Làm vườn ươm nhân giống cho cây cao su
Thứ tư, 22/11/2017

Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ và được nhập vào Việt Nam từ 1897. Cây cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, kế đến là ở Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Hiện nay, sản phẩm chính của cây cao su là mủ để làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế tạo vỏ ruột xe, vật dụng đàn hồi, chống thấm... và gỗ làm hàng gia dụng, xây dựng
Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ và được nhập vào Việt Nam từ 1897. Cây cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, kế đến là ở Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Hiện nay, sản phẩm chính của cây cao su là mủ để làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế tạo vỏ ruột xe, vật dụng đàn hồi, chống thấm... và gỗ làm hàng gia dụng, xây dựng.

I. NHU CẦU GIỐNG CAO SU
Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ và được nhập vào Việt Nam từ 1897. Cây cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, kế đến là ở Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Hiện nay, sản phẩm chính của cây cao su là mủ để làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế tạo vỏ ruột xe, vật dụng đàn hồi, chống thấm... và gỗ làm hàng gia dụng, xây dựng. Theo dự đoán của nhiều tổ chức quốc tế, nhu cầu về mủ và gỗ cao su sẽ gia tăng trong nhiều năm sắp đến. Trước tiềm năng của thị trường cao su, nhà nước chủ trương phát triển diện tích cao su lên đến 500.000 ha nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của các vùng trồng cao su. Phần lớn diện tích trồng mới là vườn cao su tiểu điền do các nông hộ thực hiện. Các công ty quốc doanh chủ yếu tái canh trên diện tích đã có.
Trong giai đoạn 2003 - 2005, diện tích cao su trồng mới và tái canh được ước tính khoảng 52.400 ha, như vậy cần khoảng 34 triệu cây con và 42,5 triệu mắt ghép.
II. NHỮNG GIỐNG CAO SU ƯU VIỆT HIỆN NAY
Để các vườn cao su giai đoạn 2003 - 2005 đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, một trong các điều kiện có tính quyết định là chọn những cây con thuộc loại giống sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, ít bệnh, thích nghi với điều kiện môi trường và cây con phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Những vườn cao su đầu tiên được trồng bằng hạt thực sinh, năng suất rất kém và sản lượng từng cây không đồng đều do xuất thân từ những quần thể tạp giao. Đến nay, hầu hết những vườn cho năng suất cao được trồng bằng các dòng vô tính tuyển chọn từ các cây thực sinh đầu dòng hoặc cây lai xuất sắc.
Cao su là cây lâu năm nên thời gian chọn tạo giống rất dài (trên 20 năm) và rất tốn kém. Từ 1981 đến nay, những bộ giống thích hợp theo từng vùng sinh thái được cải tiến 3 năm 1 lần. Các giống mới gần đây đã đạt năng suất tăng dần. Tuy nhiên, một số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định ở một số vùng ít thuận lợi vẫn được duy trì để tránh rủi ro cho người trồng.
III. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CAO SU
Cây con cao su phổ biến hiện nay là dạng tum trần 1 năm tuổi, giá thành thấp và dễ chuyên chở nhưng hạn chế là tỷ lệ trồng sống không cao khi gặp điều kiện môi trường bất thuận. Cây con dạng bầu cắt ngọn và bầu có tầng lá có giá thành cao, phí chuyên chở lớn nhưng tỷ lệ sống cao dù gặp thời vụ trồng ít thuận lợi.
1. Kỹ thuật làm vườn ươm tum trần
1.1. Thời vụ: Thiết lập vườn ươm tum trần cần tiến hành trước khi trồng 10 - 12 tháng, tốt nhất là vào đầu mùa hạt rụng, từ 1/7 đến 30/8 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và trước 30/10 ở miền Trung.
1.2. Chọn đất làm vườn ươm
- Đất phải thoát nước tốt, bằng phẳng hoặc dốc nhẹ, sâu và độ phì tốt. Phải tránh đất có nhiều sỏi hoặc đá. Dọn sạch gốc rễ cây cũ, cày bừa cho tơi xốp.
- Nguồn nước phải gần và đủ lượng trong mùa khô để tưới.
- Có đường giao thông thuận lợi để vận chuyển cây giống.
1.3. Thiết vườn ươm tum
- Thiết kế phải bảo đảm chống xói mòn, chống úng và thuận lợi cho việc thi công, vận chuyển giống sau này. Lối đi rộng 3 - 5 m.
- Mật độ thiết kế: 80.000 điểm/ha, hàng kép cách nhau 90 cm và 2 hàng đơn cách nhau 30 cm, cây cách cây 20 cm và trồng kiểu nanh sấu.
- 1 ha vườn ươm tum có thể trồng cho 70 - 80 ha sản xuất.
1.4. Đào rãnh, bón lót
- Đào rãnh sâu 50 cm, rộng 50 cm và 2 mép rãnh cách 70 cm. Rãnh được đào từng đoạn sao cho lớp đất mặt được lấp xuống đáy.
- 15 ngày trước khi trồng, sử dụng 20 tấn phun hữu cơ và 1 tấn phân supe lân bón cho 1 ha trộn với đất để lấp đầy rãnh.
1.5. Chuẩn bị hạt giống
- Loại hạt giống: trong các giống trồng phổ biến hiện nay, dòng vô tính GT1 cho hạt làm gốc ghép tốt nhát với tỷ lệ cây con khoẻ và đồng đều cao. Hạt của những dòng vô tính cao sản khác có thể làm gốc ghép nhưng cần chú ý tỉa loại cây sinh trưởng kém và bị vàng lá.
- Số lượng hạt giống cần cho 1 ha vườn ươm tum là khoảng 1.2000 kg.
- Chỉ dùng hạt tươi, vỏ có màu sáng bóng, nặng. Loại bỏ hạt lép, bệnh, dị hình. Nếu được, nên đập nhẹ làm vỏ hạt vừa nứt để chọn hạt tốt, ruột còn trắng, đầy.
- Ngâm hạt trong nước sạch 20 giờ, vớt ra đem rấm vào líp cát.
- Líp cát có chiều rộng khoảng 1 m, dài 10 m, dày 5 cm, chung quanh có nẹp chắn và phía trên có mái che.
- Hạt có thể được đặt úp bụng xuống theo hàng, hoặc trải hạt thành 1 lợp dày 10 cm và trên phủ một lớp cát che kín lưng hạt.
- Tưới nước hàng ngày 2 - 3 lần với lượng nước 4 lít/m2. Không để bị úng.
- Cần sử dụng thuốc chống kiến và phòng trị nấm bệnh.
- Sau khi rấm khoảng 5 - 7 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn những hạt vừa phát triển rễ mầm (nhú hạt gạo hoặc rễ chân nhện), đặt vào thúng có lót vật liệu (bao bố) ẩm mềm hoặc trong thùng nước, che mát trong khi vận chuyển ra vườn ươm. Không sử dụng những hạt nẩy mầm sau 2 tuần.
1.6. Trồng hạt ở vườn ươm
- Mỗi điểm thiết kế trồng 1 hạt. Moi đất tạo thành lỗ sâu rộng khoảng 3 cm, sâu 2 cm, đặt hạt úp bụng xuống hoặc rễ quay xuống đất, dùng tay kéo đất lấp lưng hạt khoảng 1 cm và ém chặt chung quanh.
- Hàng ngày, kiểm tra để loại bỏ và trồng giặm ngay những cây con không đạt yêu cầu.
1.7. Tưới nước
- Tưới nước hàng ngày nếu không mưa ngay sau khi trồng hạt. Hai tháng sau trồng có thể tưới 2 lần/tuần với lượng nước 10 lít/m2/lần. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Trước khi bón phân, cũng cần tưới nước đủ ẩm và sau khi bón, tưới để hoà tan phân.
- Trước khi ghép, cần tưới nước đủ ẩm, tránh tưới ngay sau khi ghép, nên sau ghép hơn 2 ngày.
1.8. Làm cỏ
- Vườn ươm phải luôn sạch cỏ để cây con phát triển tốt. Quanh gốc nên làm cỏ tay, hoặc dùng thảm phủ nilông, tàn dư thực vật để phủ đất chống cỏ. Tránh gây thương tích gốc cây. Trước khi ghép 1 tháng, phải ngưng làm cỏ xới xáo làm ảnh hưởng gốc ghép.
- Làm cỏ thủ công là chính, có thể sử dụng hoá chất diệt cỏ khi vỏ cây đã hoá nâu và lá đã ổn định. Thuốc diệt cỏ trên vườn ươm là các loại gốc glyphosate (3 - 4 lít/ha) hoặc Diuron (3 kg/ha).
1.9. Bón phân
- Lần bón đầu tiên là sau khi trồng 1 tháng, khi cây có 2 tầng lá ổn định, các lần sau cách 1 tháng. Trước khi ghép 1 tháng, ngưng bón phân vào gốc.
- Trộn phân đều và rải phân giữa 2 hàng đơn lần bón đầu, các lần sau bón dọc theo hai bên hàng kép, xới nhẹ để vùi phân.
- Trong mùa khô, bón phân kết hợp với tưới nước.
- Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng của cây con.
1.10. Tỉa loại
- Phải tỉa loại những cây sinh trưởng kém, dị hình, bệnh, lá trắng hay vàng, nhằm đảm bảo vườn gồm những cây phát triển tốt, đồng đều.
- Tỉa ít nhất 2 lần, lần 1 sau khi trồng hạt 1 tháng, lần 2 sau trồng 4 tháng. Tỷ lệ tỉa loại trung bình khoảng 30%.
1.11. Phòng trị bệnh
- Những cây con sinh trưởng khoẻ mạnh, cần có biện pháp phòng trị kịp thời các loại bệnh và côn trùng phá hại. Chỉ dùng các loại thuốc được phép sử dụng và có hướng dẫn cụ thể.
- Những loại bệnh thường gặp trên vườn ươm và thuốc sử dụng như sau:
+ Bệnh lá phấn trắng (Oidium heveate): Kumulus 0.3%, Sumieight 0.2%, bột lưu huỳnh (9 - 12 kg/ha) rắc trên lá non lúc sáng sớm.
+ Bệnh héo đen đầu lá (Colletotrichum gloeosporiodes): Boócđô 1%, Daconil 0,2%, Sumieight 0,15%, oxyclorua đồng 0,5%.
+ Bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophthora palmivora): Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 72 0,3 - 0,4%.
+ Bệnh đốm mắt chim (Helminthosporium heveae): Daconil 0,2%, Dithane M45 0,3% hoặc Boóc-đô 1%.
Quốc Bảo tổng hợp (Nguồn: Cục trồng trọt)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận