CEO JV: “Đất cho các doanh nghiệp đi sau còn rất nhiều nếu tạo được sự khác biệt”

Thứ sáu, 06/10/2017

JupViec là công ty chuyên cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình theo giờ được thành lập năm 2012, từ sáng đến tối, ở lại nhà... Hiện đơn vị tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động giúp việc hoạt động tại Hà Nội với 60.000 khách hàng
JupViec là công ty chuyên cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình theo giờ (thành lập năm 2012), từ sáng đến tối, ở lại nhà... Hiện đơn vị tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động giúp việc hoạt động tại Hà Nội với 60.000 khách hàng


Người sáng lập và giám đốc điều hành Phan Hồng Minh

CEO Phan Hồng Minh có cách nhìn đơn giản. Minh chỉ tính năm nay sẽ tập trung vào việc tăng tỷ lệ ứng dụng công nghệ vào quản lý con người để từ đó tăng chất lượng dịch vụ. Công ty cũng sẽ mở rộng mô hình ở TP.HCM và một số thành phố lớn: “Quan điểm kinh doanh của tôi rất đơn giản, đó là phải làm tốt từng việc đơn giản”, Phan Hồng Minh chia sẻ.

Hiện tốc độ tăng trưởng trung bình của công ty là gấp đôi sau mỗi năm. Dự án này đạt giải nhì cuộc thi Startup Việt 2016 do VnExpress tổ chức. 

"Một năm sau cuộc thi, công ty phát triển thêm được nhiều khách hàng và uy tín với các đối tác cũng tăng lên nhiều. Ngoài ra, cơ hội chia sẻ trong cuộc thi cũng giúp khách hàng hiểu và thông cảm hơn với những khó khăn mà một startup đang phải trải qua", anh nói.

Là người sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành Công ty - chủ sở hữu website chuyên cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình, Phan Hồng Minh cho biết, mục tiêu khi khởi nghiệp cũng rất đơn giản, đó là kết nối nhu cầu tìm việc của các nữ lao động phổ thông cần việc làm ổn định và nhu cầu tìm người giúp việc tin cậy của các gia đình ở Hà Nội. Chia sẻ với báo Đầu tư, Không phải quá khó khi phát hiện nhu cầu này khi cuộc sống đô thị đang kéo người phụ nữ của các gia đình lấn sâu hơn vào công việc xã hội, thời gian dành cho việc nhà không còn nhiều, trong khi đó, phụ nữ ở nông thông không có việc làm ổn định, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống:“Tôi nghĩ là nếu kết nối hai nhu cầu này lại với nhau, thì phụ nữ ở nông thôn, nghèo sẽ có công việc và thu nhập tốt; phụ nữ ở thành thị sẽ có thêm thời gian rảnh rỗi chăm lo cho gia đình và tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội”, ông Minh kể lại những ngày đầu khởi nghiệp.
 
 

Những bước ban đầu khó khăn của starup


Thời gian đầu khởi nghiệp, có hai từ luôn trong trí nhớ của Phan Hồng Minh là “làm điên cuồng”. Để tiết kiệm chi phí, song song với việc quảng cáo trực tuyến, anh và các thành viên trong hội đồng quản trị đặt mục tiêu mỗi người phải kiếm được ít nhất 5 khách hàng, để từ đó lan rộng dần ra. Bản thân anh và các thành viên trong Công ty phải đi phát tờ rơi ở các chung cư vào buổi tối để tìm khách hàng, có chỗ bị bảo vệ đuổi không cho vào.

Nhờ chăm chỉ làm việc nên sau vài tháng đã có vài chục khách hàng, khách hàng thấy nhân viên nhiệt tình nên tin tưởng giới thiệu bạn bè. Anh Minh cho biết, có đến 40% nguồn khách hàng hiện nay đến từ việc giới thiệu của khách hàng hiện hữu.

Nhưng có bắt tay vào việc, mới thấy kiếm khách hàng khó một, nhưng kiếm người giúp việc khó mười. Phan Hồng Minh kể, thời gian đầu có khá nhiều bạn sinh viên tham gia, nhóm này dễ tuyển, nhưng có điểm yếu là không gắn bó với công việc. Công ty phải đi từng ngõ ngách, phòng trọ… để tuyển công nhân chuyên làm vệ sinh vì xác định đó là những người sẽ xác định dọn vệ sinh là một nghề.

Tìm được người, nhưng số không đáp ứng yêu cầu cũng khá nhiều vì không phải ai cũng quen với việc cung cấp giấy tờ rõ ràng, khám sức khỏe hay tham gia các khóa đào tạo của Công ty.

Ngay năm đầu tiên, hợp đồng Tết của Công ty do... toàn bộ nhân viên văn phòng và bộ phận quản lý thực hiện vì... nhân viên giúp việc bỏ về quê ăn Tết. “Nhưng chúng tôi không thể làm dễ mình, vì nếu không làm tốt, làm chặt ngay từ đầu, cơ hội để phát triển không có, nghĩa là mục tiêu tìm việc cho người lao động cũng không thể thực hiện được”, anh Minh kể.

Cho tới thời điểm này, anh Minh cho biết đã phục vụ khách hàng ở tất cả các quận ở Hà Nội, ước tính hơn 10.000 người. Nguồn thu của Công ty đến từ phí môi giới các hợp đồng thành công. Công ty vẫn trong giai đoạn phát triển thị trường nên doanh thu phần lớn được tái đầu tư vào hệ thống công nghệ.


Đội ngũ nhân viên thực hiện công việc chuyên nghiệp
 

Sự kiên đinh mục tiêu là nền móng thành công


Ở tuổi 36, quyết định khởi nghiệp ở lĩnh vực “khó xơi”, nhiều người cho rằng, đó là cách “bước ra khỏi vùng an toàn”. Vì thực tế, mô hình kinh tế chia sẻ còn khá mới ở Việt Nam, cần rất nhiều nguồn lực để định hướng thị trường, trong khi khởi nghiệp có nghĩa là bắt đầu bằng những con số không: “Nhưng đất cho các doanh nghiệp đi sau như chúng tôi vẫn còn nhiều, nếu như chúng tôi tạo ra được sự khác biệt”.

Sự khác biệt mà CEO Phan Hồng Minh kiên định xác định chính là sự bài bản và chuyên nghiệp, nghĩa là chọn cách làm khó nhất ngay từ đầu. Công ty cung cấp đầy đủ thông tin, tình trạng sức khỏe cũng như kiến thức, kỹ năng cụ thể của người giúp việc. Theo đó, khách hàng có thể xem trước các thông tin chi tiết về người giúp việc như: video phỏng vấn, thông tin cá nhân, kinh nghiệm, thời gian làm việc, chi phí... Từ đó, khách hàng có thể lựa chọn cho mình người giúp việc phù hợp nhất.

Trong năm qua, công ty cũng giới thiệu phiên bản ứng dụng mới dành cho khách hàng và nhân viên như xem thông tin về mức thu nhập, số giờ làm, lịch làm việc, quãng đường di chuyển đến nhà khách hàng... Định hướng trong thời gian tới của đơn vị là duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng thông qua tập trung vào đào tạo và áp dụng công nghệ trong đào tạo và tổ chức vận hành.
 
Đặc biệt, Công ty đã đưa vào vận hành Trung tâm đào tạo người giúp việc theo tiêu chuẩn Singapore, được sự bảo trợ từ Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD), đơn vị uy tín và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Như vậy, việc kết hợp với CAV, Phan Hồng Minh chắc chắn sẽ còn nhiều việc để làm.

Đánh giá về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam với Vnexpress, nhà sáng lập cho biết trong thời gian qua có nhiều thay đổi và phát triển đáng kể. Điển hình là thanh toán trực tuyến và nền tảng Internet đã tốt hơn trước. Ngoài ra, sự tham gia của các ông lớn cũng giúp người dùng Việt Nam quen với việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh. 
 
Bên cạnh đó, trải nghiệm trong 5 năm tham gia cộng đồng khởi nghiệp, anh Minh cho rằng người làm startup rất nhiệt tình và máu lửa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ trải nghiệm thực tế và đó chính là điểm bất lợi. Khi đó, gặp việc gì cũng dễ cảm thấy khó khăn, thiếu thốn và không có định hướng để giải quyết vấn đề. 

Ngoài ra, startup còn chịu áp lực từ những phản hồi của cộng đồng. CEO dẫn chứng ở các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật, doanh nghiệp startup dù sản phẩm chưa tốt nhưng phần lớn vẫn được người dân trong nước chấp nhận và góp ý theo hướng tích cực. Từ đó, họ có cơ hội tiếp nhận góp ý, cải tiến sản phẩm và có cơ hội thành công hay vươn ra thị trường nước ngoài. 

"Ở Việt Nam thì khi sản phẩm mới ra đời ít khi nhận được ủng hộ tương tự từ cộng đồng. Vì bản thân chúng ta đều đang nghi ngờ nhiều quá. Nếu được Nhà nước và các báo đài lớn truyền thông thì nhiều startup sẽ có cơ hội lớn mạnh lên rất nhanh", anh chia sẻ. CEO mong muốn vấn đề về hạ tầng như Internet, pháp lý, kế toán... sẽ được đơn giản hóa và xây dựng bền vững.
 
Thanh Thủy

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×