Quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá
Thứ năm, 20/06/2019

Để hướng dẫn cánh tác sắn và sản xuất giống sạch bệnh hỗ trợ phòng chống dịch bệnh khảm lá sắn đang lây lan ở nhiều tỉnh phía Nam, Cục Trồng trọt đã ban hành quy trình canh tác sắn, quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh và hướng dẫn nông dân tự để giống sạch bệnh;
I. Quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá áp dụng cho hộ nông dân, cơ sở sản xuất giống để kinh doanh
Để hướng dẫn cánh tác sắn và sản xuất giống sạch bệnh hỗ trợ phòng chống dịch bệnh khảm lá sắn đang lây lan ở nhiều tỉnh phía Nam, Cục Trồng trọt đã ban hành quy trình canh tác sắn, quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh và hướng dẫn nông dân tự để giống sạch bệnh; sau đây là “Quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá áp dụng cho hộ nông dân, cơ sở sản xuất giống để kinh doanh
1. Chọn giống và nguồn giống sạch bệnh
Chọn giống sắn (khoai mì) chống chịu hoặc ít nhiễm bệnh do các cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Tuyệt đối không sản xuất các giống sắn nhiễm bệnh.
Giống cấp 1: Giống có nguồn gốc rõ ràng từ các vùng hoặc cơ sở sản xuất giống sạch bệnh, có đầy đủ thông tin, gồm: tên hộ/cơ sở sản xuất, diện tích, tên giống, nguồn gốc, kết quả giám định virus khi thu hoạch (tối thiểu 30 mẫu lấy từ 30 cây ngẫu nhiên; lô giống không đạt nếu phát hiện >01 mẫu dương tính; giám định virus gây bệnh khảm lá sắn phải được thực hiện tại các cơ sở có máy móc, thiết bị, dụng cụ giám định bằng phương pháp Test nhanh ELISA hoặc PCR hoặc được cơ quan chuyên môn bảo vệ thực vật (BVTV) chỉ định).
2. Chọn vùng sản xuất giống
- Chọn ruộng trồng cách ly với các khu vực đang bị bệnh (ngăn cách bằng khoảng cách địa lý, địa hình hoặc khu vực trồng cây khác). Nên trồng xen cây ngô, lạc trong ruộng sản xuất giống.
- Ruộng sản xuất giống sạch bệnh cần liền canh để thuận lợi áp dụng các biện pháp quản lý bọ phấn trắng hoặc giống được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới đảm bảo cách ly bọ phấn trắng.
3. Thời vụ
Thời vụ trồng là vụ sản xuất chính tại địa phương để giảm áp lực bọ phấn trắng.
4. Biện pháp chăm sóc, phòng trừ bọ phấn trắng
a) Biện pháp chăm sóc
Áp dụng đầy đủ các biện pháp chăm sóc trong quy trình canh tác do Cục Trồng trọt ban hành.
b) Phòng trừ bọ phấn trắng
- Sau trồng 7-10 ngày tiến hành đặt bẫy dính màu vàng xung quanh ruộng sản xuất giống với khoảng cách từ 10-20 m/bẫy, thường xuyên quan sát bẫy đế phát hiện bọ phấn trắng trên ruộng sắn.
- Khi phát hiện bọ phấn trắng vào bẫy hoặc trên ruộng sắn thì tiến hành thu mẫu bọ phấn trắng để giám định virus khảm lá sắn, nếu mẫu dương tính thì tiến hành phun thuốc BVTV trừ bọ phấn trắng môi giới, có thể phun phòng sớm nếu trong điều kiện mật độ bọ phấn trắng cao, áp lực bệnh cao.
Sử dụng các lọai thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép; phun trừ bọ phấn trắng theo nguyên tắc 4 đúng.
5. Kiểm tra, tiêu hủy cây bệnh
Ngay từ khi hom sắn mọc mầm đến khi thu hoạch, định kỳ 5 - 7 ngày/lần kiểm tra đồng ruộng để phát hiện cây sắn có biểu hiện triệu chứng bệnh; tiến hành tiêu hủy ngay bằng cách nhổ toàn bộ cây đem chôn lấp hoặc đốt.
6. Thu hoạch
Thu họach cây giống khi ruộng sắn đạt 8 tháng tuổi trở lên.
Trước khi thu hoạch phải:
- Kiểm tra để phát hiện cây sắn bị bệnh lần cuối cùng và tiêu hủy như trên.
- Thu mẫu cây giống để giám định virus khảm lá sắn: tối thiểu 30 mẫu trên 30 cây sắn ngẫu nhiên trong ruộng sản xuất giống sạch bệnh, nếu phát hiện > 02 mẫu dương tính với virus gây bệnh khảm lá thì ruộng giống không đạt yêu cầu giống sạch bệnh.
Hom giống lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom trồng sản xuất là 20cm, đạt tối thiểu là 6- 10 đốt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài. Khi chặt hom, dùng các loại dụng cụ sắc,bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.
7. Bảo quản giống
Thời gian bảo quản giống không quá 30 ngày sau thu hoạch.
Bảo quản giống theo cách: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm từ 500 – 1.000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản cây giống có thể bị các loại côn trùng tấn công vì thế có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng phù hợp để phòng trừ.
Trong thời gian bảo quản cây giống cần thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện bọ phấn trắng thì phun trừ để chống lây nhiễm bệnh và loại bỏ cây có biểu hiện triệu chứng bệnh.
8. Ghi chép hồ sơ sản xuất và cung ứng giống
- Ghi chép toàn bộ các thông tin sản xuất giống:
+ Tên, địa chỉ cá nhân, hộ sản xuất;
+ Tên giống, nguồn gốc giống;
+ Diện tích, ngày trồng;
+ Các biện pháp quản lý bọ phấn trắng đã áp dụng (thời gian, số liệu điều tra, ngày kiểm tra tiêu hủy cây bệnh, tỷ lệ cây bị bệnh, ...);
+ Ngày phun thuốc BVTV, tên thuốc, lượng dùng;
+ Kết quả kiểm tra tiêu hủy lần cuối, tỷ lệ cây bị bệnh;
+ Kết quả giám định virus lô giống thu hoạch;
- Thông tin người mua giống (họ tên, địa chỉ, số lượng)./.
II. Quy trình tự để giống sắn sạch bệnh khảm lá áp dụng cho hộ nông dân tự để giống, không được phép kinh doanh
1. Chọn giống và nguồn giống sạch bệnh
- Chọn giống sắn (khoai mì) chống chịu hoặc ít nhiễm bệnh, tuyệt đối không trồng các giống sắn nhiễm bệnh mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) khuyến cáo.
- Chọn nguồn giống sạch bệnh để trồng bằng cách lấy giống rõ nguồn gốc từ các vùng hoặc cơ sở sản xuất giống sạch bệnh, có đầy đủ hồ sơ chứng minh kiểm soát bệnh, gồm: hộ sản xuất, diện tích, tên giống, nguồn gốc, kết quả giám định virus khi thu họach (tối thiểu 30 mẫu lấy từ 30 cây ngẫu nhiên; lô giống không đạt nếu phát hiện > 01 mẫu dương tính; giám định virus gây bệnh khảm lá sắn tại các cơ sở có máy móc, thiết bị, dụng cụ giám định bằng phương pháp ELISA hoặc PCR được cơ quan chuyên môn BVTV chỉ định).
2. Bố trí ruộng trồng
Hộ nông dân cần dành riêng một phần diện tích để sản xuất giống sạch bệnh. Nên cách ly với ruộng sản xuất sắn thương phẩm hoặc trồng xen với cây ngô, lạc để cách ly ruộng sản xuất giống và hạn chế lây lan bệnh.
3. Thời vụ
Thời vụ trồng là vụ sản xuất chính tại địa phương để giảm áp lực bọ phấn trắng tập trung vào khu vực sản xuất giống.
4. Biện pháp chăm sóc, phòng trừ bọ phấn trắng
a) Biện pháp chăm sóc
Áp dụng đầy đủ các biện pháp chăm sóc trong quy trình canh tác do Cục Trồng trọt ban hành để cây giống khỏe, chất lượng cao.
b) Phòng trừ bọ phấn trắng
- Khi phát hiện bọ phấn trắng vào bẫy hoặc trên ruộng sắn thì tiến hành thu mẫu bọ phấn trắng đế giám định virus khảm lá sắn, nếu mẫu dương tính thì tiến hành phun thuốc BVTV trừ bọ phấn trắng môi giới, có thể phun phòng sớm nếu trong điều kiện mật độ bọ phấn trắng cao, áp lực bệnh cao.
- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép; phun trừ bọ phấn trắng theo nguyên tắc 4 đúng.
5. Kiểm tra, tiêu hủy cây bệnh
Ngay từ khi hom sắn mọc mầm đến khi thu hoạch, định kỳ 5 - 7 ngày/lần kiểm tra đồng ruộng để phát hiện cây sắn có biểu hiện triệu chứng bệnh, tiến hành tiêu hủy ngay bằng cách nhổ toàn bộ cây đem chôn lấp hoặc đốt.
Trước khi thu hoạch, kiểm tra để phát hiện cây sắn bị bệnh lần cuối cùng và tiêu hủy như trên.
Khuyến khích thu mẫu cây giống để giám định virus khảm lá sắn: tối thiểu 30 mẫu trên 30 cây sắn ngẫu nhiên trong ruộng sản xuất giống sạch bệnh, nếu phát hiện > 02 mẫu dương tính với virus gây bệnh khảm lá thì ruộng giống không đạt yêu cầu giống sạch bệnh.
6. Thu hoạch
Thu hoạch cây giống khi ruộng sắn đạt 8 tháng tuổi trở lên, trước khi thu hoạch lưu ý:
- Kiểm tra để phát hiện cây sắn bị bệnh lần cuối cùng và tiêu hủy như trên.
- Thu mẫu cây giống để giám định virus khảm lá sắn: tối thiểu 30 mẫu trên 30 cây sắn ngẫu nhiên trong ruộng sản xuất giống sạch bệnh, nếu phát hiện > 02 mẫu dương tính với virus gây bệnh khảm lá thì ruộng giống không đạt yêu cầu giống sạch bệnh.
Hom giống lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom trồng sản xuất là 20cm, đạt tối thiểu là 6 - 10 đốt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc, bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.
7. Bảo quản giống
Thời gian bảo quản giống không quá 30 ngày sau thu hoạch, bảo quản giống theo cách: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm từ 500 – 1.000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản, cây giống có thể bị các loại côn trùng tấn công vì thế có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng phù hợp để phòng trừ.
Trong thời gian bảo quản cây giống cần thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện bọ phấn trắng thì phun trừ để chống lây nhiễm bệnh và loại bỏ cây có biểu hiện triệu chứng bệnh./.
ĐH (Nguồn Trung tâm KNQG)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận