Giáo sư Việt đạt giải thưởng toán học danh giá nhất châu Âu
Thứ hai, 11/05/2020

Giáo sư Phan Thành Nam (sinh năm 1985), là cựu học sinh chuyên Toán trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) khóa 2000-2003, là cựu sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2007, anh lấy bằng thạc sĩ toán học tại Đại học Orleans, Pháp.
Giáo sư Phan Thành Nam (sinh năm 1985), là cựu học sinh chuyên Toán trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) khóa 2000-2003, là cựu sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2007, anh lấy bằng thạc sĩ toán học tại Đại học Orleans, Pháp. 3 năm sau, Phan Thành Nam nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch. Giáo sư Phan Thành Nam hiện đang làm việc tại Đại học Ludwig-Maximlians, Đức và vừa vinh dự là 1 trong 10 nhà toán học có tên trong danh sách nhận Giải thưởng EMS danh giá của Hội Toán học Châu Âu năm 2020.
Giải thưởng Hội Toán học châu Âu - EMS được đánh giá uy tín bậc nhất thế giới, chỉ xếp sau giải thưởng Fields của Hội Toán học thế giới.
Cứ 4 năm 1 lần, giải thưởng được xét và trao tặng tại Đại hội Toán học châu Âu cho các nhà toán học dưới 35 tuổi có đóng góp xuất sắc cho toán học. Mỗi lần xét thưởng sẽ vinh danh 10 nhà toán học được trao giải.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lễ trao giải năm nay không được diễn ra như thường lệ (tại kỳ Đại hội Toán học châu Âu 2020) mà được lùi tới tháng 6/2022.

Giáo sư Phan Thành Nam.
Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Giáo sư Phan Thành Nam là giải tích và vật lý toán học, đặc biệt về cơ học lượng tử nhiều hạt, lý thuyết quang phổ, phép tính biến phân và phương trình đạo hàm riêng, giải tích số.
Mỗi kỳ xét sẽ có 10 nhà toán học được trao giải. Giải thưởng yêu cầu những nhà toán học trẻ không quá 35 tuổi, có quốc tịch châu Âu hoặc đang làm việc tại châu Âu, có những đóng góp xuất sắc trong toán học.
Trải qua 8 kỳ trao thưởng, năm nay, lần đầu tiên có một nhà toán học trẻ gốc Việt được vinh danh. Hầu hết các nhà toán học được giải thưởng EMS đều trở thành những nhà toán học lớn của thế giới.
Thống kê cho thấy, có 11 nhà toán học được giải thưởng EMS sau đó được giải thưởng Fields.

Giáo sư Phan Thành Nam là người Việt duy nhất góp mặt trong danh sách
10 nhà toán học nhận giải EMS 2020.
Trước khi được vinh danh với giải thưởng EMS, Giáo sư Nam cũng từng nhận giải thưởng Nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực vật lý toán được trao tặng bởi Hội quốc tế về vật lý ứng dụng và lý thuyết (viết tắt IUPAP) vào năm 2018 vì đã đạt các kết quả tiên phong với chất lượng khoa học xuất sắc trong vật lý toán. Phan Thanh Nam nhiều lần được mời báo cáo các hội nghị quốc tế về Vật lý Toán học.

Năm 2017, Phan Thành Nam trở thành giáo sư tại Đại học Ludwig-Maximlians, thành phố Munchen, Đức và hiện anh đang công tác tại đây.

Theo trang Google Scholar, các công bố của Giáo sư Phan Thành Nam được trích dẫn 914 lần, với chỉ số h-index là 17.
Theo số liệu trên trang MathScinet của Hội toán học Mỹ, Giáo sư Phan Thành Nam đã công bố 39 công trình khoa học trên nhiều tạp chí danh tiếng thế giới: Comm. Math. Phys., Jour. Eur. Math. Soc., Comm. Pure Appl. Math. Jour. Funct. Anal., Arch. Rational Mech. Anal., Amer. Jour. Math… Các công bố của anh và đồng nghiệp đã được trích dẫn 346 lần.
Giải thưởng Hội Toán học châu Âu - EMS được đánh giá uy tín bậc nhất thế giới, chỉ xếp sau giải thưởng Fields của Hội Toán học thế giới.
Cứ 4 năm 1 lần, giải thưởng được xét và trao tặng tại Đại hội Toán học châu Âu cho các nhà toán học dưới 35 tuổi có đóng góp xuất sắc cho toán học. Mỗi lần xét thưởng sẽ vinh danh 10 nhà toán học được trao giải.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lễ trao giải năm nay không được diễn ra như thường lệ (tại kỳ Đại hội Toán học châu Âu 2020) mà được lùi tới tháng 6/2022.

Giáo sư Phan Thành Nam.
Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của Giáo sư Phan Thành Nam là giải tích và vật lý toán học, đặc biệt về cơ học lượng tử nhiều hạt, lý thuyết quang phổ, phép tính biến phân và phương trình đạo hàm riêng, giải tích số.
Mỗi kỳ xét sẽ có 10 nhà toán học được trao giải. Giải thưởng yêu cầu những nhà toán học trẻ không quá 35 tuổi, có quốc tịch châu Âu hoặc đang làm việc tại châu Âu, có những đóng góp xuất sắc trong toán học.
Trải qua 8 kỳ trao thưởng, năm nay, lần đầu tiên có một nhà toán học trẻ gốc Việt được vinh danh. Hầu hết các nhà toán học được giải thưởng EMS đều trở thành những nhà toán học lớn của thế giới.
Thống kê cho thấy, có 11 nhà toán học được giải thưởng EMS sau đó được giải thưởng Fields.

Giáo sư Phan Thành Nam là người Việt duy nhất góp mặt trong danh sách
10 nhà toán học nhận giải EMS 2020.
Trước khi được vinh danh với giải thưởng EMS, Giáo sư Nam cũng từng nhận giải thưởng Nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực vật lý toán được trao tặng bởi Hội quốc tế về vật lý ứng dụng và lý thuyết (viết tắt IUPAP) vào năm 2018 vì đã đạt các kết quả tiên phong với chất lượng khoa học xuất sắc trong vật lý toán. Phan Thanh Nam nhiều lần được mời báo cáo các hội nghị quốc tế về Vật lý Toán học.

Năm 2017, Phan Thành Nam trở thành giáo sư tại Đại học Ludwig-Maximlians, thành phố Munchen, Đức và hiện anh đang công tác tại đây.

Theo trang Google Scholar, các công bố của Giáo sư Phan Thành Nam được trích dẫn 914 lần, với chỉ số h-index là 17.
Theo số liệu trên trang MathScinet của Hội toán học Mỹ, Giáo sư Phan Thành Nam đã công bố 39 công trình khoa học trên nhiều tạp chí danh tiếng thế giới: Comm. Math. Phys., Jour. Eur. Math. Soc., Comm. Pure Appl. Math. Jour. Funct. Anal., Arch. Rational Mech. Anal., Amer. Jour. Math… Các công bố của anh và đồng nghiệp đã được trích dẫn 346 lần.
Mỹ Anh tổng hợp (theo dân trí)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận