Xu hướng công nghệ định hình nghề nghiệp năm 2020

Thứ ba, 31/12/2019

Theo Forbes, có 6 xu hướng công nghệ sẽ định hình nghề nghiệp trong năm 2020
Theo Forbes, có 6 xu hướng công nghệ sẽ định hình nghề nghiệp trong năm 2020


1. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên


Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) - khả năng máy móc đọc ngôn ngữ giống như con người và đưa ra hành động từ thông tin đó - đã phát triển vượt bậc. Với hiệu quả của công nghệ này, mọi doanh nghiệp nên tìm ra cách áp dụng nó vào công việc.

Ví dụ, Natural Language Processing sẽ giúp các công ty và khách hàng dễ dàng vượt qua các rào cản ngôn ngữ, giúp kinh doanh toàn cầu hiệu quả hơn, trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
 

2. Thị giác máy tính


Một phân khúc thuộc trí tuệ nhân tạo cho phép máy móc nhìn, phân tích dữ liệu trực quan và sau đó đưa ra quyết định về đầu vào hình ảnh được gọi là thị giác máy tính (Computer Vision). Với kỹ năng này, máy móc có thể xác định, phân loại và phát hiện các đối tượng. Trong một số trường hợp, thị giác máy tính làm việc hiệu quả hơn con người.

Thị giác máy tính đã được đưa vào nhiều ứng dụng về chăm sóc sức khỏe, sử dụng trong các phương tiện tự hành và nhiều ngành công nghiệp khác, từ nông nghiệp đến tài chính, sản xuất. Khi nhiều công ty áp dụng công nghệ này, nó sẽ thay đổi và tạo ra các nhiệm vụ mới cho con người.


Thị giác máy tính có thể ứng dụng vào giao thông vận tải, tài chính đến sản xuất
 
 

3. Robot


Bạn đã sẵn sàng để có một đồng nghiệp robot? Khi thực tế này đã phổ biến trong công nghiệp, robot sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng trong thế giới kinh doanh và ngay trong các gia đình. Nhiều dự án kinh doanh mới đang phát triển robot để hỗ trợ con người theo nhiều cách, từ làm bạn đồng hành cho người già đến giao hàng hóa.

Cobots (robot hợp tác) hỗ trợ con người tại nơi làm việc. Robot có thể lái xe hiệu quả và an toàn. Và với các tiêu chuẩn mở cho robot, nhiều cá nhân và tổ chức có thể triển khai robot bằng cách sử dụng các công cụ mã nguồn mở như nền tảng AWS RoboMaker của Amazon.
 

4. Xe tự hành


Giờ đây, nhiều nhà sản xuất ô tô lớn đang đầu tư vào công nghệ tự lái và phần mềm nhúng ô tô Automotive. Những chiếc xe tự hành không có sự can thiệp của con người sẽ sớm xuất hiện trên đường. Một trong những ứng dụng đầu tiên là trong ngành vận tải và hậu cần, nơi các phương tiện như xe tải bán tự động Arocs của Mercedes Benz sẽ vận chuyển hàng hóa trên đường cao tốc.

Công nghệ tự hành cũng sẽ thay đổi các mẫu xe hiện tại. Nhiều chuyên gia tin rằng xe tự hành khiến việc sở hữu xe riêng không còn cần thiết. Dịch vụ đi chung và tự chọn taxi sẽ thay đổi việc đi lại hàng ngày.
 

5. Thực tế mở rộng (Extended Reality)



Thực tế mở rộng có thể biến đổi thế giới kinh doanh, cung cấp trải nghiệm vượt trội trong nhiều lĩnh vực.
 
 
Thực tế mở rộng là thuật ngữ để mô tả các công nghệ nhập vai (thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp) hợp nhất thế giới vật lý và ảo. Đây là một thị trường đang phát triển và dự kiến đạt 209 tỷ USD vào năm 2022. Có nhiều ứng dụng của thực tế mở rộng cho các doanh nghiệp, từ việc cho khách hàng thử trải nghiệm trước khi mua, đến đào tạo và tiếp thị cho bất kỳ ngành nào.

Khi áp dụng thực tế mở rộng đã vượt qua những thách thức lớn hiện nay - bao gồm trải nghiệm riêng biệt, chi phí thực hiện, các vấn đề kỹ thuật và phần cứng, thì thực tế mở rộng sẽ biến đổi thế giới kinh doanh và chúng ta sẽ thấy nhiều ứng dụng phổ biến hơn của nó.
 

6. Trợ lý thông minh và Chatbots


Hầu hết chúng ta đều khá quen thuộc với trợ lý thông minh và chatbot trực tuyến. Trợ lý ảo có thể hiểu các lệnh ngôn ngữ nói và giúp chúng ta hoàn thành tác vụ thông qua đầu vào của người dùng, nhận thức vị trí và bằng cách truy cập thông tin trực tuyến. Thường được gọi là tác nhân đàm thoại, chatbot tương tác và giao tiếp với con người.

Những trợ lý ảo này giúp các công ty cung cấp trải nghiệm khách hàng tích cực, giải phóng nhân sự cho các nhiệm vụ khác và hợp lý hóa dịch vụ.

Sáu xu hướng công nghệ trên được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm tới và định hình lại việc làm và nghề nghiệp trong tương lai. Vì thế, cách bắt xu hướng hiệu quả là học hỏi sớm để nắm bắt và làm chủ các công nghệ cao này.
 

Định hướng giáo dục công nghệ cho học sinh Việt Nam


Tại Việt Nam, học sinh tiểu học, THCS đã có thể học lập trình, thiết kế robot, tham dự các cuộc thi để tiếp cận sớm với khoa học, công nghệ.

Phát biểu tại Hội thảo Khoa học Giáo dục phổ thông Tin học, thầy Đỗ Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty sách Long Minh và thầy Hoàng Vân Đông, giảng viên khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Điện lực đã chia sẻ mô hình Giáo dục STEM trường làng với hai môn Tin học và Công nghệ dạy cho học sinh, trong đó, coding (lập trình) là yếu tố mũi nhọn. Mô hình đào tạo chú trọng vào khả năng ứng dụng, thực hành để học sinh có thể tự làm ra sản phẩm số.


Học sinh tiểu học huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định tham gia cuộc thi lập trình robot trong Ngày hội STEM Nam Trực 2018
 
 
Hiện tại, mô hình đã đạt được một số thành tựu như: khoảng 500 trường làng (các trường ở khu vực nông thôn) có câu lạc bộ STEM, 200 trường có câu lạc bộ Robot do giáo viên của trường tự đứng lớp. Khoảng 1.000 giáo viên tự đứng lớp dạy lập trình Robot ở các câu lạc bộ STEM.

Thầy Hoàng Vân Đông cũng chia sẻ về các cuộc thi lập trình robot được tổ chức cho học sinh trường tiểu học, THCS tại nhiều tỉnh thành như Nam Định, Nghệ An... Trong đó, các em sẽ sử dụng tư duy STEM, vật liệu tái chế như thìa sữa chua, mảnh xốp để thiết kế ra những chú robot khác nhau. Sau đó lập trình, điều khiển để có thể đưa robot vượt qua các chướng ngại vật nhờ cảm biến siêu âm và về đích theo yêu cầu cuộc thi. Học sinh tiểu học có thể điều khiển robot bằng điện thoại, học sinh THCS có thể làm robot hoạt động tự động.


Cuộc thi lập trình robot 2018 của học sinh các trường làng cấp tiểu học và THCS huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
 
 
"Như vậy, trái với suy nghĩ của nhiều người lớn cho rằng học lập trình từ cấp một, cấp hai là điều khó khăn và xa vời thực tế, nhiều học sinh đang chứng minh khả năng học hỏi, tiếp thu, ứng dụng kiến thức lập trình, công nghệ rất tốt, từ đó kết hợp với tư duy sáng tạo để tạo ra những sản phẩm số thiết thực và có ý nghĩa", thầy Hoàng Vân Đông khẳng định.

Tại hội thảo, Hệ thống Giáo dục Học Mãi và FUNiX cũng giới thiệu về Trường học lập trình trực tuyến XiSo, có cùng định hướng với mô hình Giáo dục STEM khi chú trọng đào tạo học sinh kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn.

Cụ thể, trường học dành cho học sinh phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12 với hình thức học trực tuyến theo mô hình Học - Hỏi - Dạy - Dỗ.

Trong đó, học sinh tự học các bài giảng chuẩn quốc tế của giáo sư đến từ những trường đại học hàng đầu trên thế giới (có phụ đề tiếng Việt). Trong quá trình học, nếu gặp khó khăn, học sinh có thể hỏi đáp trực tuyến với mentor (chuyên gia công nghệ thông tin đang trực tiếp làm việc tại Việt Nam) bất cứ lúc nào.

Mentor không chỉ giải đáp kiến thức trực tuyến cho học sinh mà còn hướng dẫn các em làm bài tập thực hành, dự án thực tiễn thông qua lớp học ảo xClass được tổ chức hai lần mỗi tháng. Lớp học này có quy mô tối đa 15 người để mentor có thể nắm được khả năng tiếp thu, tình trạng học tập thực tế của từng học viên và hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, vào Chủ nhật đầu tiên mỗi tháng, mentor và học viên có thể gặp gỡ, giao lưu trực tiếp tại ngày hội xDay tổ chức đồng thời tại Hà Nội và TP HCM. Đây là nơi học sinh sẽ được chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm, cơ hội nghề nghiệp lập trình.

Cuối cùng, học sinh sẽ có người đồng hành (Hannah) luôn theo dõi và hỗ trợ mọi vấn đề như: kết nối mentor, lập kế hoạch học tập, lên lịch kiểm tra... Hannah cũng là người "dỗ" để động viên, khuyến khích học viên vượt qua các khó khăn và hoàn thành chương trình học.

Với trường học lập trình trực tuyến XiSo, Hệ thống Giáo dục Học Mãi và FUNiX mong sẽ giúp các em học sinh làm chủ công nghệ, làm chủ ngôn ngữ lập trình ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường phổ thông. Để sau khi tốt nghiệp, các em có thể tự quyết định việc đi làm lập trình viên hay vừa làm vừa học lên đại học, làm chủ tương lai.
 
Mỹ Anh tổng hợp (theo Vnexpress.net) 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×