Thiết kế đế giày lấy cảm hứng từ da rắn để tăng độ bám
Thứ bảy, 06/06/2020

Vài năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard dựa trên cấu trúc da rắn để chế tạo một con robot thần mềm có thể bám chặt trên mặt đất để tạo lực đẩy về phía trước. Và trong một thử nghiệm mới, ý tưởng này lại một lần nữa được áp dụng nhưng đối với vật dụng gần gũi hơn với con người: đế giày.
Vài năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard dựa trên cấu trúc da rắn để chế tạo một con robot thần mềm có thể bám chặt trên mặt đất để tạo lực đẩy về phía trước. Và trong một thử nghiệm mới, ý tưởng này lại một lần nữa được áp dụng nhưng đối với vật dụng gần gũi hơn với con người: đế giày.

Đế giày kiểu mới với cấu trúc cắt chéo nhau lồi lõm tương tự như bề mặt da rắn.
Được phát triển dưới sự hợp tác của Viện MIT, loại đế giày này về cơ bản là một tấm thép mỏng và dẻo, với cấu trúc cắt chéo nhau lồi lõm tương tự như bề mặt da rắn.
Ở Nhật có một nghệ thuật cắt giấy gọi là kirigami và cấu trúc "vảy" kim loại của phần đế giày này cũng tương tự như vậy. Khi ở trong tình trạng phẳng bình thường, mọi thứ vẫn trơn láng. Tuy nhiên khi bạn tiến về phía trước, các thành phần của bàn chân chuyển động khiến cho đế giày bị uốn cong theo. Lúc này, các vảy nhọn sẽ bung ra và ghim xuống đất, từ đó gia tăng đáng kể độ bám.
Ý tưởng này nếu được áp dụng vào thực tiễn được cho sẽ là giải pháp hữu ích để bảo vệ an toàn cho những người lớn tuổi. Theo các nhà nghiên cứu, té ngã là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với người già. Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm kiếm các công ty có quan tâm đến lĩnh vực này để chính thức thương mại hoá công nghệ nói trên. Hy vọng là điều đó sẽ sớm trở thành hiện thực.
Theo Tinh Tế
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận