Chân dung những người Việt trẻ tài năng năm 2018
Chủ nhật, 06/01/2019

Hiện nay, trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới; cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam đã khởi động Chương trình Quốc gia khởi nghiệp.
Hiện nay, trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới; cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam đã khởi động Chương trình Quốc gia khởi nghiệp. Điều này đòi hỏi trình độ cũng như đội ngũ nhân lực về Khoa học và Công nghệ của chúng ta phải ngày càng cao. Đứng trước yêu cầu này, năm 2018 Việt Nam đã xuất hiện nhiều gương mặt trẻ đặc biệt tài năng trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, bằng ý chí quyết tâm, lòng khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, họ đạt được những thành tích rất ấn tượng và xuất sắc ở tầm khu vực cũng như thế giới, góp phần mang lại niềm tự hào cho đất nước.
Dưới đây là những thành tích đặc biệt ấn tượng, rất đáng tự hào của những người Việt trẻ tài năng này.
Dưới đây là những thành tích đặc biệt ấn tượng, rất đáng tự hào của những người Việt trẻ tài năng này.
1. Chân dung chàng kỹ sư người Việt bé nhỏ đang nắm giữ bộ não của gã khổng lồ Google
"Quái kiệt" Lê Viết Quốc khiến Việt Nam tự hào bởi anh chính là một nhân vật quan trọng với Google được biết đến với cái tên "Google Brain" - nhà khoa học AI lừng danh trong giới công nghệ.
Từ cậu học trò nghèo đến "quái kiệt" khiến máy móc biết suy tư
Lê Viết Quốc sinh năm 1982 tại một ngôi làng nhỏ không có điện ở Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Viết Quốc vùi đầu trong thư viện hàng ngày, anh say mê đọc các cuốn sách về những phát minh vĩ đại và ước mơ một ngày nào đó, mình cũng sẽ có tên trong danh sách ấy.
Năm 14 tuổi, Quốc quyết định rằng, phát minh hữu ích nhất cho nhân loại có lẽ là một cái máy đủ thông minh để có thể tự tạo ra các sáng chế - một ý tưởng siêu việt đến từ thế giới tương lai.
Nhưng chính ước mơ cháy bỏng của tuổi thơ đó đã đưa Viết Quốc đến với con đường trở thành một người tiên phong nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo.
Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Viết Quốc được trao học bổng toàn phần của Chính phủ Australia để theo học đại học tại Đại học Quốc gia Australia.
Năm 2007, Viết Quốc sang Đức làm nghiên cứu với viện Max Planck Biological Cybernetics. Cùng thời gian đó, anh nộp hồ sơ làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Stanford và được chấp nhận.

"Bộ não của Google" Lê Viết Quốc.
Ở Stanford, Viết Quốc đã tìm ra được cách làm thế nào để tăng tốc độ xử lý dữ liệu với độ lớn gấp hàng ngàn lần bằng việc xây dựng các mạng neurone thần kinh mô phỏng.
Năm 2011, Lê Viết Quốc và nghiên cứu sinh Google Jeff Dean, nhà nghiên cứu Greg Corrado làm việc tại Google cùng cố vấn Tiến sĩ Andrew Ng - hiện là Giám đốc nghiên cứu của Baidu, hãng công nghệ tìm kiếm khổng lồ tại Trung Quốc. 4 nhà khoa học tài năng đã sáng lập ra Google Brain với mục đích là khai phá về "Học sâu" (Deep Learning) trên cơ sở khối lượng dữ liệu khổng lồ của Google. Deep Learning là một thuật toán có thể giúp giải quyết hàng loạt vấn đề như giáo dục, biến đổi khí hậu... Ví dụ, sử dụng các cảm biến từ xa, dữ liệu môi trường trên thế giới sẽ được theo dõi và ghi lại.
Năm 2012, Viết Quốc công bố một nghiên cứu về Deep Learning. Theo đó, anh đã phát triển một mô hình mạng lưới neurone chuyên sâu có thể nhận ra mèo dựa trên 10 triệu hình ảnh kỹ thuật số từ Youtube, cũng như hơn 3.000 bức ảnh trong tập dữ liệu ImageNet.
Khi kết quả nghiên cứu của họ được công bố, nó giống như một công tắc bật nút khởi động cho một cuộc chạy đua quyết liệt ở Facebook, Microsoft và các công ty khác trong quá trình đầu tư vào nghiên cứu công nghệ "học sâu" Deep Learning.
Kể từ đó, nhà khoa học trẻ tuổi này đã giúp đỡ xây dựng các hệ thống Google nhận dạng các từ nói trên điện thoại Android, và tự động đánh dấu (tag) ảnh của bạn trên web, cả hai kỹ thuật đều được hỗ trợ từ công nghệ Deep Learning.
Sau khi rời Stanford vào năm 2013, Viết Quốc chính thức đầu quân cho Google với tư cách một nhà nghiên cứu.
Anh sớm đạt được những đột phá ấn tượng trước khi đề xuất và hoàn thiện trình tự chuỗi cùng các nhà nghiên cứu khác ở Google.
Năm 2016, Viết Quốc và một nhà nghiên cứu khác của Google – Tiến sĩ Barret Zoph đã đề xuất hệ thống tìm kiếm kiến trúc neurone.
Phương thức mới này có thể giúp các nhà nghiên cứu thiết kế một kiến trúc mạng phù hợp với cấu trúc nhân tạo chính xác nhất.

Công nghệ tương lai, trí tuê nhân tạo AI.
Dựa trên những thành công trong nghiên cứu của Viết Quốc, Google đã công bố hệ thống dịch máy neurone (Neural Machine Translation System) sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các bản dịch tốt hơn và tự nhiên hơn.
Đầu năm 2018, Google đã ra mắt AutoML Vision cũng dựa trên những nguyên lý mà Lê Viết Quốc đặt nền móng.
"Tôi mong muốn tạo ra được một cỗ máy có thể nhìn, nghe và hiểu được chúng ta", Quốc nói, nhưng cũng thừa nhận rằng điều đó còn lâu nữa mới xảy ra.
Mấy ai biết được rằng chàng trai có dáng người mảnh khảnh, đeo kính cận dày cộp và khá lặng lẽ trong đám đông ấy chính là người đứng sau sự "thần kỳ" của những dự án đình đám về công nghệ trí tuệ nhân tạo như Google Translate, Google Search.
Năm 2014, tạp chí MIT Technology Review vinh danh Lê Viết Quốc là một trong 35 nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất thế giới vì mục tiêu "giúp cho phần mềm đủ thông minh để hỗ trợ mọi người khiến cuộc sống hàng ngày của họ trở nên dễ chịu".

Ở đế chế Google, Lê Viết Quốc được giao trọng trách quản lý dự án của Google Brain, phụ trách một nhóm nghiên cứu khoảng 25 người.
Như tên gọi, Google Brain đúng là "bộ não của Google", bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu khoảng 5-6 dự án mang tính cách mạng trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhất của nhân loại hiện nay.
Nhóm của Viết Quốc tập trung vào việc phát triển và hoàn thiện công nghệ nhận dạng giọng nói, hình ảnh và dịch thuật.
Đối mặt với những thuật ngữ và kiến thức hàn lâm, Viết Quốc có cách diễn giải dễ hiểu, khiến cho những người ngoại đạo cũng có thể hiểu được vài nguyên lý cơ bản mà công nghệ AI đang vận hành.
Anh chính là người đã đóng góp đáng kể trong việc phát triển Google Translate (công cụ dịch của Google) được biết đến là sản phẩm tiện ích khó tin cho người dùng.

Ước mơ xây dựng kỷ nguyên công nghệ AI tại Việt Nam
Phụ trách những dự án công nghệ mang tính cách mạng nhân loại, nhưng Viết Quốc lại có cuộc sống bình dị và cân bằng trái ngược với suy nghĩ phức tạp của nhiều người. "Học AI giống như lái máy bay vậy, bạn có thể đọc sách về lái máy bay nhưng không thể lên máy bay mà lái được ngay. Bạn phải tập lái máy bay hàng nghìn giờ mới có thể tự tin điều khiển máy bay", Viết Quốc ví von.

Tại thung lũng Silicon, nơi Viết Quốc đang làm việc, hiện có khoảng hơn 100 kỹ sư người Việt đang làm việc và họ đã tạo thành một cộng đồng nhỏ tương trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên, trăn trở lớn nhất với Lê Viết Quốc đó chính là một tương lai công nghệ trên chính quê hương của mình. Hơn nữa, ngành công nghiệp AI đòi hỏi trung bình từ 1 triệu nhân lực bao gồm kỹ sư, nhà nghiên cứu, nhà phát triển,... Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 10.000 nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mỗi năm.
Người hùng Google Lê Viết Quốc từng nhận định rằng Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng trong phát triển CNTT cụ thể là công nghệ AI - yếu tố được coi là "trái tim" của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Song Việt Nam đang thiếu nhiều "vật liệu" để xây dựng. Muốn phát triển, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư mạnh vào 3 mảng chính đó là giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nguồn dữ liệu mở, và tạo ra mối liên kết giữa các trường đại học Việt Nam với nguồn trí thức, cộng đồng thế giới.
Từ cậu học trò nghèo đến "quái kiệt" khiến máy móc biết suy tư
Lê Viết Quốc sinh năm 1982 tại một ngôi làng nhỏ không có điện ở Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Viết Quốc vùi đầu trong thư viện hàng ngày, anh say mê đọc các cuốn sách về những phát minh vĩ đại và ước mơ một ngày nào đó, mình cũng sẽ có tên trong danh sách ấy.
Năm 14 tuổi, Quốc quyết định rằng, phát minh hữu ích nhất cho nhân loại có lẽ là một cái máy đủ thông minh để có thể tự tạo ra các sáng chế - một ý tưởng siêu việt đến từ thế giới tương lai.
Nhưng chính ước mơ cháy bỏng của tuổi thơ đó đã đưa Viết Quốc đến với con đường trở thành một người tiên phong nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo.
Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Viết Quốc được trao học bổng toàn phần của Chính phủ Australia để theo học đại học tại Đại học Quốc gia Australia.
Năm 2007, Viết Quốc sang Đức làm nghiên cứu với viện Max Planck Biological Cybernetics. Cùng thời gian đó, anh nộp hồ sơ làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Stanford và được chấp nhận.

"Bộ não của Google" Lê Viết Quốc.
Ở Stanford, Viết Quốc đã tìm ra được cách làm thế nào để tăng tốc độ xử lý dữ liệu với độ lớn gấp hàng ngàn lần bằng việc xây dựng các mạng neurone thần kinh mô phỏng.
Năm 2011, Lê Viết Quốc và nghiên cứu sinh Google Jeff Dean, nhà nghiên cứu Greg Corrado làm việc tại Google cùng cố vấn Tiến sĩ Andrew Ng - hiện là Giám đốc nghiên cứu của Baidu, hãng công nghệ tìm kiếm khổng lồ tại Trung Quốc. 4 nhà khoa học tài năng đã sáng lập ra Google Brain với mục đích là khai phá về "Học sâu" (Deep Learning) trên cơ sở khối lượng dữ liệu khổng lồ của Google. Deep Learning là một thuật toán có thể giúp giải quyết hàng loạt vấn đề như giáo dục, biến đổi khí hậu... Ví dụ, sử dụng các cảm biến từ xa, dữ liệu môi trường trên thế giới sẽ được theo dõi và ghi lại.
Năm 2012, Viết Quốc công bố một nghiên cứu về Deep Learning. Theo đó, anh đã phát triển một mô hình mạng lưới neurone chuyên sâu có thể nhận ra mèo dựa trên 10 triệu hình ảnh kỹ thuật số từ Youtube, cũng như hơn 3.000 bức ảnh trong tập dữ liệu ImageNet.
Khi kết quả nghiên cứu của họ được công bố, nó giống như một công tắc bật nút khởi động cho một cuộc chạy đua quyết liệt ở Facebook, Microsoft và các công ty khác trong quá trình đầu tư vào nghiên cứu công nghệ "học sâu" Deep Learning.
Kể từ đó, nhà khoa học trẻ tuổi này đã giúp đỡ xây dựng các hệ thống Google nhận dạng các từ nói trên điện thoại Android, và tự động đánh dấu (tag) ảnh của bạn trên web, cả hai kỹ thuật đều được hỗ trợ từ công nghệ Deep Learning.
Sau khi rời Stanford vào năm 2013, Viết Quốc chính thức đầu quân cho Google với tư cách một nhà nghiên cứu.
Anh sớm đạt được những đột phá ấn tượng trước khi đề xuất và hoàn thiện trình tự chuỗi cùng các nhà nghiên cứu khác ở Google.
Năm 2016, Viết Quốc và một nhà nghiên cứu khác của Google – Tiến sĩ Barret Zoph đã đề xuất hệ thống tìm kiếm kiến trúc neurone.
Phương thức mới này có thể giúp các nhà nghiên cứu thiết kế một kiến trúc mạng phù hợp với cấu trúc nhân tạo chính xác nhất.

Công nghệ tương lai, trí tuê nhân tạo AI.
Dựa trên những thành công trong nghiên cứu của Viết Quốc, Google đã công bố hệ thống dịch máy neurone (Neural Machine Translation System) sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các bản dịch tốt hơn và tự nhiên hơn.
Đầu năm 2018, Google đã ra mắt AutoML Vision cũng dựa trên những nguyên lý mà Lê Viết Quốc đặt nền móng.
"Tôi mong muốn tạo ra được một cỗ máy có thể nhìn, nghe và hiểu được chúng ta", Quốc nói, nhưng cũng thừa nhận rằng điều đó còn lâu nữa mới xảy ra.
Mấy ai biết được rằng chàng trai có dáng người mảnh khảnh, đeo kính cận dày cộp và khá lặng lẽ trong đám đông ấy chính là người đứng sau sự "thần kỳ" của những dự án đình đám về công nghệ trí tuệ nhân tạo như Google Translate, Google Search.
Năm 2014, tạp chí MIT Technology Review vinh danh Lê Viết Quốc là một trong 35 nhà phát minh dưới 35 tuổi xuất sắc nhất thế giới vì mục tiêu "giúp cho phần mềm đủ thông minh để hỗ trợ mọi người khiến cuộc sống hàng ngày của họ trở nên dễ chịu".

Ở đế chế Google, Lê Viết Quốc được giao trọng trách quản lý dự án của Google Brain, phụ trách một nhóm nghiên cứu khoảng 25 người.
Như tên gọi, Google Brain đúng là "bộ não của Google", bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu khoảng 5-6 dự án mang tính cách mạng trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến nhất của nhân loại hiện nay.
Nhóm của Viết Quốc tập trung vào việc phát triển và hoàn thiện công nghệ nhận dạng giọng nói, hình ảnh và dịch thuật.
Đối mặt với những thuật ngữ và kiến thức hàn lâm, Viết Quốc có cách diễn giải dễ hiểu, khiến cho những người ngoại đạo cũng có thể hiểu được vài nguyên lý cơ bản mà công nghệ AI đang vận hành.
Anh chính là người đã đóng góp đáng kể trong việc phát triển Google Translate (công cụ dịch của Google) được biết đến là sản phẩm tiện ích khó tin cho người dùng.

Ước mơ xây dựng kỷ nguyên công nghệ AI tại Việt Nam
Phụ trách những dự án công nghệ mang tính cách mạng nhân loại, nhưng Viết Quốc lại có cuộc sống bình dị và cân bằng trái ngược với suy nghĩ phức tạp của nhiều người. "Học AI giống như lái máy bay vậy, bạn có thể đọc sách về lái máy bay nhưng không thể lên máy bay mà lái được ngay. Bạn phải tập lái máy bay hàng nghìn giờ mới có thể tự tin điều khiển máy bay", Viết Quốc ví von.

Tại thung lũng Silicon, nơi Viết Quốc đang làm việc, hiện có khoảng hơn 100 kỹ sư người Việt đang làm việc và họ đã tạo thành một cộng đồng nhỏ tương trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên, trăn trở lớn nhất với Lê Viết Quốc đó chính là một tương lai công nghệ trên chính quê hương của mình. Hơn nữa, ngành công nghiệp AI đòi hỏi trung bình từ 1 triệu nhân lực bao gồm kỹ sư, nhà nghiên cứu, nhà phát triển,... Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng 10.000 nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mỗi năm.
Người hùng Google Lê Viết Quốc từng nhận định rằng Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng trong phát triển CNTT cụ thể là công nghệ AI - yếu tố được coi là "trái tim" của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Song Việt Nam đang thiếu nhiều "vật liệu" để xây dựng. Muốn phát triển, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư mạnh vào 3 mảng chính đó là giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nguồn dữ liệu mở, và tạo ra mối liên kết giữa các trường đại học Việt Nam với nguồn trí thức, cộng đồng thế giới.
2. Nhà khoa học trẻ người Việt phát hiện 8 loài vi khuẩn mới
Nhờ tìm ra các vi khuẩn mới và môi trường thích nghi của chúng có thể ứng dụng để ngăn chặn dịch bệnh trong nuôi trồng nông, thủy sản.
Vẻ ngoài ưa nhìn, với chiều cao 1,8 mét, Nguyễn Việt Hùng (28 tuổi, Đại học New South Wales, Australia) còn gây ấn tượng với những nghiên cứu đặc biệt về các loài vi khuẩn mới và điểm 9.0 IELTS cho 3 kĩ năng: nghe, nói, viết.
Là nghiên cứu sinh trẻ, Hùng là người Việt duy nhất trong số 300 diễn giả có bài nghiên cứu được chọn trình bày trước hơn 2.000 đại biểu, nhà khoa học tại hội nghị chuyên đề lần thứ 17 về Sinh thái và Vi sinh vật (ISME17) vừa tổ chức tại Đức.

Nguyễn Việt Hùng phát biểu trong một sự kiện tại Australia.
Nghiên cứu đã phát hiện 8 loài vi khuẩn mới có ý nghĩa đặc biệt khi ứng dụng vào thực tế. Không chỉ phát hiện, Hùng còn tìm ra phương pháp hiểu cặn kẽ đặc tính để biết chúng có thể sống tốt nhất trong môi trường nào. Khi cần có thể cấy vi khuẩn để phát triển những yếu tố có lợi cho cây trồng, vật nuôi.
Như ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh, các loài thủy sản nhóm giáp xác bị chết hàng loạt. Nguyên nhân ban đầu là do sự thay đổi môi trường, phù sa nên vi khuẩn hữu ích trong môi trường đó mất đi kéo theo sự suy thoái chức năng sinh thái. Những chất như hydrogen sulfate hay ammonia có thể tăng lên mạnh, giết hết thủy sản đang nuôi.
"Khi đó có thể ứng dụng nghiên cứu để cấy ghép vi khuẩn có lợi, sống được trong môi trường để tái tạo chức năng sinh thái cần thiết cho khu nuôi trồng", Việt Hùng cho biết.
Nếu có dịch bệnh do vi khuẩn gây ra, áp dụng công nghệ này có thể nhanh chóng tìm ra loài vi khuẩn nào gây bệnh. Công nghệ cũng cho phép phát hiện một lượng vi khuẩn lớn trong một lúc, với thời gian nhanh thay vì chờ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm rồi xét nghiệm ADN của từng loài.
Phương pháp Hùng đã nghiên cứu cho phép tìm ra một môi trường riêng có tất cả ADN của các loài vi khuẩn. Có những con vi khuẩn lạ không thể tìm ra nhưng bằng công nghệ này cũng có thể phát hiện được.
Với phát hiện mới, nghiên cứu của Hùng được lựa chọn để báo cáo tại Thượng Hải, Trung Quốc vào cuối năm 2018.
Tại hội nghị ở Thượng Hải, Hùng cho biết sẽ công bố về những nghiên cứu liên quan đến con bọt biển. Đây là một ngành vi sinh vật (khoảng 50 loài vi sinh vật mới) có ảnh hưởng tới con bọt biển được nghiên cứu. Việc tìm ra mối liên kết giữa chúng với cơ thể động vật ký sinh tiếp tục chứng minh công nghệ mà Hùng tạo ra sẽ có thể chủ động trong việc cấy ghép vi khuẩn có lợi cho môi trường.
Chàng trai rất mê sách và ham nghiên cứu từ nhỏ. Sinh ra trong gia đình có ông ngoại và bố là nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực giao thông, mẹ làm ngành tài chính nhưng từ nhỏ Hùng luôn yêu thích và quan tâm đến ngành khoa học biển và sinh học.
Có lẽ tình yêu đó được nhen nhóm từ lúc 5 tuổi khi Hùng theo gia đình sang Nhật rồi hàng ngày được mẹ đưa đến thư viện làm bạn với sách. Mẹ Hùng thích sách nên đã mượn sách tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt rồi dạy cách cho con đọc. Cuốn truyện nào bà cũng yêu cầu con đọc mỗi ngày ba lần. Một ngày bình thường trong tuần Hùng được mẹ yêu cầu đọc ba cuốn, ngày nghỉ là mười cuốn. Dần dần Hùng mê sách từ lúc nào không biết.
Khi về Việt Nam, học lớp 2 ở trường quốc tế Hà Nội (Hanoi International School) Hùng đã mê nghiên cứu về các loài khủng long và động vật không xương. Lớn lên học đại học, cao học rồi tiến sĩ Hùng lại mải mê với những con vi khuẩn, tảo.
Tại Đại học Queensland, nơi Hùng học bằng cử nhân, do yêu cầu thực tế Hùng phải tập trung nghiên cứu di truyền học nhưng chàng trai trẻ vẫn dành thời gian để theo dõi các vấn đề phát triển trong lĩnh vực vi sinh học.
"Tôi đã nhận ra tầm quan trọng của sự linh hoạt đối với nhà nghiên cứu và quyết định đi sâu nghiên cứu nhiều ngành khác nhau để tăng cường kỹ năng và khả năng của mình. Tôi đã tiếp tục tham gia các khóa học về khoa học biển, học về lập trình và thống kê. Tất cả những học tập này đều chứng minh có giá trị và ý nghĩa vô cùng khi chúng hỗ trợ cho nhau trong các nghiên cứu của tôi", Hùng nói.

Nguyễn Việt Hùng cùng mẹ ruột trong ngày được công nhận trở thành công dân Australia ở tuổi 25. (Ảnh: NVCC).
Hoàn thành dự án nghiên cứu trong lĩnh vực gene, kiểm tra việc chuyển gene di truyền ngang của các yếu tố kháng kháng sinh trong các vi khuẩn Staphylococcus kháng methicillin, Hùng tốt nghiệp Đại học Queensland. Cũng từ đây Hùng nhận ra tiếng gọi sâu thẳm và đam mê thuộc về lĩnh vực sinh học.
Chuyển sang Đại học Macquarie ở Sydney, Hùng đã thử thách bản thân với việc nghiên cứu phản ứng của hàu ngọc trai đối với bệnh tật. Lúc này Hùng nhận được học bổng tiến sĩ của ba trường danh tiếng trên đất nước Australia trong đó có Melboume. Hùng từ chối cả ba trường này và chọn Đại học New South Wales tại thành phố Sydney để bắt đầu chương trình tiến sĩ và theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.
Một ngày Hùng dành tới 9 tiếng cho việc nghiên cứu nhưng chàng trai trẻ cũng là gương mặt nổi bật trong cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Australia với các hoạt động xã hội và cộng đồng. Hùng kinh qua các vị trí Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Queensland; thủ lĩnh đội bóng chuyền tại Đại học Queensland; cố vấn Hội sinh viên Việt Nam tại bang New South Wales Australia... "Đây là cách em cân bằng giữa nghiên cứu, học tập và các hoạt động xã hội để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn", Việt Hùng chia sẻ.
Thời gian tới nhà nghiên cứu trẻ muốn tìm ra các mối liên kết của vi khuẩn trên cơ thể chúng ký sinh là con người. Hùng muốn tìm những loài vi khuẩn để biết loài nào tốt, loài nào cần thiết để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe con người.
"Trên cơ thể mỗi người sẽ có bộ vi khuẩn khác nhau. Nếu hiểu rõ có thể tái tạo nhóm vi khuẩn có lợi cho sức khỏe của họ", Hùng nói và cho biết muốn được thiết lập nhóm nghiên cứu trẻ cùng lĩnh vực để có thể chia sẻ ý tưởng mới, hỗ trợ nhau, kết hợp thế mạnh của mỗi nhà nghiên cứu sẽ có kết quả lớn hơn cho xã hội.
Khi về Việt Nam, học lớp 2 ở trường quốc tế Hà Nội (Hanoi International School) Hùng đã mê nghiên cứu về các loài khủng long và động vật không xương. Lớn lên học đại học, cao học rồi tiến sĩ Hùng lại mải mê với những con vi khuẩn, tảo.
Tại Đại học Queensland, nơi Hùng học bằng cử nhân, do yêu cầu thực tế Hùng phải tập trung nghiên cứu di truyền học nhưng chàng trai trẻ vẫn dành thời gian để theo dõi các vấn đề phát triển trong lĩnh vực vi sinh học.
"Tôi đã nhận ra tầm quan trọng của sự linh hoạt đối với nhà nghiên cứu và quyết định đi sâu nghiên cứu nhiều ngành khác nhau để tăng cường kỹ năng và khả năng của mình. Tôi đã tiếp tục tham gia các khóa học về khoa học biển, học về lập trình và thống kê. Tất cả những học tập này đều chứng minh có giá trị và ý nghĩa vô cùng khi chúng hỗ trợ cho nhau trong các nghiên cứu của tôi", Hùng nói.

Nguyễn Việt Hùng cùng mẹ ruột trong ngày được công nhận trở thành công dân Australia ở tuổi 25. (Ảnh: NVCC).
Hoàn thành dự án nghiên cứu trong lĩnh vực gene, kiểm tra việc chuyển gene di truyền ngang của các yếu tố kháng kháng sinh trong các vi khuẩn Staphylococcus kháng methicillin, Hùng tốt nghiệp Đại học Queensland. Cũng từ đây Hùng nhận ra tiếng gọi sâu thẳm và đam mê thuộc về lĩnh vực sinh học.
Chuyển sang Đại học Macquarie ở Sydney, Hùng đã thử thách bản thân với việc nghiên cứu phản ứng của hàu ngọc trai đối với bệnh tật. Lúc này Hùng nhận được học bổng tiến sĩ của ba trường danh tiếng trên đất nước Australia trong đó có Melboume. Hùng từ chối cả ba trường này và chọn Đại học New South Wales tại thành phố Sydney để bắt đầu chương trình tiến sĩ và theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.
Một ngày Hùng dành tới 9 tiếng cho việc nghiên cứu nhưng chàng trai trẻ cũng là gương mặt nổi bật trong cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Australia với các hoạt động xã hội và cộng đồng. Hùng kinh qua các vị trí Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Queensland; thủ lĩnh đội bóng chuyền tại Đại học Queensland; cố vấn Hội sinh viên Việt Nam tại bang New South Wales Australia... "Đây là cách em cân bằng giữa nghiên cứu, học tập và các hoạt động xã hội để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn", Việt Hùng chia sẻ.
Thời gian tới nhà nghiên cứu trẻ muốn tìm ra các mối liên kết của vi khuẩn trên cơ thể chúng ký sinh là con người. Hùng muốn tìm những loài vi khuẩn để biết loài nào tốt, loài nào cần thiết để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe con người.
"Trên cơ thể mỗi người sẽ có bộ vi khuẩn khác nhau. Nếu hiểu rõ có thể tái tạo nhóm vi khuẩn có lợi cho sức khỏe của họ", Hùng nói và cho biết muốn được thiết lập nhóm nghiên cứu trẻ cùng lĩnh vực để có thể chia sẻ ý tưởng mới, hỗ trợ nhau, kết hợp thế mạnh của mỗi nhà nghiên cứu sẽ có kết quả lớn hơn cho xã hội.
3. Tiến sĩ 33 tuổi đứng tên một mình trên tạp chí vật lý hàng đầu
TS. Đỗ Quốc Tuấn là tác giả duy nhất đứng tên trong nghiên cứu về vật lý vũ trụ được công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu thế giới.
Công trình "Higher dimensional nonlinear massive gravity" (lý thuyết hấp dẫn phi tuyến nhiều chiều có khối lượng) của tiến sĩ Đỗ Quốc Tuấn, Khoa Vật lý, Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai đề cử giải trẻ Tạ Quang Bửu năm 2018, Giải thưởng đã được trao vào tháng 5 năm 2018.
Trong lý thuyết hạt cơ bản phổ biến hiện nay, hạt graviton (hạt truyền tương tác lực hấp dẫn) được cho là có khối lượng bằng không. Nhưng trong lý thuyết hấp dẫn phi tuyến có khối lượng (nonlinear massive gravity), hạt graviton được giả định có khối lượng khác không.
Do đó, nếu hạt graviton được chứng minh thật sự có khối lượng thì đó sẽ là cuộc cách mạng trong vật lý hạt cơ bản. Không những thế, nó có thể trả lời nhiều vấn đề mà con người tìm kiếm bấy lâu trong vũ trụ học như bản chất của năng lượng tối (liên quan tới hằng số vũ trụ) là gì. Trong vũ trụ học, năng lượng tối được cho rằng là nguyên nhân gây ra sự giãn nở tăng tốc của vũ trụ.
Thực tế trên đã thúc đẩy tiến sĩ Tuấn thực hiện công trình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được bản chất của hằng số vũ trụ, thứ liên quan đến sự giãn nở tăng tốc của vũ trụ có thể được giải thích lý thuyết hấp dẫn phi tuyến có khối lượng trong không thời gian không những bốn chiều mà nhiều chiều.

Tiến sĩ Đỗ Quốc Tuấn.
Công trình thực hiện gần hai năm, từ 2014 đến đầu 2016 với ý tưởng được khởi tạo khi anh còn là nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý, Đại học Quốc gia Chiao Tung, Đài Loan.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Physical Review D năm 2016 - một trong những tạp chí uy tín hàng đầu trong giới vật lý lý thuyết, thuộc hệ thống tạp chí của Hội Vật lý Mỹ. Tiến sĩ Tuấn là người Việt Nam chính và duy nhất của bài báo.
Trong khi các bài báo vật lý thường dài 6-10 trang, thời gian công bố mất từ 4 đến 6 tháng hoặc thậm chí một năm, thì bài báo của tiến sĩ Tuấn dày 21 trang và công bố chỉ trong hai tháng do không phải sửa chữa gì về nội dung.

Lý thuyết hấp dẫn phi tuyến có khối lượng được Thomson Reuters xếp đứng thứ 3 trong danh sách 10 vấn đề nóng nhất 2014 của lĩnh vực vật lý dựa vào số lần trích dẫn.
Thích đương đầu với cái mới
Tháng 9/2008 tiến sĩ Tuấn đến Đài Loan và chọn giáo sư hướng dẫn có hướng nghiên cứu mà anh theo đuổi thời đại học. Tuy nhiên, khi sang Đài Loan anh nhận thấy giáo sư này đã chuyển sang hướng nghiên cứu khác, đó là vũ trụ học. Là người thích đương đầu với thử thách, tiến sĩ Tuấn chấp nhận tiếp cận với lĩnh vực hoàn toàn mới này.
Anh bắt đầu tìm kiếm tài liệu và các bài báo liên quan tới hướng nghiên cứu của giáo sư hướng dẫn để học hỏi kỹ thuật tính toán và xây dựng mô hình riêng cho nghiên cứu của mình. "Tôi luôn tâm niệm thử thách càng khó thì vinh quang càng cao", anh nói.
Đôi lúc nản chí vì nghiên cứu mãi chưa có kết quả, nhưng tình yêu khoa học cùng sự kiên trì đã giúp anh vượt qua. Từ lúc lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành bài báo anh phải sửa đi sửa lại nhiều lần, có lúc đến 40 lần mới được thầy chấp nhận.
Nhớ lại thời điểm đó, nhà khoa học trẻ cho biết gần như toàn bộ thời gian trong ngày anh đều ở phòng nghiên cứu. Anh thường làm việc từ 12h trưa đến 4-5h hôm sau mới về ký túc xá nghỉ ngơi. Tiến sĩ trẻ quan niệm, nếu không toàn tâm toàn ý, nỗ lực quyết tâm với nghiên cứu thì khó có kết quả tốt mang tính đột phá. Trong nghiên cứu cơ bản, không phải cứ ngồi 1-2 tiếng là có thể nghĩ ra ý tưởng, đôi khi phải hết ngày này qua ngày khác.
Muốn sinh viên có nhiều công bố quốc tế
Dù điều kiện nghiên cứu ở Đài Loan tốt hơn, nhưng năm 2015 tiến sĩ Tuấn trở về Việt Nam và giảng dạy ở bộ môn Tin học Vật lý, Khoa Vật lý, Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi anh từng làm việc.
"Cần phải làm gì đó góp ích cho khoa học Việt Nam. Một mình tôi nghiên cứu có thể có thêm vài công bố, song điều đó không quan trọng bằng việc đào tạo ra thế hệ nghiên cứu tương lai ở Việt Nam, bởi như thế số lượng công bố của Việt Nam sẽ tăng theo cấp số nhân", anh giải thích.
Mường tượng được khó khăn khi về nước, nhất là nghiên cứu về vũ trụ học ở Việt Nam còn mới mẻ, anh vẫn chấp nhận đương đầu, miễn sao góp phần thúc đẩy được nền khoa học nước nhà phát triển.
Thừa nhận về việc kiếm tiền để lo cho cuộc sống khiến anh lo lắng và áp lực khi về Việt Nam, nhưng với anh tình yêu khoa học lớn hơn nhiều. "Khó mà lý giải thứ tình yêu đó, đôi khi chỉ cần nhìn một thí nghiệm nào đó hay đọc một câu chuyện về phát minh nổi tiếng là đã yêu khoa học rồi, và khi yêu thì tôi sẵn sàng đánh đổi", tiến sĩ Tuấn chia sẻ.
Anh mong muốn Nhà nước quan tâm hơn nữa đến nhà khoa học trẻ mới về nước bởi giai đoạn đầu với họ thật sự khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Cường, đồng nghiệp của tiến sĩ Đỗ Quốc Tuấn, nhìn nhận trong điều kiện ở Việt Nam, không phải ai cũng có tình yêu và đam mê khoa học như Tuấn. Anh ấy làm việc chuyên nghiệp, cầu toàn và luôn đòi hỏi cao cho bản thân trong nghiên cứu.
"Tuấn là nhà khoa học hiếm hoi ở Việt Nam đi thẳng vào nghiên cứu mô hình vũ trụ. Có lẽ anh là người đầu tiên có công bố đứng tên một mình tức là hoàn toàn bằng nội lực mà không dựa vào quốc tế", anh Cường nói.
Anh bắt đầu tìm kiếm tài liệu và các bài báo liên quan tới hướng nghiên cứu của giáo sư hướng dẫn để học hỏi kỹ thuật tính toán và xây dựng mô hình riêng cho nghiên cứu của mình. "Tôi luôn tâm niệm thử thách càng khó thì vinh quang càng cao", anh nói.
Đôi lúc nản chí vì nghiên cứu mãi chưa có kết quả, nhưng tình yêu khoa học cùng sự kiên trì đã giúp anh vượt qua. Từ lúc lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành bài báo anh phải sửa đi sửa lại nhiều lần, có lúc đến 40 lần mới được thầy chấp nhận.
Nhớ lại thời điểm đó, nhà khoa học trẻ cho biết gần như toàn bộ thời gian trong ngày anh đều ở phòng nghiên cứu. Anh thường làm việc từ 12h trưa đến 4-5h hôm sau mới về ký túc xá nghỉ ngơi. Tiến sĩ trẻ quan niệm, nếu không toàn tâm toàn ý, nỗ lực quyết tâm với nghiên cứu thì khó có kết quả tốt mang tính đột phá. Trong nghiên cứu cơ bản, không phải cứ ngồi 1-2 tiếng là có thể nghĩ ra ý tưởng, đôi khi phải hết ngày này qua ngày khác.
Muốn sinh viên có nhiều công bố quốc tế
Dù điều kiện nghiên cứu ở Đài Loan tốt hơn, nhưng năm 2015 tiến sĩ Tuấn trở về Việt Nam và giảng dạy ở bộ môn Tin học Vật lý, Khoa Vật lý, Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi anh từng làm việc.
"Cần phải làm gì đó góp ích cho khoa học Việt Nam. Một mình tôi nghiên cứu có thể có thêm vài công bố, song điều đó không quan trọng bằng việc đào tạo ra thế hệ nghiên cứu tương lai ở Việt Nam, bởi như thế số lượng công bố của Việt Nam sẽ tăng theo cấp số nhân", anh giải thích.
Mường tượng được khó khăn khi về nước, nhất là nghiên cứu về vũ trụ học ở Việt Nam còn mới mẻ, anh vẫn chấp nhận đương đầu, miễn sao góp phần thúc đẩy được nền khoa học nước nhà phát triển.
Thừa nhận về việc kiếm tiền để lo cho cuộc sống khiến anh lo lắng và áp lực khi về Việt Nam, nhưng với anh tình yêu khoa học lớn hơn nhiều. "Khó mà lý giải thứ tình yêu đó, đôi khi chỉ cần nhìn một thí nghiệm nào đó hay đọc một câu chuyện về phát minh nổi tiếng là đã yêu khoa học rồi, và khi yêu thì tôi sẵn sàng đánh đổi", tiến sĩ Tuấn chia sẻ.
Anh mong muốn Nhà nước quan tâm hơn nữa đến nhà khoa học trẻ mới về nước bởi giai đoạn đầu với họ thật sự khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Cường, đồng nghiệp của tiến sĩ Đỗ Quốc Tuấn, nhìn nhận trong điều kiện ở Việt Nam, không phải ai cũng có tình yêu và đam mê khoa học như Tuấn. Anh ấy làm việc chuyên nghiệp, cầu toàn và luôn đòi hỏi cao cho bản thân trong nghiên cứu.
"Tuấn là nhà khoa học hiếm hoi ở Việt Nam đi thẳng vào nghiên cứu mô hình vũ trụ. Có lẽ anh là người đầu tiên có công bố đứng tên một mình tức là hoàn toàn bằng nội lực mà không dựa vào quốc tế", anh Cường nói.
4. “Innovators Under 35” là một trong những giải thưởng quan trọng nhằm tôn vinh những nhà khoa học trẻ với tài năng xuất chúng, có thể có tác động đến toàn cầu.
Tạp chí MIT Technology Review của Viện công nghệ Massachusetts danh tiếng vừa thông báo danh sách 10 Nhà sáng tạo trẻ dưới 35 tuổi (Innovators Under 35) năm 2019 theo từng khu vực.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, danh sách này đã được lựa chọn từ hồ sơ của gần 200 ứng viên là các nhà nghiên cứu, nhà sáng tạo và doanh nhân tài năng từ nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm Úc, New Zealand, Hong Kong, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam.
Những nhà sáng tạo này được vinh danh vì đã có những nghiên cứu khoa học và đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ lượng tử, blockchain, công nghệ học sâu và thị giác máy tính, điện cực nano, sinh học tính toán, nghiên cứu màng sinh học, kỹ thuật y sinh và công nghệ sinh học.
Trong số 10 người đoạt giải thưởng năm 2019, có hai đại diện đến từ Việt Nam. Đó là Lưu Thế Lợi (sinh năm 1991) và PGS. TS Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1984).
TS. Lưu Thế Lợi nhà sáng lập Kyber Network. Startup về tiền mã hóa này đã lập nên kỳ tích khi huy động được 52 triệu USD tiền đầu tư. Với con số này, Kyber Network đã được xếp vào top 10 thế giới các startup huy động được nhiều vốn bằng tiền ảo nhất trong năm 2017.

Lưu Thế Lợi - nhà sáng lập Kyber Network.
Lưu Thế Lợi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore, nơi anh đang làm việc trong lĩnh vực blockchains và tiền điện tử. Đến nay, đã có 572 bài báo trích dẫn nghiên cứu được công bố của anh. Quan trọng hơn, có hơn 20 công ty và dự án về blockchain được hưởng lợi từ nghiên cứu của TS Lợi và các công ty này đều có trị giá hàng chục tỷ USD.
Đại diện thứ hai của Việt Nam trong danh sách này là PGS. TS Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1984), hiện đứng đầu một nhóm nghiên cứu về công nghệ y sinh và vật liệu y sinh của Đại học Connecticut (USA).
Tháng 9.2017, TS Nguyễn Đức Thành và các cộng sự đã công bố thành công kết quả nghiên cứu công nghệ này, sử dụng trong vắc xin cho trẻ. Công trình được đăng trên tạp chí Sience của Mỹ, một tạp chí khoa học hàng đầu thế giới, khiến cho các nhà khoa học Mỹ và các nước khác xôn xao.
Có khoảng 50 hãng tin trên khắp thế giới, trong đó có BBC, Fox… viết về công trình này như một sáng chế cực kỳ mới mẻ góp phần làm thay đổi y học thế giới. TS Thành đã dùng vật liệu chỉ tự tiêu trong y học để làm ra vỏ bọc vắc xin lại, kiểm soát thời gian tự tiêu của vỏ bọc để thuốc có thể nhả ra trong một thời điểm thích hợp cụ thể. Công nghệ này giúp tất cả các loại vắc xin được lưu giữ trong một viên nang siêu nhỏ và chỉ cần một lần tiêm chích, không cần lặp lại nhiều lần như cách làm trước đây.

PGS. TS Nguyễn Đức Thành
Bên cạnh sáng chế trên, PGS.TS Nguyễn Đức Thành còn tập trung vào việc phát triển thiết bị đo và kiểm soát những áp lực tại những bộ phận bị thương bên trong cơ thể con người, cũng từ vật liệu chỉ tự tiêu.
Với những đóng góp của mình, anh đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải thưởng dành cho nhà sáng chế trẻ tiên phong của Viện Y học quốc gia Hoa Kỳ (NIH Trailblazer Award for Young and Early Investigator 2017), Giải thưởng dành cho 1 trong 18 kỹ sư chế tạo trẻ xuất sắc nhất trên thế giới do Hiệp hội các nhà sản xuất Hoa Kỳ (SME) trao tặng năm 2018 (2018 SME Outstanding Young Manufacturing Engineer Award).
"Innovators Under 35 là một trong những giải thưởng quan trọng nhất về công nghệ nền tảng của châu Á. Giải thưởng tôn vinh những nhà khoa học trẻ với tài năng xuất chúng, có thể có tác động đến toàn cầu", ông Steve Leonard, CEO của SGInnovate, SGInnovate, một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nhân, đi đầu trong nỗ lực đổi mới của Singapore, cho biết.
Buổi lễ vinh danh các nhà sáng tạo trẻ sẽ được tổ chức tại hội nghị hội nghị EmTech của MIT Tech Review ở châu Á vào ngày 22 và 23 tháng 1 năm 2019 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Marina Bay Sands.
5. Hai kỹ sư 9X Việt Nam lọt top 100 cao thủ bảo mật thế giới
Vừa qua, theo công bố của Micosoft, trong danh sách top 100 cao thủ bảo mật thế giới năm 2018 đã xướng tên hai kỹ sư tin học 9X của Việt Nam.
Đó là hai kỹ sư Trần Tiến Hùng và Đỗ Quang Thành thuộc Trung tâm An ninh mạng Viettel. Trần Tiến Hùng xếp thứ 88 và Đỗ Quang Thành được xếp ở vị trí 97 trong bảng danh sách top 100 cao thủ bảo mật thế giới năm 2018 của Microsoft.
Theo công cố của Microsoft, kỹ sư Trần Tiến Hùng, SN 1992, đã tìm ra 3 lỗ hổng mới trên hệ điều hành Windows trong đó có lỗi lỗ hổng nâng quyền trên hệ điều hành, có thể giúp hacker chiếm quyền điều khiển máy tính cá nhân, những thông tin người dùng có thể bị thu thập một cách dễ dàng. Lỗ hổng này ảnh hưởng trên cả Windows 7 hay Windows 10 là hai hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay với hàng tỷ thiết bị cài đặt. Microsoft nhận định đây là lỗi nguy hiểm, mức độ gần như cao nhất, chỉ dưới mức “Critical” trong thang phân chia 4 cấp độ nguy hiểm của hãng.

Trần Tiến Hùng (trái) và Đỗ Quang Thành. Ảnh: Xuân Thanh
Kỹ sư Đỗ Quang Thành, SN 1996, hiện đang là sinh viên thuộc một trường ĐH Công nghệ nhưng đồng thời cũng là nhân viên chính thức của Viettel. Thành đã phát hiện ra “lỗi trong giao diện đồ họa của Windows”, tức là lỗi liên quan đến toàn bộ những hình ảnh hiển thị trên màn hình của người sử dụng. Lỗ hổng sẽ tạo ra “cánh cửa” cho hacker dễ dàng đột nhập “thế giới bí mật của mỗi người”. Đó có thể là thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, các tài khoản mạng xã hội, hoặc một trong những thư mục được “giấu kín”.
Microsoft đánh giá lỗi trong giao diện đồ họa của Windows do Đỗ Quang Thành phát hiện ra là một lỗi nguy hiểm thuộc về hệ lỗi nhân. Nghĩa là lỗi ngay trong chính “trái tim của hệ điều hành”. Chỉ cần tìm ra được những lỗi này, tin tặc sẽ nhanh chóng tấn công và chiếm quyền kiểm soát toàn bộ hệ điều hành máy tính.
Được biết, phát hiện ra những lỗ hổng trên hệ thống Microsoft vừa qua là công việc hàng ngày của họ. Bởi công việc hiện nay của Đỗ Quang Thành và Trần Tiến Hùng ở Trung tâm An ninh mạng Viettel là phát hiện những lỗ hổng trên hệ thống mà Viettel đang sử dụng, qua đó có những cảnh báo cần thiết. Trung tâm An ninh mạng Viettel là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông quân đội, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu, phát triển, tư vấn các giải pháp trong mọi lĩnh vực an toàn thông tin.
Để đưa ra được danh sách, Microsoft đã bắt đầu đánh giá tất cả các trường hợp gửi về từ 1-7-2017 đến 30-6-2018 dựa trên tác động bảo mật và sau đó được gán mức độ nghiêm trọng. Tác động an ninh được phân biệt trên thang điểm 1-20 và mức độ nghiêm trọng được tính 1-3.

Trong Bảng xếp hạng, Trần Tiến Hùng đặt biệt danh là Hungtt28 và Đỗ Quang Thành đặt biệt danh là Nyaacate.
Việt Nam xác định an toàn an ninh mạng được coi là điều kiện để thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số và nền công nghiệp nội dung số. Vì vậy Việt Nam phải trở thành cường quốc về an ninh mạng. Sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào internet nhưng internet lại không an toàn. Với khoảng gần 10.000 cuộc tấn công mạng/phút hiện nay thật ra thế giới đang trong chiến tranh trên không gian mạng. Chúng ta làm cho internet an toàn hơn, tức là đang làm cho thế giới thịnh vượng hơn.
Đội ngũ hacker mũ trắng đang làm cho thế giới thịnh vượng hơn, quốc gia của mỗi nước thịnh vượng hơn. Những người hacker mũ trắng đang là những người thúc đẩy sự thịnh vượng của loài người, của thế giới. Hacker mũ trắng là biểu tượng của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong đó, hacker mũ trắng đại diện cho cái thiện. Hacker mũ trắng giống như lực lượng gìn giữ hòa bình trong thế giới mạng.
Đó là hai kỹ sư Trần Tiến Hùng và Đỗ Quang Thành thuộc Trung tâm An ninh mạng Viettel. Trần Tiến Hùng xếp thứ 88 và Đỗ Quang Thành được xếp ở vị trí 97 trong bảng danh sách top 100 cao thủ bảo mật thế giới năm 2018 của Microsoft.
Theo công cố của Microsoft, kỹ sư Trần Tiến Hùng, SN 1992, đã tìm ra 3 lỗ hổng mới trên hệ điều hành Windows trong đó có lỗi lỗ hổng nâng quyền trên hệ điều hành, có thể giúp hacker chiếm quyền điều khiển máy tính cá nhân, những thông tin người dùng có thể bị thu thập một cách dễ dàng. Lỗ hổng này ảnh hưởng trên cả Windows 7 hay Windows 10 là hai hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay với hàng tỷ thiết bị cài đặt. Microsoft nhận định đây là lỗi nguy hiểm, mức độ gần như cao nhất, chỉ dưới mức “Critical” trong thang phân chia 4 cấp độ nguy hiểm của hãng.

Trần Tiến Hùng (trái) và Đỗ Quang Thành. Ảnh: Xuân Thanh
Kỹ sư Đỗ Quang Thành, SN 1996, hiện đang là sinh viên thuộc một trường ĐH Công nghệ nhưng đồng thời cũng là nhân viên chính thức của Viettel. Thành đã phát hiện ra “lỗi trong giao diện đồ họa của Windows”, tức là lỗi liên quan đến toàn bộ những hình ảnh hiển thị trên màn hình của người sử dụng. Lỗ hổng sẽ tạo ra “cánh cửa” cho hacker dễ dàng đột nhập “thế giới bí mật của mỗi người”. Đó có thể là thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, các tài khoản mạng xã hội, hoặc một trong những thư mục được “giấu kín”.
Microsoft đánh giá lỗi trong giao diện đồ họa của Windows do Đỗ Quang Thành phát hiện ra là một lỗi nguy hiểm thuộc về hệ lỗi nhân. Nghĩa là lỗi ngay trong chính “trái tim của hệ điều hành”. Chỉ cần tìm ra được những lỗi này, tin tặc sẽ nhanh chóng tấn công và chiếm quyền kiểm soát toàn bộ hệ điều hành máy tính.
Được biết, phát hiện ra những lỗ hổng trên hệ thống Microsoft vừa qua là công việc hàng ngày của họ. Bởi công việc hiện nay của Đỗ Quang Thành và Trần Tiến Hùng ở Trung tâm An ninh mạng Viettel là phát hiện những lỗ hổng trên hệ thống mà Viettel đang sử dụng, qua đó có những cảnh báo cần thiết. Trung tâm An ninh mạng Viettel là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông quân đội, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu, phát triển, tư vấn các giải pháp trong mọi lĩnh vực an toàn thông tin.
Để đưa ra được danh sách, Microsoft đã bắt đầu đánh giá tất cả các trường hợp gửi về từ 1-7-2017 đến 30-6-2018 dựa trên tác động bảo mật và sau đó được gán mức độ nghiêm trọng. Tác động an ninh được phân biệt trên thang điểm 1-20 và mức độ nghiêm trọng được tính 1-3.

Trong Bảng xếp hạng, Trần Tiến Hùng đặt biệt danh là Hungtt28 và Đỗ Quang Thành đặt biệt danh là Nyaacate.
Việt Nam xác định an toàn an ninh mạng được coi là điều kiện để thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số và nền công nghiệp nội dung số. Vì vậy Việt Nam phải trở thành cường quốc về an ninh mạng. Sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào internet nhưng internet lại không an toàn. Với khoảng gần 10.000 cuộc tấn công mạng/phút hiện nay thật ra thế giới đang trong chiến tranh trên không gian mạng. Chúng ta làm cho internet an toàn hơn, tức là đang làm cho thế giới thịnh vượng hơn.
Đội ngũ hacker mũ trắng đang làm cho thế giới thịnh vượng hơn, quốc gia của mỗi nước thịnh vượng hơn. Những người hacker mũ trắng đang là những người thúc đẩy sự thịnh vượng của loài người, của thế giới. Hacker mũ trắng là biểu tượng của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong đó, hacker mũ trắng đại diện cho cái thiện. Hacker mũ trắng giống như lực lượng gìn giữ hòa bình trong thế giới mạng.
6. Học sinh Việt Nam giành huy chương vàng lần đầu tiên tại kỳ thi Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế (IAO).
4 trong 5 thí sinh đoàn Việt Nam dự Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế giành huy chương. Đây cũng là năm đầu tiên nước ta đoạt huy chương vàng tại kỳ thi này. Kỳ thi diễn ra từ ngày 3-11/11 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 4 trên tổng 5 thí sinh dự thi của Việt Nam giành huy chương.
Trong đó, em Trần Xuân Tùng (học sinh lớp 12 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) đoạt huy chương vàng.

Đoàn Việt Nam dự thi Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế 2018. (Ảnh: TTXVN).
Huy chương bạc thuộc về em Hồ Phi Dũng (học sinh lớp 11 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
Hai em Lê Trần Đạo và Nguyễn Tô Vĩnh Huy (học sinh lớp 12 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) cùng đoạt huy chương đồng.
Với kết quả trên, Việt Nam đứng thứ 10 tại IAO. Đây là lần thứ 3 nước ta tham gia kỳ thi này.
IAO là kỳ thi dành cho học sinh trung học, được tổ chức để ghi nhận vai trò to lớn của lĩnh vực Thiên văn học và Vật lý thiên văn trong đời sống, giáo dục thanh thiếu niên và tăng cường giao lưu quốc tế.
IAO 2018 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, với 214 thí sinh của 46 đội đến từ 39 quốc gia và khu vực tham dự.
Kỳ thi năm nay quy tụ các đoàn từ những nước có thế mạnh về Vật lý thiên văn, Thiên văn học và Vũ trụ như Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Canada, Iran, Ba Lan, Ấn Độ…
Học sinh tham dự phải trải qua 4 bài thi tiếng Anh gồm thực hành, lý thuyết, xử lý số liệu và bài thi đồng đội.
Olympic Thiên văn học Quốc tế (tiếng Anh: International Astronomy Olympiad, viết tắt: IAO) là một sự kiện khoa học-giáo dục thiên văn học quốc tế chính thức thường niên dành cho học sinh trung học trong độ tuổi từ 14 đến 18, trong đó có cuộc thi trí tuệ giữa những học sinh này. Đây là một trong những Olympic Khoa học Quốc tế.
Trong đó, em Trần Xuân Tùng (học sinh lớp 12 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) đoạt huy chương vàng.

Đoàn Việt Nam dự thi Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế 2018. (Ảnh: TTXVN).
Huy chương bạc thuộc về em Hồ Phi Dũng (học sinh lớp 11 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
Hai em Lê Trần Đạo và Nguyễn Tô Vĩnh Huy (học sinh lớp 12 Lý 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) cùng đoạt huy chương đồng.
Với kết quả trên, Việt Nam đứng thứ 10 tại IAO. Đây là lần thứ 3 nước ta tham gia kỳ thi này.
IAO là kỳ thi dành cho học sinh trung học, được tổ chức để ghi nhận vai trò to lớn của lĩnh vực Thiên văn học và Vật lý thiên văn trong đời sống, giáo dục thanh thiếu niên và tăng cường giao lưu quốc tế.
IAO 2018 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, với 214 thí sinh của 46 đội đến từ 39 quốc gia và khu vực tham dự.
Kỳ thi năm nay quy tụ các đoàn từ những nước có thế mạnh về Vật lý thiên văn, Thiên văn học và Vũ trụ như Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Canada, Iran, Ba Lan, Ấn Độ…
Học sinh tham dự phải trải qua 4 bài thi tiếng Anh gồm thực hành, lý thuyết, xử lý số liệu và bài thi đồng đội.
Olympic Thiên văn học Quốc tế (tiếng Anh: International Astronomy Olympiad, viết tắt: IAO) là một sự kiện khoa học-giáo dục thiên văn học quốc tế chính thức thường niên dành cho học sinh trung học trong độ tuổi từ 14 đến 18, trong đó có cuộc thi trí tuệ giữa những học sinh này. Đây là một trong những Olympic Khoa học Quốc tế.
7. Nữ tiến sĩ người Việt được trao giải thưởng giáo dục Pháp
TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương (Trường ĐH Paris Descartes) vừa được giải thưởng Louis Cros năm 2018 cùng 2 nhà nghiên cứu người Pháp khác.
Giải thưởng được trao cho cuốn sách “Trường Pháp tại Việt Nam (1945-1975): Từ sứ mạng khai hoá đến ngoại giao văn hoá” - vốn là một luận án, từng được Giải thưởng lịch sử giáo dục Robert Mallet 2015.
Công trình khoa học này phân tích sự biến chuyển của hợp tác văn hoá Pháp tại Việt Nam, trong 3 thập niên từ 1945 đến 1975, dưới góc độ giáo dục. Cuốn sách độc đáo và mới mẻ, giao thoa nhiều chủ điểm nghiên cứu lịch sử của Việt Nam, giáo dục Pháp và Việt Nam.
Bằng phương pháp liên ngành lịch sử và xã hội học, qua giọng kể chân tình, tác phẩm không chỉ làm sáng tỏ nhiều sự kiện lịch sử mà còn trần thuật hồi ức của nhiều thế hệ học sinh để chia sẻ với bạn đọc một câu chuyện tưởng chừng như rơi vào quên lãng.
Prix Lous Cros là giải thưởng do Instiut de France (Pháp Viện) lập ra dưới sự bảo trợ của phân viện hàn lâm Académie des sciences morales et politiques (khoa học xã hội và nhân văn).Giải Louis Cros là một trong những Grand Prix thường niên của Pháp Viện.
Hai người cùng được giải thưởng này năm 2018 là Dounia Lahoual với luận án tiến sĩ về khả năng trung gian hoà giải với công chúng trẻ thông qua nghệ thuật đương đại và luận án của Paul Lehner về "Tư vấn hướng nghiệp trong trường trung học" (1959-1993): Một nghề bất khả thi?".
Giải thưởng mang tên một nhà giáo dục học, sáng lập viên và chủ tịch của nhiều cơ quan và tổ chức giáo dục của Pháp. Louis Cros cũng là người đầu tiên, ở Pháp, phát hiện, định dạng và nghiên cứu bản chất và tác động chính trị - xã hội của một hiện tượng mang tầm quốc tế của các nền giáo dục quốc gia, đó là “bùng nổ sĩ số học sinh”.
Giải thưởng thường niên này ghi nhận đóng góp của một vài công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mang tính học thuật cao, nhưng vẫn hướng đến đại chúng về những chủ đề mang tính thời sự và những thách thức mà giáo dục và đào tạo đang phải đối mặt.
Instiut de France được thành lập năm 1795, được coi như Pháp Viện tối cao của giới bác học, nơi tập hợp giới tinh hoa về khoa học, nghệ thuật và văn học với mục đích ủng hộ và bảo trợ các phát minh, nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật vì lợi ích cồng đồng, thông qua những giải thưởng và tài trợ.
Viện quản lý khoảng một ngàn quỹ, di sản, tài sản hiện tặng tư và công để dùng bảo trợ cho khoa học.
Pháp Viện gồm 5 phân viện hàn lâm với những nhiệm vụ riêng: Académie francaise (Pháp ngữ), Académie des inscriptions et belles-lettes (lịch sử Cổ, Trung đại, Phục hưng và phương Đông học), Aca démie des sciences (khoa học tự nhiên, y học), Académie des beaux-arts (nghệ thuật), Académie des sciences morales et politiques (khoa học xã hội và nhân văn).
Những người Việt từng được nhận giải thưởng của Pháp viện gồm có: GS Trịnh Xuân Thuận (năm 2007 và 2012), nhà văn Phạm Văn Ký (năm 1961), GS Nguyễn Quang Riệu (1973), GS Bùi Huy Đường (1978), GS Ngô Bảo Châu (2007), Phạm Huyên (2007), GS Đặng Văn Kỳ (1991)...
TS Nguyễn Thụy Phương là người Việt Nam đầu tiên (không phải Việt kiều) được giải thưởng của Académie des sciences morales et politiques.
Đông Trần tổng hợp (nguồn: VNE, Zing, 24h.com.vn)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận