mà bạn có thể chưa...
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận