Các nước xử lý rác thải thông minh tới mức nào?
Thứ hai, 21/01/2019

Xử lý rác thải là vấn đề "nóng" dư luận ở nhiều nước trên thế giới. Một số quốc gia có những cách xử lý rác hiệu quả khiến mọi đường phố luôn sạch sẽ và không có một bóng rác.
1. Cách xử lý rác ở các nước
Xử lý rác thải là vấn đề "nóng" dư luận ở nhiều nước trên thế giới. Một số quốc gia có những cách xử lý rác hiệu quả khiến mọi đường phố luôn sạch sẽ và không có một bóng rác.
Không chỉ của Việt Nam, việc vận chuyển, xử lý rác thải là vấn đề được nhiều nước quan tâm và chú trọng bởi nó ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như cuộc sống của người dân. Theo đó, mỗi nước có những giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và được dư luận đánh giá cao.
Điển hình là Singapore nổi tiếng với hệ thống xử lý rác thải hiệu quả khiến quốc gia này trở thành một trong những nơi sạch nhất thế giới. Để làm được điều này, kể từ năm 1979, chính quyền Singapore xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên trong bối cảnh sắp hết chỗ đổ rác thải.

Singapore nổi tiếng là quốc gia sạch sẽ nhất thế giới khi áp dụng hệ thống xử lý rác tiên tiến.
Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên ứng dụng hệ thống biến rác thành năng lượng sạch thông qua lò đốt khép kín giúp xử lý 90% lượng rác xả ra mỗi năm. Hiện Singapore có 4 nhà máy đốt rác.
Nhà máy đốt rác của Singapore vận hành theo quy trình: rác thải được các xe chở rác thu gom rồi chuyển tới nhà máy đốt rác. Tại đây, rác thải sẽ được cân trước khi đổ khỏi xe. Kế đến, rác được dồn vào một hầm chứa đặc biệt với thiết kế ngăn mùi hôi thối thoát ra bên ngoài. Những máy nghiền được vận hành để nghiền nát những rác thải cứng rồi đưa vào lò đốt.
Trong suốt thời gian đốt rác thải, nhiệt từ quá trình đốt sản sinh ra hơi giúp đẩy máy phát turbine và tạo ra điện. Sau khi đốt hết rác, khói phát ra từ quá trình đốt rác trải qua quá trình lọc cẩn thận giúp loại bỏ những chất gây ô nhiễm độc hại và được xả vào không khí. Thứ còn lại cuối cùng của quá trình đốt rác là tro.
Những cỗ máy đặc biệt sẽ phụ trách loại bỏ tất cả rác thải là vật liệu kim loại thông thể đốt cháy trong tro. Cuối cùng, tro được chuyển đến đảo chôn rác Semakau để chôn lấp. Nhờ quy trình xử lý rác thải khép kín này, Singapore trở thành đảo quốc sạch đẹp.
Giống Singapore, Nhật Bản cũng nổi tiếng với hệ thống xử lý rác thải hiệu quả khi mọi ngõ ngách, đường phố không có một bóng rác. Để làm được điều này, ngay từ khi còn nhỏ, mọi trẻ em Nhật Bản đều được dạy giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi. Họ cũng cùng dạy thói quen phân loại rác để cho đúng vào thùng rác.
Nhật Bản có hệ thống tiêu huỷ rác tự phân loại các chất thải theo cách hợp lý. Mọi loại rác thải đều được phân loại rõ ràng theo từng loại khác nhau như: vật liệu đốt được, không đốt được hay chay nhựa, đồ hộp, thuỷ tinh vỡ, đồ hộp…
Theo đó, người dân vứt rác vào đúng loại thùng rác. Nếu bị phát hiện vứt rác vào thùng không đúng loại rác thì bị phạt hành chính hoặc thậm chí là có thể bị phạt tù. Nhờ vậy, mọi đường phố, ngõ ngách... của Nhật Bản đều sạch sẽ khiến người dân ở nhiều nước kinh ngạc và khâm phục.
2. Cách xử lý rác thải đơn giản của Úc vừa hiệu quả vừa tiết kiệm
Cụ thể, vào mùa hè vừa qua, chính quyền thành phố Kwinana đã thử nghiệm lắp đặt một hệ thống lưới chặn rác ở các cống thoát nước quanh khu vực Henley, có tác dụng ngăn các loại rác thải nhựa, vật thể rắn, v.v... tràn ra ngoài môi trường qua các ống cống.
Ô nhiễm rác thải hiện đang là một trong những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nó không chỉ gây nguy hiểm tới con người mà còn phá hủy hệ sinh thái động vật hoang dã.
Hiện trên thế giới, tại các khu độ thị và các thành phố lớn, người ta đang nghĩ ra vô số cách để xử lý rác thải sao cho thật tiết kiệm và thông minh, thế nhưng để sáng tạo ra một phương pháp vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả như thành phố Kwinana, Australia dưới đây thì quả là đáng học hỏi.

Lắp lưới chặn rác thải ở đường ống xả nước, tại sao không?
Cụ thể, vào mùa hè vừa qua, chính quyền thành phố Kwinana đã thử nghiệm lắp đặt một hệ thống lưới chặn rác ở các cống thoát nước quanh khu vực Henley, có tác dụng ngăn các loại rác thải nhựa, vật thể rắn, v.v... tràn ra ngoài môi trường qua đường nước thải.
Chỉ sau khi cài đặt và thử dùng 4 tháng, hệ thống xử lý rác thải kiểu Úc trên đã tỏ rõ sự hiệu quả, ngăn chặn được tới 370kg rác thải rắn làm ảnh hưởng tới môi trường. Mỗi khi lưới đã chứa quá nhiều rác, chúng sẽ được đem đi bằng cần cẩu và thay thế cái mới, rác thải sau đó sẽ được phân loại để tái chế tại các nhà máy.

Đây thực sự là một phương pháp xử lý rác thải mà nơi nào cũng nên tham khảo và áp dụng.
Thú vị hơn, cái "bẫy rác" này cũng tốn rất ít chi phí để lắp đặt, chỉ vào khoảng 20.000 USD. Nếu so sánh với việc thuê nhân công để nhặt rác thì chắc chắn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc, công sức, từ đó nhận được sự ủng hộ lớn của người dân Úc.
Hơn nữa hệ thống lọc rác cũng không hề gây hại tới động vật hoang dã, bởi chưa từng trường hợp nào không may bị mắc vào lưới. Các loài vật cũng có thêm môi trường sống, nguồn nước của chúng cũng được giữ sạch và không còn bị ô nhiễm như trước.

Cái "bẫy rác" này cũng tốn rất ít chi phí để lắp đặt, chỉ vào khoảng 20.000 USD.

Bài chia sẻ về cách xử lý rác được đăng tải trên fanpage thành phố Kwinana đã thu hút được sự chú ý lớn của internet.
Tới nay, sau khi chia sẻ cách xử lý rác vô cùng đặc biệt của mình lên Facebook, trang fanpage của thành phố Kwinana đã thu hút được tới 88.000 lượt thích, hơn 4.000 bình luận và 184.000 lượt chia sẻ, cho thấy sự lan tỏa về một phương pháp giữ sạch môi trường thông minh, tiết kiệm và hiệu quả là mạnh mẽ đến thế nào.
Đây thực sự là một mô hình xử lý rác thải mà mọi nơi trên thế giới có thể tham khảo và học hỏi.
Minh Trang tổng hợp (Theo Trí Thức Trẻ, kienthuc)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp sượt qua Trái Đất
- Canva tích hợp AI khiến Adobe phải 'lo lắng'
- Cha đẻ của khẩu súng máy đầu tiên trên thế giới
- Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt Trời
- 3 tiểu hành tinh to ngang nhà chọc trời bay qua Trái Đất
- Tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên
- Hệ thống hút trực tiếp carbon từ nước biển
- Bạn trẻ trải nghiệm quan sát vũ trụ từ nhà chiếu hình di động
- Sợi chỉ công nghệ cao có thể sản xuất điện
- World Cup 2022: Những siêu công nghệ được sử dụng trong các trận đấu mà bạn có thể chưa...
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận