Những sáng chế hữu ích từ ngành nông nghiệp
Thứ năm, 27/09/2018

Chỉ là những sáng chế rất đơn giản nhưng đã đóng góp cho nền nông nghiệp hiệu quả rất cao, đem lại năng suất và các sản phẩm làm từ nông nghiệp an toàn với người tiêu dùng.
1. Nhà sáng chế miệt vườn và cây kéo cắt tỉa cành cây đa năng
Ở Tiền Giang, ông Lê Phước Lộc, sinh năm 1957, tại xã An Hữu (huyện Cái Bè) được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến “nhà sáng chế miệt vườn".
Ông là tác giả của chiếc kéo cắt tỉa cành cây đa năng, đắc dụng đối với bà con vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản.
Sáng chế này đã được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Hiện nay, sáng chế này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và đang bán rộng rãi trên cả nước, được các nhà vườn rất ưa chuộng.
Chiếc kéo cắt tỉa đa năng có kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả, có nhiều kích cỡ khác nhau. Chiếc kéo này có khả năng hỗ trợ thu hoạch trái cây ở trên cao, cắt tỉa cành nhánh vô hiệu xa ngoài tầm tay với.
Đối với việc cắt tỉa cành nhánh vô hiệu, kéo có thể cắt tỉa cành đường kính 10mm, cắt tỉa trái cây có múi như cam, bưởi... bị dị tật, không hiệu quả, để tập trung cho những trái tốt, chất lượng.
Đối với khâu thu hoạch trái trên cao, nông dân chỉ cần gắn thêm một cái vợt hứng trái vào đầu kéo cắt tỉa, phía dưới lưỡi cắt.
Khi cắt, đưa kéo lên cuống trái, tay phải bóp cần kéo truyền động lên lưỡi kéo cắt sắc gọn, trái rơi vào vợt hứng rất êm ái, không trầy xước...
Kéo có thể dùng để thu hoạch hầu hết các loại trái cây chủ lực trong nước như: Mãng cầu, cam, vải, nhãn, bưởi, chôm chôm, hồng xiêm, bơ…
Đối với những quả to như bưởi, dừa, có thể không cần dùng vợt hứng mà kéo vừa cắt và kẹp chặt cuống trái đưa xuống rất nhẹ nhàng, tiện dụng.

Ông Lê Phước Lộc trình diễn cách sử dụng kéo cắt tỉa đa năng. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN).
Ông Nguyễn Văn Hiếu, nhà vườn ở huyện Cai Lậy là một trong những khách hàng ưa chuộng chiếc kéo cắt tỉa đa năng do “nhà sáng chế miệt vườn” Lê Phước Lộcsản xuất ra.
Ông Hiếu có 2.000m2 đất trồng chuyên canh mít Thái siêu sớm. Do giống mít này năng suất cao, quả đậu dày nên rất cần cắt tỉa bớt cành nhánh, vô hiệu cũng như tỉa thưa trái non, để lại trên cành trái to, đẹp, giúp cây sung mãn, kéo dài tuổi thọ.
Ông Hiếu mua ba chiếc kéo cắt tỉa đa năng có độ dài khác nhau nhằm tỉa thưa trái non và tỉa cành vô hiệu ở những độ cao thấp phù hợp.
Ông Hiếu cho biết, nhờ có chiếc kéo cắt tỉa đa năng, công việc tỉa thưa trái và cắt bỏ cành vô hiệu rất thuận lợi, dễ dàng.
Vườn cây sung mãn, cho năng suất cao. Năm 2017, ông thu khoảng 6 tấn quả, bán giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu 180 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 130 triệu đồng. Nhờ vườn mít, gia đình ông trở nên giàu có ở vùng nông thôn Cai Lậy.
Kỹ sư Phạm Việt Hồng, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang đánh giá cao chiếc kéo cắt tỉa đa năng do ông Lê Phước Lộc sáng chế.
Ông Hồng cho rằng, đây là dụng cụ hết sức hữu ích đối với nhà vườn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nói về sản phẩm độc đáo, hữu ích và cần thiết đối với nhà vườn của mình, ông Lê Phước Lộc bộc bạch, ông có vườn trồng chuyên canh bưởi nên rất trăn trở đối với việc cơ giới hóa trong cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, vừa để giải phóng sức lao động cho nông dân vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản nói chung và trái cây Tiền Giang nói riêng.
Sẵn có niềm đam mê cơ khí, thích tìm tòi, học hỏi nên ông đã sáng chế chiếc kéo cắt tỉa đa năng giúp nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao hiệu quả thâm canh vườn cây ăn trái.
Để có sản phẩm chất lượng, độc đáo, được tín nhiệm, ông đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, sáng chế, cải tiến, khắc phục nhược điểm để hoàn thiện chiếc kéo cắt tỉa đa năng kể trên.
Hiện nay, trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông Lê Phước Lộc sản xuất và cung ứng thị trường trong nước khoảng 20.000 chiếc kéo. Người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng sản phẩm kéo cắt tỉa đa năng này.
Bán với giá bình quân 200.000 đồng/chiếc, mỗi năm cơ sở của ông thu về khoảng 4 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông còn giúp giải quyết việc làm cho trên 20 lao động nông thôn với thu nhập ổn định.
Việc làm hữu ích của ông Lê Phước Lộc rất đáng biểu dương, qua đó kích thích niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông là tác giả của chiếc kéo cắt tỉa cành cây đa năng, đắc dụng đối với bà con vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản.
Sáng chế này đã được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Hiện nay, sáng chế này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và đang bán rộng rãi trên cả nước, được các nhà vườn rất ưa chuộng.
Chiếc kéo cắt tỉa đa năng có kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả, có nhiều kích cỡ khác nhau. Chiếc kéo này có khả năng hỗ trợ thu hoạch trái cây ở trên cao, cắt tỉa cành nhánh vô hiệu xa ngoài tầm tay với.
Đối với việc cắt tỉa cành nhánh vô hiệu, kéo có thể cắt tỉa cành đường kính 10mm, cắt tỉa trái cây có múi như cam, bưởi... bị dị tật, không hiệu quả, để tập trung cho những trái tốt, chất lượng.
Đối với khâu thu hoạch trái trên cao, nông dân chỉ cần gắn thêm một cái vợt hứng trái vào đầu kéo cắt tỉa, phía dưới lưỡi cắt.
Khi cắt, đưa kéo lên cuống trái, tay phải bóp cần kéo truyền động lên lưỡi kéo cắt sắc gọn, trái rơi vào vợt hứng rất êm ái, không trầy xước...
Kéo có thể dùng để thu hoạch hầu hết các loại trái cây chủ lực trong nước như: Mãng cầu, cam, vải, nhãn, bưởi, chôm chôm, hồng xiêm, bơ…
Đối với những quả to như bưởi, dừa, có thể không cần dùng vợt hứng mà kéo vừa cắt và kẹp chặt cuống trái đưa xuống rất nhẹ nhàng, tiện dụng.

Ông Lê Phước Lộc trình diễn cách sử dụng kéo cắt tỉa đa năng. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN).
Ông Nguyễn Văn Hiếu, nhà vườn ở huyện Cai Lậy là một trong những khách hàng ưa chuộng chiếc kéo cắt tỉa đa năng do “nhà sáng chế miệt vườn” Lê Phước Lộcsản xuất ra.
Ông Hiếu có 2.000m2 đất trồng chuyên canh mít Thái siêu sớm. Do giống mít này năng suất cao, quả đậu dày nên rất cần cắt tỉa bớt cành nhánh, vô hiệu cũng như tỉa thưa trái non, để lại trên cành trái to, đẹp, giúp cây sung mãn, kéo dài tuổi thọ.
Ông Hiếu mua ba chiếc kéo cắt tỉa đa năng có độ dài khác nhau nhằm tỉa thưa trái non và tỉa cành vô hiệu ở những độ cao thấp phù hợp.
Ông Hiếu cho biết, nhờ có chiếc kéo cắt tỉa đa năng, công việc tỉa thưa trái và cắt bỏ cành vô hiệu rất thuận lợi, dễ dàng.
Vườn cây sung mãn, cho năng suất cao. Năm 2017, ông thu khoảng 6 tấn quả, bán giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu 180 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 130 triệu đồng. Nhờ vườn mít, gia đình ông trở nên giàu có ở vùng nông thôn Cai Lậy.
Kỹ sư Phạm Việt Hồng, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang đánh giá cao chiếc kéo cắt tỉa đa năng do ông Lê Phước Lộc sáng chế.
Ông Hồng cho rằng, đây là dụng cụ hết sức hữu ích đối với nhà vườn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nói về sản phẩm độc đáo, hữu ích và cần thiết đối với nhà vườn của mình, ông Lê Phước Lộc bộc bạch, ông có vườn trồng chuyên canh bưởi nên rất trăn trở đối với việc cơ giới hóa trong cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, vừa để giải phóng sức lao động cho nông dân vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản nói chung và trái cây Tiền Giang nói riêng.
Sẵn có niềm đam mê cơ khí, thích tìm tòi, học hỏi nên ông đã sáng chế chiếc kéo cắt tỉa đa năng giúp nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao hiệu quả thâm canh vườn cây ăn trái.
Để có sản phẩm chất lượng, độc đáo, được tín nhiệm, ông đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, sáng chế, cải tiến, khắc phục nhược điểm để hoàn thiện chiếc kéo cắt tỉa đa năng kể trên.
Hiện nay, trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông Lê Phước Lộc sản xuất và cung ứng thị trường trong nước khoảng 20.000 chiếc kéo. Người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng sản phẩm kéo cắt tỉa đa năng này.
Bán với giá bình quân 200.000 đồng/chiếc, mỗi năm cơ sở của ông thu về khoảng 4 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông còn giúp giải quyết việc làm cho trên 20 lao động nông thôn với thu nhập ổn định.
Việc làm hữu ích của ông Lê Phước Lộc rất đáng biểu dương, qua đó kích thích niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
2. Nữ sinh trung học chế "thuốc" sát khuẩn 3 trong 1 từ dược liệu tự nhiên
Không chỉ sát khuẩn, dung dịch của hai bạn còn có tác dụng cầm máu, làm mờ sẹo và kích thích hình thành da mô mới. Đặc biệt, các nguyên liệu để làm ra thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
Dung dịch cầm máu, sát khuẩn hoàn toàn tự nhiên
Dung dịch cầm máu, sát khuẩn hoàn toàn tự nhiên
Trong dân gian, cây cỏ mực, ngải cứu, củ nghệ dùng để xoa vào vết thương, lở loét... Chính vì thế, hai bạn Mai Thị Kiều Nhi và Phạm Thị Khánh Hà (trường THCS Phú Đa, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đã có ý tưởng kết hợp 3 loại dược thảo trên để tạo thành dung dịch cầm máu, sát khuẩn hoàn toàn tự nhiên.

Mai Thị Kiều Nhi và Phạm Thị Khánh Hà bên cạnh sản phẩm của mình. (Ảnh: NVCC).
Trong vòng 5 tháng trời, các em đã làm ra sản phẩm bằng phương pháp thủ công. Đầu tiên, các em chọn nguyên liệu cây cỏ mực, cây ngải cứu, củ nghệ rửa sạch để ráo nước. Xay nhuyễn các nguyên liệu theo từng loại với tỷ lệ: 100 gam cỏ mực kết hợp với 200ml cồn Ethanol 900, 100 gam lá ngải cứu kết hợp với 200ml cồn Ethanol 900, 500 gam củ nghệ kết hợp với 100ml cồn Ethanol 900.
Sau khi xay xong, cho nguyên liệu đó vào chai nhựa để trong hai ngày. Sau đó, tiến hành lọc lấy dịch chiết, thay dung môi mới và ngâm tiếp trong hai ngày. Tiếp theo, để dung môi bay hơi trong bình chứa có mặt thoáng rộng cho đến khi dịch chiết trở nên đặc, sánh. Quá trình này mất khoảng 10 ngày. Sau đó, lọc tinh chất của các nguyên liệu theo từng loại và pha trộn 40% tinh chất dung dịch từ cỏ mực cộng 40% tinh chất dung dịch từ ngải cứu và củ nghệ.

Khả năng cầm máu, sát khuẩn được thí nghiệm trên động vật và người đều đạt hiệu quả chất lượng. (Ảnh: Nhật Tuấn).
“Sử dụng dung môi cồn Ethanol 900 nhằm tránh trường hợp các nguyên liệu trong thời gian bảo quản bị thiu, thối, mất chất, mất màu, giúp giữ được chất lượng của nguyên liệu ban đầu, đáp ứng khâu bảo quản tốt”, Kiều Nhi cho biết thêm.
Dung dịch đã được kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thuộc Sở Y tế Thừa Thiên Huế. Kết quả thu được, các chỉ tiêu vi sinh và chỉ tiêu hóa lý về kim loại nặng không phát hiện. Dung dịch có thể cầm máu, sát khuẩn sau khoảng từ 10-20 giây khi nhỏ dung dịch lên vết thương.
Dung dịch bôi lên vết thương, vết lở vừa cầm máu vừa sát khuẩn và kích thích hình thành da mô mới. Sản phẩm gọn nhẹ, tiện lợi khi mang theo để sơ cứu khi gặp phải vết thương đang chảy máu mà không có thuốc tây y hay trạm y tế nào gần đó để băng bó cầm máu vết thương.
Nhận sự phản hồi tích cực từ người dùng

Mai Thị Kiều Nhi và Phạm Thị Khánh Hà bên cạnh sản phẩm của mình. (Ảnh: NVCC).
Trong vòng 5 tháng trời, các em đã làm ra sản phẩm bằng phương pháp thủ công. Đầu tiên, các em chọn nguyên liệu cây cỏ mực, cây ngải cứu, củ nghệ rửa sạch để ráo nước. Xay nhuyễn các nguyên liệu theo từng loại với tỷ lệ: 100 gam cỏ mực kết hợp với 200ml cồn Ethanol 900, 100 gam lá ngải cứu kết hợp với 200ml cồn Ethanol 900, 500 gam củ nghệ kết hợp với 100ml cồn Ethanol 900.
Sau khi xay xong, cho nguyên liệu đó vào chai nhựa để trong hai ngày. Sau đó, tiến hành lọc lấy dịch chiết, thay dung môi mới và ngâm tiếp trong hai ngày. Tiếp theo, để dung môi bay hơi trong bình chứa có mặt thoáng rộng cho đến khi dịch chiết trở nên đặc, sánh. Quá trình này mất khoảng 10 ngày. Sau đó, lọc tinh chất của các nguyên liệu theo từng loại và pha trộn 40% tinh chất dung dịch từ cỏ mực cộng 40% tinh chất dung dịch từ ngải cứu và củ nghệ.

Khả năng cầm máu, sát khuẩn được thí nghiệm trên động vật và người đều đạt hiệu quả chất lượng. (Ảnh: Nhật Tuấn).
“Sử dụng dung môi cồn Ethanol 900 nhằm tránh trường hợp các nguyên liệu trong thời gian bảo quản bị thiu, thối, mất chất, mất màu, giúp giữ được chất lượng của nguyên liệu ban đầu, đáp ứng khâu bảo quản tốt”, Kiều Nhi cho biết thêm.
Dung dịch đã được kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thuộc Sở Y tế Thừa Thiên Huế. Kết quả thu được, các chỉ tiêu vi sinh và chỉ tiêu hóa lý về kim loại nặng không phát hiện. Dung dịch có thể cầm máu, sát khuẩn sau khoảng từ 10-20 giây khi nhỏ dung dịch lên vết thương.
Dung dịch bôi lên vết thương, vết lở vừa cầm máu vừa sát khuẩn và kích thích hình thành da mô mới. Sản phẩm gọn nhẹ, tiện lợi khi mang theo để sơ cứu khi gặp phải vết thương đang chảy máu mà không có thuốc tây y hay trạm y tế nào gần đó để băng bó cầm máu vết thương.
Nhận sự phản hồi tích cực từ người dùng
Theo Khánh Hà, cỏ mực, ngải cứu, củ nghệ tươi là cây cỏ tự nhiên mọc khắp nơi, dễ trồng, dễ tìm, rất thuận lợi trong việc đáp ứng nguồn nguyên liệu chế biến và có khả năng áp dụng đại trà cao.
Sản phẩm không gây tác dụng phụ nào đến sức khỏe vì các nguyên liệu đều lành tính, có nguồn gốc thiên nhiên, không có thành phần hóa học, an toàn, thân thiện với môi trường.
Chi phí để làm ra sản phẩm không nhiều, bởi cỏ mực, ngải cứu tự thu hái từ địa phương, không cần phải mua. Ước tính, để làm ra 100ml dung dịch mất chi phí khoảng 15.000 - 20.000 đồng.

Đề tài đã đạt giải Nhì cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế 2018 và đang dự cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng cấp Quốc gia. (Ảnh: Nhật Tuấn).
Khánh Hà cho hay: “Chúng em đã giới thiệu sản phẩm này với bạn bè, thầy cô và một số hộ dân cư nơi mình sinh sống. Kết quả là nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người sử dụng. Đa số mọi người đều khen về sự tiện lợi và có tính hiệu quả tốt cho sức khỏe khi điều trị sơ cứu vết thương."
Trao đổi với Tạp chí Khám phá, cô Phan Thị Thanh Hương - Giáo viên hướng dẫn, cho biết Hà và Nhi là hai học sinh học giỏi, chăm ngoan.
“Kết quả hôm nay của các em là rất xứng đáng vì sự chịu khó, kiên trì và quan trọng là các em có niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo. Sản phẩm có giá thành rẻ nên càng dễ dàng tiêu thụ vì đáp ứng nhu cầu người mua và góp phần đem lại nguồn lợi kinh tế cao đối với người sản xuất”, cô Hương chia sẻ.
Sản phẩm không gây tác dụng phụ nào đến sức khỏe vì các nguyên liệu đều lành tính, có nguồn gốc thiên nhiên, không có thành phần hóa học, an toàn, thân thiện với môi trường.
Chi phí để làm ra sản phẩm không nhiều, bởi cỏ mực, ngải cứu tự thu hái từ địa phương, không cần phải mua. Ước tính, để làm ra 100ml dung dịch mất chi phí khoảng 15.000 - 20.000 đồng.

Đề tài đã đạt giải Nhì cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế 2018 và đang dự cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng cấp Quốc gia. (Ảnh: Nhật Tuấn).
Khánh Hà cho hay: “Chúng em đã giới thiệu sản phẩm này với bạn bè, thầy cô và một số hộ dân cư nơi mình sinh sống. Kết quả là nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người sử dụng. Đa số mọi người đều khen về sự tiện lợi và có tính hiệu quả tốt cho sức khỏe khi điều trị sơ cứu vết thương."
Trao đổi với Tạp chí Khám phá, cô Phan Thị Thanh Hương - Giáo viên hướng dẫn, cho biết Hà và Nhi là hai học sinh học giỏi, chăm ngoan.
“Kết quả hôm nay của các em là rất xứng đáng vì sự chịu khó, kiên trì và quan trọng là các em có niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo. Sản phẩm có giá thành rẻ nên càng dễ dàng tiêu thụ vì đáp ứng nhu cầu người mua và góp phần đem lại nguồn lợi kinh tế cao đối với người sản xuất”, cô Hương chia sẻ.
3. Giấy chỉ thị nghệ vàng và bắp cải tím nhận biết thực phẩm "ngậm" hàn the
Bộ kit phát hiện hàn the trong thực phẩm của các bạn học sinh Huế có giá thành rẻ, dễ sử dụng và đặc biệt là "quy trình" sản xuất hết sức đơn giản, ai cũng có thể làm được.
Với mong muốn bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, ba bạn Dương Thị Hà Mi, Nguyễn Phan Tuấn Anh và Nguyễn Phan Bảo Lộc Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu thành công giấy chỉ thị phát hiện hành the trong thực phẩm.

Giấy chỉ thị nghệ vàng và bắp cải tím.
Hàn the là muối của axit boric được dùng bảo quản thực phẩm từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước. Ngày nay, khoa học đã chứng minh hàn the là chất độc đối với con người. Hàn the có thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến gan, thận khiến người biếng ăn, suy nhược cơ thể. Nếu sử dụng hàn the dù lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và là một trong những tác nhân gây ung thư.
Em Dương Thị Hà Mi chia sẻ, để làm ra giấy chỉ thị màu, trước hết cắt giấy thấm thành bản dài khổ 1-1.5cm, rửa sạch trong dung dịch cồn 96 độ. Sau đó rửa lại bằng nước cất, phơi hoặc sấy khô. Ngâm giấy thấm vào dịch chiết nghệ vàng hoặc dịch chiết bắp cải tím trong 1 giờ và phơi khô, lặp lại 3 lần, bảo quản trong hộp kín.
Trong thí nghiệm của hai bạn, khi nhúng giấy chỉ thị màu vào dung dịch hàn the 1%, 2%, 3% , giấy nghệ vàng sẽ chuyển sang màu cam đến đỏ nâu, giấy bắp cải tím chuyển màu xám đến xanh. Giấy nghệ vàng và giấy bắp cải tím không đổi màu trong cốc sứ chứa nước cất.
Em Nguyễn Phan Bảo Lộc giải thích thêm, hàn the có tính kiềm nên khi tác dụng với giấy chỉ thị nghệ vàng thì làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang cam đến đỏ nâu. Giấy chỉ thị bắp cải tím có màu tím, trong môi trường kiềm sẽ chuyển từ màu tím sang xám đến xanh.
Cũng theo Bảo Lộc, giấy chỉ thị chuyển màu rõ và nhanh, giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm, quy trình dễ thực hiện, dễ sử dụng. Nhóm tác giả hy vọng, bộ "kit" tiện dụng này sẽ được áp dụng rộng rãi vào thực tế góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho mỗi người.
Ngọc Mai (Tổng hợp theo Khoahoctv)
Bài viết cùng chuyên mục
- Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp sượt qua Trái Đất
- Canva tích hợp AI khiến Adobe phải 'lo lắng'
- Cha đẻ của khẩu súng máy đầu tiên trên thế giới
- Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt Trời
- 3 tiểu hành tinh to ngang nhà chọc trời bay qua Trái Đất
- Tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên
- Hệ thống hút trực tiếp carbon từ nước biển
- Bạn trẻ trải nghiệm quan sát vũ trụ từ nhà chiếu hình di động
- Sợi chỉ công nghệ cao có thể sản xuất điện
- World Cup 2022: Những siêu công nghệ được sử dụng trong các trận đấu mà bạn có thể chưa...
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận