Cần đổi mới giảng dạy CNTT trong chương trình phổ thông
Thứ hai, 25/11/2019

Tư duy tốt về thuật toán và thành thạo kỹ năng lập trình sẽ giúp học sinh nâng cao sự tự tin, sáng tạo, tư duy phản biện.
Tầm quan trọng của giảng dạy CNTT cho học sinh phổ thông
Tư duy tốt về thuật toán và thành thạo kỹ năng lập trình sẽ giúp học sinh nâng cao sự tự tin, sáng tạo, tư duy phản biện.
Trong bài viết của mình tại blog hocthenao.vn, thầy Hồ Đắc Phương, giảng viên Đại học Công nghệ chia sẻ, việc giảng dạy Tin học và CNTT hiện nay tại Việt Nam rất lạc hậu. Điều này gây tổn hại lớn đến ngành Công nghệ thông tin cũng như làm suy yếu một trong những tư duy khoa học quan trọng thời hiện đại.
Thầy Phương lấy dẫn chứng ở ngay Đại học Công nghệ, chỉ có khoảng 1/4 số sinh viên vào thẳng của khoa CNTT, Đại học Công nghệ là có nền tảng lập trình tốt (phần lớn là học sinh có giải Tin học trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia). Đa phần trong tổng số 3/4 sinh viên còn lại là những người thi đại học ở khối A và A1 thì gần như chưa biết gì về lập trình, và phải dạy lại từ đầu. "Sau này, gần như đại đa số sinh viên có thành tựu tại trường đại học đều là những học sinh chuyên Tin từ cấp 3", thầy Phương cho biết thêm.
Ở cấp THPT tại Việt Nam hiện nay, Tin học là môn tự chọn, không nằm trong số các môn thi tốt nghiệp. Kết quả học tập môn Tin học cũng không dùng để xét tuyển đại học, cho dù vào các khoa CNTT. Học sinh sau khi học xong nhiều em không tự làm được những bài tập lập trình cơ bản.
Trong khi đó, sự phát triển của mọi quốc gia đang gắn liền với cuộc cách mạng 4.0. Nhờ máy tính và công nghệ số mà nhiều thay đổi sẽ xảy ra trong lao động, sản xuất, khoa học, công nghệ. Vì vậy, có tư duy tốt về thuật toán và thành thạo kỹ năng lập trình sẽ giúp học sinh nâng cao sự tự tin, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện tốt. Từ đó, các em sẽ có định hướng nghề nghiệp sớm và thấy được khả năng ứng dụng vào thực tế của Toán học và Tin học.

Thành thạo kỹ năng lập trình sẽ giúp học sinh nâng cao sự tự tin và sáng tạo.
Cách giảng dạy tốt CNTT trong trường phổ thông
Trên thế giới, Anh là quốc gia đầu tiên quy định lập trình là môn học bắt buộc trong các trường tiểu học và trung học, với chương trình phù hợp cho từng lứa tuổi.
Theo nguồn tin mới nhất từ Nikkei, Nhật Bản, từ tháng 4/2020, Nhật cũng chính thức đưa Lập trình máy tính trở thành môn học bắt buộc tại các trường phổ thông, trong đó, các môn lập trình cơ bản sẽ được dạy từ lớp 5.
Tại Việt Nam, nhận thấy tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc giảng dạy công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có phương án cải tiến môn Tin học trong chương trình Giáo dục Phổ thông mới.
Trong bài viết chia sẻ 10 điểm mới nổi bật của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới môn Tin học so với chương trình hiện hành, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm - Chủ biên chương trình môn Tin học cho biết: "Trong chương trình mới, giáo dục Tin học có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, sáng tạo tri thức trong thời đại cách mạng công nghiệp. Công nghệ số là nền tảng tạo phương thức sản xuất thông minh mang tính toàn cầu hóa, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời".
Cụ thể, ở chương trình Giáo dục Phổ thông mới, tin học được xác định là môn bắt buộc có phân hóa ở cấp tiểu học và THCS. Riêng ở THPT, Tin học phân hóa theo hai định hướng Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm cho hay.
Như vậy, việc giúp học sinh học giỏi Tin học từ bây giờ để chuẩn bị tốt cho tương lai là điều cần thiết. "Giáo viên Tin học có thể chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật chương trình học mới từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thể dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết, hữu ích hơn. Phụ huynh có thể hỗ trợ con bằng cách tạo điều kiện cho con học và theo đuổi đam mê Tin học", đại diện Hệ thống Giáo dục Học Mãi cho biết.
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng môn Tin học vào phát triển năng lực cho học sinh tại các trường phổ thông, hội thảo Giáo dục Phổ thông môn Tin học do Đại học trực tuyến FUNiX cùng Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội, ngày 15/11.
Tham gia trình bày tham luận tại hội thảo có PGS.TS. Hồ Sĩ Đàm - Chủ biên Chương trình môn Tin học phổ thông mới cùng những chuyên gia Giáo dục trong nước như ông Nguyễn Thành Nam, Founder FUNiX; ông Phạm Giang Linh - Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục Học Mãi; thầy Bùi Việt Hà - Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường; cô Nguyễn Quỳnh Chi Trưởng Phòng Phát triển Chương trình FUNiX & Giảng viên CNTT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, thầy Nguyễn Văn Hạnh - Giám đốc Tổ chức The Dariu Foundation... Đặc biệt, hai chuyên gia Giáo dục nước ngoài là thầy I Chang Tsai - Phó chủ tịch, Viện trưởng Viện Giáo dục số, Viện Công nghiệp Thông tin Đài Loan và thầy Victor T.S. Horng, Giám đốc cấp cao, Tập đoàn Công nghệ Hon Hai cũng tham dự hội thảo
Các chuyên gia sẽ luận bàn về việc dạy và học môn Tin học phổ thông theo định hướng tiếp cận sớm với CNTT từ bậc học phổ thông ở một số nước trên thế giới và định hướng triển khai của Việt Nam trong thời gian tới.
Trên thế giới, Anh là quốc gia đầu tiên quy định lập trình là môn học bắt buộc trong các trường tiểu học và trung học, với chương trình phù hợp cho từng lứa tuổi.
Theo nguồn tin mới nhất từ Nikkei, Nhật Bản, từ tháng 4/2020, Nhật cũng chính thức đưa Lập trình máy tính trở thành môn học bắt buộc tại các trường phổ thông, trong đó, các môn lập trình cơ bản sẽ được dạy từ lớp 5.
Tại Việt Nam, nhận thấy tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc giảng dạy công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có phương án cải tiến môn Tin học trong chương trình Giáo dục Phổ thông mới.
Trong bài viết chia sẻ 10 điểm mới nổi bật của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới môn Tin học so với chương trình hiện hành, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm - Chủ biên chương trình môn Tin học cho biết: "Trong chương trình mới, giáo dục Tin học có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, sáng tạo tri thức trong thời đại cách mạng công nghiệp. Công nghệ số là nền tảng tạo phương thức sản xuất thông minh mang tính toàn cầu hóa, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời".
Cụ thể, ở chương trình Giáo dục Phổ thông mới, tin học được xác định là môn bắt buộc có phân hóa ở cấp tiểu học và THCS. Riêng ở THPT, Tin học phân hóa theo hai định hướng Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sĩ Đàm cho hay.
Như vậy, việc giúp học sinh học giỏi Tin học từ bây giờ để chuẩn bị tốt cho tương lai là điều cần thiết. "Giáo viên Tin học có thể chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật chương trình học mới từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thể dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết, hữu ích hơn. Phụ huynh có thể hỗ trợ con bằng cách tạo điều kiện cho con học và theo đuổi đam mê Tin học", đại diện Hệ thống Giáo dục Học Mãi cho biết.
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng môn Tin học vào phát triển năng lực cho học sinh tại các trường phổ thông, hội thảo Giáo dục Phổ thông môn Tin học do Đại học trực tuyến FUNiX cùng Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội, ngày 15/11.
Tham gia trình bày tham luận tại hội thảo có PGS.TS. Hồ Sĩ Đàm - Chủ biên Chương trình môn Tin học phổ thông mới cùng những chuyên gia Giáo dục trong nước như ông Nguyễn Thành Nam, Founder FUNiX; ông Phạm Giang Linh - Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục Học Mãi; thầy Bùi Việt Hà - Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường; cô Nguyễn Quỳnh Chi Trưởng Phòng Phát triển Chương trình FUNiX & Giảng viên CNTT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, thầy Nguyễn Văn Hạnh - Giám đốc Tổ chức The Dariu Foundation... Đặc biệt, hai chuyên gia Giáo dục nước ngoài là thầy I Chang Tsai - Phó chủ tịch, Viện trưởng Viện Giáo dục số, Viện Công nghiệp Thông tin Đài Loan và thầy Victor T.S. Horng, Giám đốc cấp cao, Tập đoàn Công nghệ Hon Hai cũng tham dự hội thảo
Các chuyên gia sẽ luận bàn về việc dạy và học môn Tin học phổ thông theo định hướng tiếp cận sớm với CNTT từ bậc học phổ thông ở một số nước trên thế giới và định hướng triển khai của Việt Nam trong thời gian tới.
10 điểm mới của môn Tin học trong chương trình phổ thông mới
Môn Tin học trong chương trình phổ thông mới cung cấp cho học sinh kiến thức về Học vấn số hóa phổ thông, CNTT và truyền thông, Khoa học máy tính.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Cẩm Hà, nhiều năm qua, chương trình môn Tin học gặp không ít bất cập trong quá trình triển khai do có một số quan niệm sai lầm như: Đồng nhất việc học Tin ở phổ thông với học sử dụng máy tính và phần mềm; chưa coi trọng mạch kiến thức Khoa học máy tính; tích hợp môn Tin học với môn Công nghệ.
Chương trình môn Tin học năm 2018 có những cách tiếp cận, định hướng phát triển mới, cùng nhiều nội dung cập nhật tri thức Công nghệ số - yếu tố nền tảng của Cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể, chương trình sẽ có 10 điểm mới so với chương trình hiện hành.

Biểu đồ Ba mạch kiến thức CS, DL và ICT hòa quyện trong chương trình môn tin học 2018
1. Tin học là môn bắt buộc
Điểm mới đầu tiên có tính tiên quyết là môn tin học sẽ là môn học bắt buộc có phân hóa, dạy từ lớp 3 đến lớp 9 (trong chương trình hiện hành là môn tự chọn). Ở bậc THPT, môn Tin học có vị trí bình đẳng với các môn khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý... và được phân hóa theo hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính. Như vậy, vị trí mới này sẽ là tiền đề dẫn đến những thay đổi trong đầu tư cơ sở vật chất, biên chế giáo viên và cách nhìn nhận của xã hội và các cấp quản lý về môn tin học.
2. Tiếp cận theo năng lực và có tính mở
Chương trình môn Tin học được xác định là môn cốt lõi giúp hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học. Chương trình sẽ không đưa ra ràng buộc về chủng loại thiết bị hay phần mềm, không phân biệt phần mềm nguồn mở hay phần mềm thương mại, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo vận dụng linh hoạt. Thời lượng phân phối cho các lớp là cố định nhưng các tác giả sách giáo khoa và cơ sở giáo dục tùy điều kiện thực tế của địa phương để điều chỉnh linh hoạt thời lượng dành cho các chủ đề trong chương trình trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cần đạt, PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, chủ biên chương trình môn Tin học năm 2018 cho biết.

PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, chủ biên chương trình môn Tin học năm 2018
Điểm mới đầu tiên có tính tiên quyết là môn tin học sẽ là môn học bắt buộc có phân hóa, dạy từ lớp 3 đến lớp 9 (trong chương trình hiện hành là môn tự chọn). Ở bậc THPT, môn Tin học có vị trí bình đẳng với các môn khác như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý... và được phân hóa theo hai định hướng: Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính. Như vậy, vị trí mới này sẽ là tiền đề dẫn đến những thay đổi trong đầu tư cơ sở vật chất, biên chế giáo viên và cách nhìn nhận của xã hội và các cấp quản lý về môn tin học.
2. Tiếp cận theo năng lực và có tính mở
Chương trình môn Tin học được xác định là môn cốt lõi giúp hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học. Chương trình sẽ không đưa ra ràng buộc về chủng loại thiết bị hay phần mềm, không phân biệt phần mềm nguồn mở hay phần mềm thương mại, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo vận dụng linh hoạt. Thời lượng phân phối cho các lớp là cố định nhưng các tác giả sách giáo khoa và cơ sở giáo dục tùy điều kiện thực tế của địa phương để điều chỉnh linh hoạt thời lượng dành cho các chủ đề trong chương trình trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cần đạt, PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, chủ biên chương trình môn Tin học năm 2018 cho biết.

PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, chủ biên chương trình môn Tin học năm 2018
3. Ba mạch kiến thức hòa quyện
Môn Tin học cung cấp cho học sinh 3 mạch kiến thức: Học vấn số hóa phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và Khoa học máy tính (CS). Mạch kiến thức này giúp học sinh bước đầu hiểu các nguyên tắc cơ bản và thực hành của tư duy máy tính, tư duy tự động hóa, có khả năng thích ứng với những tiến bộ và thiết bị công nghệ số mới sẽ xuất hiện trong tương lai và tạo nền tảng cơ bản cho việc thiết kế, phát triển các hệ thống máy tính.
4. Cách tiếp cận mới về thuật toán và lập trình
Trong chương trình hiện hành, nội dung lập trình và thuật toán dạy tập trung ở lớp 8 và lớp 11 theo cách tiếp cận nội dung mang tính hàn lâm. Theo PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, nội dung thuật toán, cấu trúc dữ liệu và lập trình là thành phần cơ bản của Khoa học máy tính giúp hình thành và phát triển tư duy máy tính. Chương trình năm 2018 đưa nội dung đó trải rộng trong cả 3 cấp học, chú trọng phương pháp dạy học tích cực, ở giai đoạn giáo dục cơ bản sử dụng các ngôn ngữ lập trình trực quan, hiện đại, phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh tự làm ra được sản phẩm số, gây hứng thú học tập và sáng tạo.
5. Chú trọng thực hành trải nghiệm sáng tạo và làm ra sản phẩm số
Việc dạy học thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn đề cụ thể, thiết thực, nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn học áp dụng công nghệ số để hiểu và giải quyết vấn đề thực tế trong môi trường số, sáng tạo ra các sản phẩm của cá nhân, của nhóm.

PGS.TS Hồ Cẩm Hà, thuộc Ban phát triển chương trình môn Tin học năm 2018
Môn Tin học cung cấp cho học sinh 3 mạch kiến thức: Học vấn số hóa phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và Khoa học máy tính (CS). Mạch kiến thức này giúp học sinh bước đầu hiểu các nguyên tắc cơ bản và thực hành của tư duy máy tính, tư duy tự động hóa, có khả năng thích ứng với những tiến bộ và thiết bị công nghệ số mới sẽ xuất hiện trong tương lai và tạo nền tảng cơ bản cho việc thiết kế, phát triển các hệ thống máy tính.
4. Cách tiếp cận mới về thuật toán và lập trình
Trong chương trình hiện hành, nội dung lập trình và thuật toán dạy tập trung ở lớp 8 và lớp 11 theo cách tiếp cận nội dung mang tính hàn lâm. Theo PGS.TS Hồ Sĩ Đàm, nội dung thuật toán, cấu trúc dữ liệu và lập trình là thành phần cơ bản của Khoa học máy tính giúp hình thành và phát triển tư duy máy tính. Chương trình năm 2018 đưa nội dung đó trải rộng trong cả 3 cấp học, chú trọng phương pháp dạy học tích cực, ở giai đoạn giáo dục cơ bản sử dụng các ngôn ngữ lập trình trực quan, hiện đại, phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh tự làm ra được sản phẩm số, gây hứng thú học tập và sáng tạo.
5. Chú trọng thực hành trải nghiệm sáng tạo và làm ra sản phẩm số
Việc dạy học thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn đề cụ thể, thiết thực, nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn học áp dụng công nghệ số để hiểu và giải quyết vấn đề thực tế trong môi trường số, sáng tạo ra các sản phẩm của cá nhân, của nhóm.

PGS.TS Hồ Cẩm Hà, thuộc Ban phát triển chương trình môn Tin học năm 2018
6. Văn hóa ứng xử trong thế giới số
Nói về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, pháp luật và văn hóa ứng xử trong thế giới số, PGS.TS Hồ Cẩm Hà, thuộc Ban phát triển chương trình môn Tin học năm 2018 nhận định: "Trong thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thế giới ảo, nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật cần phải được quan tâm đúng mức".
7. Chú trọng định hướng nghề nghiệp
Trong thời đại số, Tin học cần thiết cho mọi ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học. Chủ đề mới Hướng nghiệp với tin học từ lớp 8 đến lớp 12 và chương trình ở THPT phân hóa hai định hướng là Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính giúp học sinh định hướng lựa chọn đúng nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học và ứng dụng tin học theo sở trường và khả năng của họ.
8. Chú trọng giáo dục STEM, tài chính, bình đẳng giới
Chương trình thông qua một số chủ đề học tập, đặc biệt thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm ra sản phẩm nhằm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất năng lực chung và năng lực đặc thù môn Tin học, đồng thời còn góp phần giáo dục hướng nghiệp, giáo dục CS- STEM, giáo dục bình đẳng giới và giáo dục tài chính.
9. Chú trọng giáo dục CPS (cyber-physical system)
Chương trình tích hợp các hệ thống kỹ thuật số, hệ thống vật lý, các cảm biến, truyền động và yếu tố con người trên cơ sở hạ tầng mạng để cung cấp một hệ thống tương tác. Chia sẻ về lý do Ban phát triển chương trình lựa chọn các chủ đề mới trong lĩnh vực giáo dục CPS như AI, học máy, robot giáo dục, Khoa học dữ liệu... ở mức tối giản và phù hợp tâm sinh lý học trò để đưa vào chương trình Tin học năm 2018, thầy Đàm cho biết, những chủ đề này đã được các nước tiên tiến trên thế giới nghiên cứu và đưa vào giảng dạy, cũng như được đề cập thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Vì vậy, việc Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất để giảng dạy CPS trong nhà trường Phổ thông là một quyết định mang tính chiến lược và nhân văn, giúp học sinh Việt Nam, đặc biệt là các em ở vùng sâu vùng xa có cơ hội tiếp cận với các lĩnh vực tin học hiện đại.
10. Chương trình học tương đương chương trình các quốc gia khác
Chương trình tin học năm 2018 đã kế thừa những ưu điểm trong chương trình hiện hành và tiếp thu khai thác chương trình Tin học ở các nước tiên tiến, đặc biệt là Anh và Mỹ.
Tiến sĩ Lee Choo Mooi - Chuyên gia giáo dục, nhà khoa học đến từ Singapore, với tư cách là chuyên gia quốc tế phản biện Chương trình môn Tin học của Việt Nam, đã lập bảng đối sánh chi tiết theo từng mạch kiến thức, theo từng chủ đề lớn cả về nội dung và yêu cầu cần đạt trong chương trình tin học của Việt Nam và chương trình tin học của Anh, HongKong, New Zealand và Singapore. Từ đó bà đưa ra những nhận xét: "Các chủ đề trong chương trình Tin học năm 2018 của Việt Nam tương tự với chương trình mà nhiều quốc gia đang giảng dạy cho học sinh ở độ tuổi phổ thông. Yêu cầu cần đạt về kết quả học tập có sự phù hợp và có sự tăng trưởng cấp độ cho các chủ đề ở mỗi cấp. Vì vậy, chương trình Tin học của Việt Nam có sự tương đương như chương trình của các quốc gia khác".
Nói về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, pháp luật và văn hóa ứng xử trong thế giới số, PGS.TS Hồ Cẩm Hà, thuộc Ban phát triển chương trình môn Tin học năm 2018 nhận định: "Trong thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thế giới ảo, nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật cần phải được quan tâm đúng mức".
7. Chú trọng định hướng nghề nghiệp
Trong thời đại số, Tin học cần thiết cho mọi ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học. Chủ đề mới Hướng nghiệp với tin học từ lớp 8 đến lớp 12 và chương trình ở THPT phân hóa hai định hướng là Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính giúp học sinh định hướng lựa chọn đúng nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học và ứng dụng tin học theo sở trường và khả năng của họ.
8. Chú trọng giáo dục STEM, tài chính, bình đẳng giới
Chương trình thông qua một số chủ đề học tập, đặc biệt thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo làm ra sản phẩm nhằm góp phần hình thành và phát triển phẩm chất năng lực chung và năng lực đặc thù môn Tin học, đồng thời còn góp phần giáo dục hướng nghiệp, giáo dục CS- STEM, giáo dục bình đẳng giới và giáo dục tài chính.
9. Chú trọng giáo dục CPS (cyber-physical system)
Chương trình tích hợp các hệ thống kỹ thuật số, hệ thống vật lý, các cảm biến, truyền động và yếu tố con người trên cơ sở hạ tầng mạng để cung cấp một hệ thống tương tác. Chia sẻ về lý do Ban phát triển chương trình lựa chọn các chủ đề mới trong lĩnh vực giáo dục CPS như AI, học máy, robot giáo dục, Khoa học dữ liệu... ở mức tối giản và phù hợp tâm sinh lý học trò để đưa vào chương trình Tin học năm 2018, thầy Đàm cho biết, những chủ đề này đã được các nước tiên tiến trên thế giới nghiên cứu và đưa vào giảng dạy, cũng như được đề cập thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Vì vậy, việc Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất để giảng dạy CPS trong nhà trường Phổ thông là một quyết định mang tính chiến lược và nhân văn, giúp học sinh Việt Nam, đặc biệt là các em ở vùng sâu vùng xa có cơ hội tiếp cận với các lĩnh vực tin học hiện đại.
10. Chương trình học tương đương chương trình các quốc gia khác
Chương trình tin học năm 2018 đã kế thừa những ưu điểm trong chương trình hiện hành và tiếp thu khai thác chương trình Tin học ở các nước tiên tiến, đặc biệt là Anh và Mỹ.
Tiến sĩ Lee Choo Mooi - Chuyên gia giáo dục, nhà khoa học đến từ Singapore, với tư cách là chuyên gia quốc tế phản biện Chương trình môn Tin học của Việt Nam, đã lập bảng đối sánh chi tiết theo từng mạch kiến thức, theo từng chủ đề lớn cả về nội dung và yêu cầu cần đạt trong chương trình tin học của Việt Nam và chương trình tin học của Anh, HongKong, New Zealand và Singapore. Từ đó bà đưa ra những nhận xét: "Các chủ đề trong chương trình Tin học năm 2018 của Việt Nam tương tự với chương trình mà nhiều quốc gia đang giảng dạy cho học sinh ở độ tuổi phổ thông. Yêu cầu cần đạt về kết quả học tập có sự phù hợp và có sự tăng trưởng cấp độ cho các chủ đề ở mỗi cấp. Vì vậy, chương trình Tin học của Việt Nam có sự tương đương như chương trình của các quốc gia khác".
Nhật Anh tổng hợp (theo VnExpress.net)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Hơn 300 thanh niên khu vực miền Bắc tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ năm 2023
- Ngày Sách Việt Nam
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
- THANH NIÊN VIỆT NAM TIÊN PHONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật
- NASA hợp tác với Nhật Bản để lấy mẫu mặt trăng sao Hỏa
- Tiến sĩ Việt phát triển hệ thống xử lý mẫu DNA kích hoạt bằng giọng nói
- Những con số kỷ lục cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới 2023
- Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo nên chiếc cánh công nghệ Việt Nam
- Thông báo danh sách thí sinh vào Vòng chung kết Quốc gia MOSWC – VIETTEL 2023
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận