Những sản phẩm thiết thực, sáng tạo của sinh viên
Thứ tư, 30/01/2019

Không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo và tích lũy tri thức, kinh nghiệm,…. Đó là những việc mà nhiều bạn trẻ sinh viên hiện nay đang làm. Xuất phát từ các ý tưởng sáng tạo của mình, các em đã không ngừng sáng chế ra các sản phẩm có thể ứng dụng vào nhiều mặt của đời sống, từ lĩnh vực Giáo dục, Văn hóa, Nông nghiệp, hay thiết bị cứu hộ, thiết bị để bảo vệ môi trường, sức khỏe,….
Không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo và tích lũy tri thức, kinh nghiệm,…. Đó là những việc mà nhiều bạn trẻ sinh viên hiện nay đang làm. Xuất phát từ các ý tưởng sáng tạo của mình, các em đã không ngừng sáng chế ra các sản phẩm có thể ứng dụng vào nhiều mặt của đời sống, từ lĩnh vực Giáo dục, Văn hóa, Nông nghiệp, hay thiết bị cứu hộ, thiết bị để bảo vệ môi trường, sức khỏe,…. Sản phẩm thiết thực của các em làm ra đã khằng định những điều đó.
1. Buồng hút khói thuốc nơi công cộng giá chỉ 2 triệu của sinh viên
Với việc sử dụng cảm biến siêu âm, khi có người vào khu vực, buồng hút thuốc sẽ tự vận hành hệ thống đèn, quạt hút khói bằng than hoạt tính.

Sản phẩm buồng hút khói của nhóm sinh viên trường ĐH Cần Thơ. Ảnh: Gia Hiên.
Hướng đến đối tượng hút thuốc nơi công cộng, nhóm sinh viên đến từ ĐH Cần Thơ thiết kế buồng lọc khói thuốc bằng than hoạt tính.
Đây là một trong 27 dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (EPICS) do dự án BUILD-IT và chương trình STEM của Dow Việt Nam tổ chức tại TP.HCM mới đây.
Với việc nhận được 2 triệu đồng hỗ trợ ban đầu từ Ban tổ chức, các thành viên nhóm đã xây dựng căn phòng cao 2m có rèm kéo, hở chân, có cảm biến siêu âm phát hiện người đi vào và tự động bật đèn, quạt hút ở phía trên.
Khói nhả ra được gom lên tầng trên của buồng, lọc qua ba lớp than hoạt tính, đồng thời quạt giúp đảo không khí nên người đứng bên trong không bị ngộp, không nóng. Theo nhóm, lý tưởng nhất là đặt buồng ở bên ngoài tòa nhà, người hút thuốc vừa tự do hút, vừa không ảnh hưởng lên người xung quanh.
Đây là một trong những ý tưởng nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia nước ngoài Dự án BUILD-IT. Ngoài ra, năm nay, số lượng ý tưởng tham gia khá đông đảo với hơn 150 sinh viên khối ngành kỹ thuật của 6 trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ, ĐH Lạc Hồng, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP. HCM, ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM).
Không chỉ tranh tài, các sinh viên được hướng dẫn bởi giảng viên tại trường đã được tập huấn để thực hiện dự án theo quy trình từ lên ý tưởng, khảo sát nhu cầu khách hàng đến hiện thực hóa giải pháp, thử nghiệm, trình bày bằng tiếng Anh.
Tại vòng báo cáo, mỗi đội thuyết trình 4 phút để gây ấn tượng cho ban giám khảo là chuyên gia học thuật, doanh nghiệp, đại diện cơ quan nhà nước.
Xu hướng thiết kế năm nay tập trung lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như thiết bị hỗ trợ lên xuống cầu thang cho người đang phục hồi chức năng, gậy dò đường 3 cảm biến kết hợp đèn báo cho người khiếm thị; giải quyết phế phẩm nông sản như sản xuất hạt nêm làm từ lõi bắp, nước rửa chén sinh học từ vỏ thơm với bồ hòn, ủ thức ăn thừa, hệ thống thu hoạch, vận chuyển xoài tự động…
Kết quả, ba dự án tốt nhất được chọn ra là gậy thông minh cho người già từ ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, gậy dẫn đường cho người khiếm thị kết hợp đèn còi báo hiệu của ĐH Bách Khoa Đà Nẵng và thiết bị chống trộm của ĐH Bách khoa (ĐHQG-HCM).
Chương trình được tài trợ bởi USAID, dự án BUILD-IT, ĐH Bang Arizona, Dow Việt Nam và Khu Công nghệ cao TP.HCM.
2. Thuyền không người lái
Chiếc thuyền không người lái của nhóm sinh viên tại TP.HCM sáng chế nhằm giúp việc quan trắc môi trường nước trở nên thuận tiện hơn. Và trong tương lai nhóm mong muốn chiếc thuyền có thể tuần tra, cứu nạn, cứu hộ trên biển.

Chiếc thuyền không người lái của nhóm
Nhóm sinh viên sáng chế ra thuyền không người lái gồm: Nguyễn Đăng Khoa, Bùi Quốc Chiến và Đặng Cao Cường, đến từ khoa Điện - Điện tử, chuyên ngành Tự động hóa, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Cả ba đều đang nghiên cứu tại VIAM Lab, phòng thí nghiệp mở hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp cận với nghiên cứu khoa học và các ứng dụng thực tế từ doanh nghiệp.
Không lo trở ngại thời tiết
Lý giải về lý do thực hiện sản phẩm thuyền không người lái, Khoa cho biết trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, đến việc phát triển kinh tế, đặc biệt hiện tại việc quan trắc, khảo sát sông hồ, kênh rạch đang tồn tại một số hạn chế như tính cơ động và hoạt động liên tục của việc quan trắc không cao; các chương trình quan trắc hiện nay hầu hết được thực hiện thủ công thông qua các thiết bị thô sơ; bên cạnh đó phương pháp đo nhanh liên tục đang được sử dụng còn nhiều hạn chế...
“Do vậy việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo phương tiện thuyền không người lái (USV) tích hợp thiết bị đo chất lượng nước ứng dụng trong đo nhanh liên tục chất lượng môi trường nước là công nghệ phù hợp để khắc phục các khó khăn, nhược điểm trên. Đồng thời bổ sung cho các công nghệ hiện có nhằm nâng cao hơn nữa độ tin cậy trong công tác quan trắc môi trường, hỗ trợ một phần công việc của con người”, Khoa nói.

Không những thế, nhóm còn mong muốn, trong tương lai với việc trang bị các cảm biến và thiết bị khác, thuyền có thể được sử dụng để tuần tra biên giới trên biển; tìm kiếm và cứu hộ, vận chuyển áo phao và đồ ăn đến con người trên biển,…
Hiện tại, thuyền của nhóm được thiết kế để thực hiện việc quan trắc môi trường tự động và liên tục. “Đo nhanh, trực tiếp và liên tục trên diện rộng, sử dụng nhân lực ít; mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành để quan trắc; tất cả các dữ liệu quan trắc được thu thập trên diện rộng theo quỹ đạo định trước, đồng bộ với một chiến lược lấy mẫu chung theo một lịch trình cố định về không gian và thời gian, từ đó giúp việc quan trắc đạt độ chính xác cao và liên tục trong thời gian khảo sát. Điều đặc biệt hơn là thuyền có thể hoạt động trong nhiều dạng địa hình khác nhau, điều kiện thời tiết biến đổi và môi trường bị ô nhiễm”, Khoa tự hào khi nhắc về những ưu điểm mà sản phẩm của nhóm làm được.
Giảm nguy hiểm cho con người
Chiếc thuyền của nhóm hiện có 2 thân, đây là điểm mà theo nhóm là sự lựa chọn tốt hơn để thuyền không bị lật úp, giúp bảo vệ các thiết bị trên thuyền. Không những thế, độ rung lắc thấp cũng là một yếu tố cơ bản giúp đảm bảo các thiết bị cảm biến trên tàu hoạt động chính xác và lâu dài. Không gian trên USV 2 thân cũng rộng hơn nên cho phép bố trí nhiều thiết bị hơn, phù hợp cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.
“Thân tàu được làm bằng vật liệu composite với các ưu điểm như nhẹ hơn khoảng 50% trọng lượng tàu gỗ hoặc thép cùng cỡ; sức bền cao do ít bị ăn mòn, không bị tác động bởi muối hoặc các hóa chất trong môi trường nước (thích hợp hoạt động trong nhiều môi trường nước khác nhau kể cả môi trường biển). Mô đun đàn hồi thấp của composite làm cho nó có tính dẻo dai, có khả năng chịu va đập. Chi phí bảo trì thuyền thấp do không bị rỉ sét”, Khoa cặn kẽ hơn về vật liệu được nhóm sử dụng làm thuyền.
Về phần cứng thì toàn bộ quá trình xây dựng, thiết kế, lựa chọn vật liệu để làm thân thuyền đều được tính toán, mô phỏng với điều kiện sẵn có ở Việt Nam. Có khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường khi hoạt động và các mô đun, cảm biến có thể dễ dàng tích hợp thêm để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào từng môi trường cụ thể. Về phần mềm nhóm xây dựng được giải thuật điều khiển và dẫn đường với sai số thấp, độ chính xác cao. Hiện tại, thuyền có 2 chế độ điều khiển là bằng tay hoặc tự động di chuyển theo lộ trình được xác định trên Google Map.
Nhóm sử dụng mô đun GPS RTK nên có thể nhận được vị trí của thuyền với độ chính xác cao hơn so với GPS thông thường. Sử dụng cảm biến gia tốc góc IMU để điều khiển góc xoay của tàu và sử dụng mô đun thu phát RF để truyền nhận dự liệu từ xa (tốc độ lên tới 250 kbps và xa với đường kính ngoài trời 1,6 km).
“Các ứng dụng của USV có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tăng tính linh hoạt và giảm nguy hiểm của con người. Các ứng dụng phổ biến bao gồm: đo độ mặn nước, nhiệt độ nước, hàm lượng CO2 trong không khí và biển, áp suất khí quyển, chiều cao sóng, tốc độ gió, độ sâu, theo dõi cá, quan sát bằng hình ảnh, âm thanh dưới nước, đo tràn dầu và đo ô nhiễm. Ngoài ra còn có thể mở rộng phạm vi ứng dụng như khảo sát và theo dõi, lập bản đồ, các nhiệm vụ cứu hộ và phòng vệ trên biển...”, Khoa vui mừng về thành quả của nhóm.
Hiện tại, thuyền của nhóm được thiết kế để thực hiện việc quan trắc môi trường tự động và liên tục. “Đo nhanh, trực tiếp và liên tục trên diện rộng, sử dụng nhân lực ít; mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành để quan trắc; tất cả các dữ liệu quan trắc được thu thập trên diện rộng theo quỹ đạo định trước, đồng bộ với một chiến lược lấy mẫu chung theo một lịch trình cố định về không gian và thời gian, từ đó giúp việc quan trắc đạt độ chính xác cao và liên tục trong thời gian khảo sát. Điều đặc biệt hơn là thuyền có thể hoạt động trong nhiều dạng địa hình khác nhau, điều kiện thời tiết biến đổi và môi trường bị ô nhiễm”, Khoa tự hào khi nhắc về những ưu điểm mà sản phẩm của nhóm làm được.
Giảm nguy hiểm cho con người
Chiếc thuyền của nhóm hiện có 2 thân, đây là điểm mà theo nhóm là sự lựa chọn tốt hơn để thuyền không bị lật úp, giúp bảo vệ các thiết bị trên thuyền. Không những thế, độ rung lắc thấp cũng là một yếu tố cơ bản giúp đảm bảo các thiết bị cảm biến trên tàu hoạt động chính xác và lâu dài. Không gian trên USV 2 thân cũng rộng hơn nên cho phép bố trí nhiều thiết bị hơn, phù hợp cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.
“Thân tàu được làm bằng vật liệu composite với các ưu điểm như nhẹ hơn khoảng 50% trọng lượng tàu gỗ hoặc thép cùng cỡ; sức bền cao do ít bị ăn mòn, không bị tác động bởi muối hoặc các hóa chất trong môi trường nước (thích hợp hoạt động trong nhiều môi trường nước khác nhau kể cả môi trường biển). Mô đun đàn hồi thấp của composite làm cho nó có tính dẻo dai, có khả năng chịu va đập. Chi phí bảo trì thuyền thấp do không bị rỉ sét”, Khoa cặn kẽ hơn về vật liệu được nhóm sử dụng làm thuyền.
Về phần cứng thì toàn bộ quá trình xây dựng, thiết kế, lựa chọn vật liệu để làm thân thuyền đều được tính toán, mô phỏng với điều kiện sẵn có ở Việt Nam. Có khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường khi hoạt động và các mô đun, cảm biến có thể dễ dàng tích hợp thêm để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào từng môi trường cụ thể. Về phần mềm nhóm xây dựng được giải thuật điều khiển và dẫn đường với sai số thấp, độ chính xác cao. Hiện tại, thuyền có 2 chế độ điều khiển là bằng tay hoặc tự động di chuyển theo lộ trình được xác định trên Google Map.
Nhóm sử dụng mô đun GPS RTK nên có thể nhận được vị trí của thuyền với độ chính xác cao hơn so với GPS thông thường. Sử dụng cảm biến gia tốc góc IMU để điều khiển góc xoay của tàu và sử dụng mô đun thu phát RF để truyền nhận dự liệu từ xa (tốc độ lên tới 250 kbps và xa với đường kính ngoài trời 1,6 km).
“Các ứng dụng của USV có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tăng tính linh hoạt và giảm nguy hiểm của con người. Các ứng dụng phổ biến bao gồm: đo độ mặn nước, nhiệt độ nước, hàm lượng CO2 trong không khí và biển, áp suất khí quyển, chiều cao sóng, tốc độ gió, độ sâu, theo dõi cá, quan sát bằng hình ảnh, âm thanh dưới nước, đo tràn dầu và đo ô nhiễm. Ngoài ra còn có thể mở rộng phạm vi ứng dụng như khảo sát và theo dõi, lập bản đồ, các nhiệm vụ cứu hộ và phòng vệ trên biển...”, Khoa vui mừng về thành quả của nhóm.
3. Robot giúp việc nhà của sinh viên bách khoa
Robot khéo léo, thao tác như người, có thể thay thế những công việc cơ bản dưới sự giám sát của con người.

Mô hình cánh tay robot giúp việc nhà của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Nhóm bạn (gồm 10 kỹ sư và 3 tiến sĩ) đến từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gây ấn tượng với đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt nam lần X khi trưng bày mô hình cánh tay robot hoàn thiện có tên gọi NADROBOT với 24 bậc tự do.
Mô hình hướng đến đối tượng là các nhà hàng, quán ăn. Khi ấy, robot có thể thực hiện những công việc như dọn bàn, phục vụ đồ ăn…
"Chú robot sẽ trở thành người giúp việc thân thiện, khéo léo, thao tác như người, có thể thay thế những công việc cơ bản dưới sự giám sát từ con người" - Nguyễn Minh Quang, sinh viên năm thứ 5 Trường ĐH Bách khoa, chia sẻ.
Quang cho biết nhóm muốn nhân rộng ý tưởng sáng tạo của sinh viên trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, chứng tỏ sức sáng tạo mạnh mẽ của người Việt Nam.
3. Sinh viên tái hiện văn hóa Tết Việt với trò chơi “Cờ tỉ phú”
Bộ trò chơi đầy sáng tạo, thiết kế đẹp mắt và truyền tải nhiều thông điệp văn hoá sâu sắc về văn hóa Tết Việt.

Nguyễn Ngọc Thanh Tâm (thứ 2 từ phải sang) đã sáng tạo trò chơi Cờ tỉ phú mang dấu ấn văn hóa Tết Việt.
Lấy cảm hứng từ ý tưởng đưa gia đình đến gần nhau hơn, một sinh viên RMIT Việt Nam đã thiết kế lại trò chơi Monopoly - Cờ tỉ phú để vui đón những ngày Tết đang cận kề.
Nguyễn Ngọc Thanh Tâm, cô tân cử nhân ngành thiết kế truyền thông số, chia sẻ rằng ban đầu cô định làm một quyển sách thiếu nhi để tri ân văn hóa Việt, nhưng lại chuyển ý tưởng ấy thành một bộ trò chơi, và sau 13 tuần lên ý tưởng, sắp xếp và thiết kế, bộ trò chơi Tết Ta Mua đã ra đời.
Cô bạn chia sẻ: “Ban đầu tôi định làm một dự án ý nghĩa liên quan đến văn hóa Việt, rồi nghĩ đến một cuốn sách cho thiếu nhi nhân dịp Tết, nhưng cuối cùng tôi nhận thấy trò chơi là thứ có thể giúp cả gia đình quây quần bên nhau”.
Sau khi tìm hiểu, Tâm không chỉ học được cách thiết kế bộ trò chơi cả nhà đều có thể tham gia, mà còn hiểu về lịch sử của Tết cổ truyền nhằm bảo đảm rằng trò chơi sẽ có ý nghĩa và hợp với mọi người. Sau đó, Tâm đã đưa những kiến thức từng học, từ thiết kế nhận dạng thương hiệu, thiết kế đồ họa và bố trí màu sắc, vào quá trình sáng tạo ra trò chơi.

Người chơi sẽ trải nghiệm những hình ảnh ngày Tết với trò chơi này.
Tâm chia sẻ thêm rằng, với cô “Tết truyền thống của người Việt hiện nay không còn những giá trị văn hóa như trước đây. Do đó, tôi hy vọng cả người lớn và trẻ em có thể học hỏi về những giá trị văn hóa Việt Nam qua trò chơi, và trẻ nhỏ sẽ có thể học hỏi từ những người lớn hơn”.
Thầy Nguyễn Hùng Giang, giảng viên khoa truyền thông và thiết kế, ĐH RMIT Việt Nam và là hướng dẫn Tâm thực hiện dự án, cho biết bộ trò chơi đầy sáng tạo, thiết kế đẹp mắt và truyền tải nhiều thông điệp văn hoá sâu sắc.
Được thiết kế từ những bức tranh tô màu nước tinh tế, trò chơi cho những người chơi cảm giác thích thú khi tìm hiểu về danh mục những đồ vật, thức ăn, câu chúc và việc cần làm trước cũng như trong dịp Tết tại Việt Nam, như mua bánh chưng và bánh tét, nhận tiền mừng tuổi và thưởng thức không khí gia đình đoàn viên.

Những hình ảnh thân thương quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Trò chơi mang người chơi đến gần nhau hơn qua việc vui đón và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời dạy cho trẻ em biết về Tết nhiều hơn.
Bộ trò chơi Tết Ta Mua được thiết kế bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, nhắm đến những người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam cũng như những gia đình Việt đang cư ngụ ở nước ngoài.
Hiện tại, cô cử nhân RMIT muốn nhân bản trò chơi và hy vọng các gia đình sẽ xem đây là “món ăn tinh thần” trong những ngày Tết.
5. Thuốc bảo vệ thực vật thân thiện môi trường của sinh viên
Nhóm sinh viên Viện Kỹ thuật hóa học (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) đã nghiên cứu ra sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật từ hạt củ đậu an toàn, thân thiện với môi trường.

Các thành viên nhóm EC
Giúp nông dân tiết kiệm 20 - 30% chi phí
Ý tưởng nghiên cứu sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường được trưởng nhóm Phan Như Ngọc nung nấu từ những năm còn học THCS.
Phan Như Ngọc kể: “Hồi còn học THCS, một người bạn của mình đi cắt cỏ bị nhiễm độc thuốc diệt cỏ, sau đó nhiễm trùng máu dẫn đến bại liệt. Khi học sinh học về sự sinh trưởng của côn trùng, mình đã ấp ủ ý định chế ra thuốc bảo vệ thực vật an toàn, nhưng phải đến năm thứ 3 học bộ môn hóa hữu cơ, Viện Kỹ thuật hóa học, mình mới thực hiện được ước mơ đó”.
Năm 2017, Ngọc cùng Vũ Thị Nhi, Nguyễn Thị Minh Thương và Vũ Văn Huy lập nhóm EC (Environmental Chemistry) thực hiện đề tài “Nghiên cứu, chiết tách các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường”.

Trước nhu cầu cấp thiết về nguồn nông sản sạch, các thành viên nhóm EC nhận thấy thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, giá thành của chúng lại khá cao khiến nông dân e ngại.
“Bọn mình tham khảo một số sách về các bài thuốc và vị thuốc dân gian thì biết được hạt củ đậu có thành phần rotenone có thể sản xuất thuốc trừ sâu. Nghiên cứu thêm tài liệu tiếng Anh, bọn mình đã xây dựng quy trình chiết tách dịch rotenone từ cây củ đậu, ứng dụng làm thuốc sinh học, giúp nông dân tiết kiệm được 20 - 30% chi phí”, Vũ Văn Huy cho hay.
Theo Minh Thương, tại VN, cây củ đậu được trồng khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi. Người dân thường lấy rễ củ ăn, hạt củ đậu có tỷ lệ rotenone khoảng từ 0,56 - 1,01%, trong dân gian dùng chữa một bệnh ngoài da. Rotenone chưa được sử dụng nhiều, nông dân còn chưa biết nhiều về công dụng của nó. Do chưa sản xuất được rotenone, giá thành nhập khẩu cao so với túi tiền của bà con nông dân. “Một nước nông nghiệp có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa rất thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Thị trường đang rất cần những sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi các hóa chất bảo vệ thực vật không thể đáp ứng được điều đó. Việc sử dụng rộng rãi rotenone - thuốc trừ sâu sinh học trong nông nghiệp là rất cần thiết, không chỉ đảm bảo năng suất mà còn an toàn với môi trường và con người”, Thương nói.
Thân thiện môi trường, tạo ra nông sản an toàn
Sau nhiều tháng nghiên cứu với tổng kinh phí 7 triệu đồng, nhóm EC đã chế ra được thuốc trừ sâu với giá thành 55.000 đồng/100 cc/sào đất. Thử nghiệm tại các vườn rau, sản phẩm đem lại hiệu quả bất ngờ. Ưu điểm của sản phẩm là an toàn với người sử dụng, không gây độc hại môi trường, diệt côn trùng nhanh, đặc biệt là trị các loại sâu ăn tạp, sâu khoang hại rau, sâu tơ, sâu xanh da láng, dòi đục lá, bọ trĩ trên dưa hấu, rệp đào trên thuốc lá, nhện đỏ trên cam, rầy xanh…
Vũ Thị Nhi cho hay: “Sản phẩm của nhóm mình có nguồn gốc từ thảo mộc, thuốc phân hủy đủ nhanh trong môi trường, nên không lo về dư lượng hóa chất trong thực vật, góp phần tăng chất lượng nông sản, an toàn cho người sử dụng, đảm bảo cho nông dân có thực phẩm sạch để bán, người tiêu dùng an tâm về chất lượng nông sản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Để tối ưu hóa sản phẩm và tận dụng nguồn phế phẩm từ cây củ đậu bị bỏ đi, hiện nhóm EC tiếp tục nghiên cứu tận dụng lá, thân củ đậu, kết hợp với tỏi… hướng tới các sản phẩm nông nghiệp xanh - sạch có giá trị cao theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đông Trần tổng hợp (nguồn: Tuoitre/Thanhnien)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận