Chàng thanh niên dân tộc Dao làm kinh tế giỏi
Thứ hai, 11/03/2019

Hoàng Su Phì là một trong 6 huyện nghèo của Hà Giang được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tuy nhiên, trên mảnh đất còn nhiều khó khăn này vẫn xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Điển hình trong số đó là gia đình anh Triệu Chòi Khiền, người dân tộc Dao ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Hoàng Su Phì là một trong 6 huyện nghèo của Hà Giang được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tuy nhiên, trên mảnh đất còn nhiều khó khăn này vẫn xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Điển hình trong số đó là gia đình anh Triệu Chòi Khiền, người dân tộc Dao ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Trước đây, cũng như bao gia đình đồng bào dân tộc khác, gia đình anh Triệu Chòi Khiền thuộc diện hộ nghèo của xã Hồ Thầu. Sau nhiều năm suy nghĩ trăn trở để vươn lên thoát nghèo, từ năm 2007 Khiền đã cùng gia đình tập trung đầu tư phát triển 2 loại cây mũi nhọn của huyện là cây chè và cây thảo quả.
Do nhà nghèo không có vốn nên Khiền đã mạnh dạn vay ngân hàng Chính sách xã hội của huyện 100 triệu đồng để đầu tư giống chè được gần 1,0 ha và trên 1,5 ha cây thảo quả. Sau 4 năm (vào năm 2010), cây thảo quả cho thu hoạch lứa đầu tiên và bán được gần 40 triệu đồng. Cứ như vậy, năng suất thảo quả tăng dần qua các năm. Đến năm 2011, gia đình Khiền đã có thu nhập khoảng 100 triệu đồng mỗi năm từ cây thảo quả. Đến cuối năm 2012, từ tiền thu thảo quả, Khiền đã trả hết nợ ngân hàng và còn dư vốn để phát triển chăn nuôi.
Bắt đầu từ năm 2014, từ nguồn thu nhập do cây thảo quả mang lại, Khiền đã đầu tư mua trâu giống, lợn và các loại gia cầm để mở rộng phát triển chăn nuôi. Theo thời gian, đàn trâu của gia đình anh được tăng dần qua các năm do thu mua thêm trâu giống về nuôi. Khi trâu trưởng thành được giá, Khiền bán cho các thương lái và tiếp tục mua trâu giống về nuôi. Thời điểm hiện nay đàn trâu của gia đình có 9 con, trong đó có 3 con trâu cái sinh sản. Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi trâu, lợn và các loại gia cầm của gia đình anh vào khoảng 130 triệu đồng.

Anh Khiền chăm sóc đàn trâu của gia đình
Diện tích trồng chè của gia đình bắt đầu cho thu hoạch từ năm 2016. Do trong những năm gần đây thảo quả được mùa, được giá nên mỗi năm, gia đình thu nhập từ cây chè và thảo quả được khoảng 300 triệu đồng. Nếu tính cả phát triển chăn nuôi trâu, lợn và các loại gia cầm thì mỗi năm gia đình thu nhập được khoảng 430 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 350 triệu đồng mỗi năm.
Được biết ngoài phát triển trồng chè và thảo quả kết hợp với chăn nuôi trâu, lợn và các loại gia cầm, gia đình anh còn trồng gần 1ha ngô và khoảng 1ha lúa để phục vụ tiêu dùng trong gia đình và để hỗ trợ nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Ngoài ra, anh còn trồng gần 0,7ha cỏ trên đất đồi rừng của gia đình để phục vụ nguồn thức ăn cho đàn trâu.
Anh Trương Công Định, Chủ tịch UBND xã Hồ Thầu cho biết: Gia đình anh Triệu Chòi Khiền là một trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số điển hình của xã vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giầu tại địa phương. Trong thời gian tới xã sẽ vận động các hộ nông dân trong vùng đến tham quan và học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế hộ gia đình. Có thể coi mô hình phát triển kinh tế của gia đình Triệu Chòi Khiền là một trong các mô hình kinh tế hộ điển hình của xã Hồ Thầu và của cả huyện Hoàng Su Phì.
Trước đây, cũng như bao gia đình đồng bào dân tộc khác, gia đình anh Triệu Chòi Khiền thuộc diện hộ nghèo của xã Hồ Thầu. Sau nhiều năm suy nghĩ trăn trở để vươn lên thoát nghèo, từ năm 2007 Khiền đã cùng gia đình tập trung đầu tư phát triển 2 loại cây mũi nhọn của huyện là cây chè và cây thảo quả.
Do nhà nghèo không có vốn nên Khiền đã mạnh dạn vay ngân hàng Chính sách xã hội của huyện 100 triệu đồng để đầu tư giống chè được gần 1,0 ha và trên 1,5 ha cây thảo quả. Sau 4 năm (vào năm 2010), cây thảo quả cho thu hoạch lứa đầu tiên và bán được gần 40 triệu đồng. Cứ như vậy, năng suất thảo quả tăng dần qua các năm. Đến năm 2011, gia đình Khiền đã có thu nhập khoảng 100 triệu đồng mỗi năm từ cây thảo quả. Đến cuối năm 2012, từ tiền thu thảo quả, Khiền đã trả hết nợ ngân hàng và còn dư vốn để phát triển chăn nuôi.
Bắt đầu từ năm 2014, từ nguồn thu nhập do cây thảo quả mang lại, Khiền đã đầu tư mua trâu giống, lợn và các loại gia cầm để mở rộng phát triển chăn nuôi. Theo thời gian, đàn trâu của gia đình anh được tăng dần qua các năm do thu mua thêm trâu giống về nuôi. Khi trâu trưởng thành được giá, Khiền bán cho các thương lái và tiếp tục mua trâu giống về nuôi. Thời điểm hiện nay đàn trâu của gia đình có 9 con, trong đó có 3 con trâu cái sinh sản. Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi trâu, lợn và các loại gia cầm của gia đình anh vào khoảng 130 triệu đồng.

Anh Khiền chăm sóc đàn trâu của gia đình
Diện tích trồng chè của gia đình bắt đầu cho thu hoạch từ năm 2016. Do trong những năm gần đây thảo quả được mùa, được giá nên mỗi năm, gia đình thu nhập từ cây chè và thảo quả được khoảng 300 triệu đồng. Nếu tính cả phát triển chăn nuôi trâu, lợn và các loại gia cầm thì mỗi năm gia đình thu nhập được khoảng 430 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 350 triệu đồng mỗi năm.
Được biết ngoài phát triển trồng chè và thảo quả kết hợp với chăn nuôi trâu, lợn và các loại gia cầm, gia đình anh còn trồng gần 1ha ngô và khoảng 1ha lúa để phục vụ tiêu dùng trong gia đình và để hỗ trợ nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Ngoài ra, anh còn trồng gần 0,7ha cỏ trên đất đồi rừng của gia đình để phục vụ nguồn thức ăn cho đàn trâu.
Anh Trương Công Định, Chủ tịch UBND xã Hồ Thầu cho biết: Gia đình anh Triệu Chòi Khiền là một trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số điển hình của xã vươn lên thoát nghèo và từng bước làm giầu tại địa phương. Trong thời gian tới xã sẽ vận động các hộ nông dân trong vùng đến tham quan và học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế hộ gia đình. Có thể coi mô hình phát triển kinh tế của gia đình Triệu Chòi Khiền là một trong các mô hình kinh tế hộ điển hình của xã Hồ Thầu và của cả huyện Hoàng Su Phì.
ĐH (Theo Phạm Văn Phú, Chi cục TT&BVTV Hà Giang)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận