Hệ thống điện thoại hữu ích
Thứ ba, 16/07/2019

Một hệ thống trả lời điện thoại tự động được phát triển bởi nhóm sinh viên từ Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và giành giải nhì trong một cuộc thi công nghệ địa phương.
Hệ thống trả lời điện thoại tự động
Một hệ thống trả lời điện thoại tự động được phát triển bởi nhóm sinh viên từ Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và giành giải nhì trong một cuộc thi công nghệ địa phương.
Hệ thống trả lời này hoạt động dựa trên tính năng tự động nhận biết giọng nói và đã được thử nghiệm thành công.
Theo TS. Vũ Hải Quân, người giám sát dự án thì “người ảo” giữ nhiệm vụ trả lời các cuộc điện thoại đến là một hệ thống xác định giọng nói (VIS).
Sau khi nghe giọng nói của người gọi đến từ đầu dây bên kia, hệ thống nhận thông tin thông qua thiết bị nhận dạng giọng nói và trả lời ngay tức thì.
Nhóm sinh viên phải mất vài tháng để hoàn thành công nghệ nhận dạng giọng nói và “dạy” cho hệ thống cách nhận dạng tiếng Việt. Theo TS. Quân cho biết thì giọng nói của một số vùng, đặc biệt là khu vực miền Trung có thể là một rào cản đối với hệ thống.
Hệ thống đã được cài đặt ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên nhằm thay thế cho hệ thống tổng đài thông thường trước đây. Hệ thống mới này có nhiều điểm mạnh, trong đó phải kể đến chức năng chuyển mạch có thể xử lý nhiều cuộc gọi cùng một lúc.
Hệ thống cũng có thể được sử dụng với phần mềm tương tác giọng nói của trường để đọc các bản tin, cung cấp sự trợ giúp cho người khiếm thị và cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua điện thoại.
Theo như Lê Hà Minh, một thành viên của nhóm phát minh thì hệ thống có giá khoảng 100 triệu VND (4.717 USD) chưa tính phần cứng.
Nam sinh lớp 9 với “siêu phẩm” phần mềm chống trộm điện thoại
Với “siêu phẩm” phần mềm chống trộm điện thoại mang tên Stollen Detection, em Trang Sĩ Thái, học sinh lớp 9 ở thành phố Nha Trang đã được giới công nghệ để mắt tới và chính thức được đặc cách vào lớp 10 THPT một trường có tiếng ở thành phố Nha Trang.

Em Trang Sĩ Thái, học sinh lớp 9, trường THCS Thái Nguyên, TP Nha Trang cùng giáo viên hướng dẫn của mình
Thời gian gần đây, người yêu công nghệ trong và ngoài nước khá bất ngờ trước một phần mềm chống trộm điện thoại di động của một học sinh lớp 9 tại Việt Nam, với nhiều tính năng ưu việt, được người dùng đánh giá cao. Đó phần mềm mang tên Stollen Detection của em Trang Sĩ Thái, học sinh lớp 9, trường THCS Thái Nguyên, thành phố Nha Trang.
Trò chuyện cùng PV Dân trí, Thái cho biết, Stollen Detection là phần mềm chống trộm điện thoại sử dụng tích hợp các cảm biến chức năng và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những tác động bất thường đến điện thoại. Khi đó, phần mềm sẽ phát ra âm thanh báo động tạo sự chú ý cho chủ nhân và những người xung quanh. Đồng thời phần mềm sẽ gửi thông tin vị trí hiện tại của điện thoại qua tin nhắn SMS đến số điện thoại đã được cài.
Trong trường hợp muốn tắt báo động, cần có sự xác nhận của chủ nhân qua hệ thống sinh trắc học hoặc nhập mật khẩu.

Phần mềm chống trộm điện thoại của Thái được nhiều người dùng trong và ngoài nước sử dụng, đánh giá cao
Theo nam học sinh lớp 9, phần mềm chống trộm điện thoại thì cũng có trên thị trường nhưng phần mềm của Thái có nhiều chức năng nổi trội như: hệ thống chạy ngầm tối ưu có khả năng duy trì hoạt động khi đã kích hoạt với mức tối ưu pin tiêu thụ hiệu quả; hệ thống AI thông minh tự động thu thập dữ liệu môi trường thực tại để chạy chế độ bảo mật phù hợp.
Ngoài ra, phần mềm này có chức năng báo động gây chú ý mạnh với tần số báo động 10.000Hz làm chói tai và tạo sự chú ý cho người xung quanh; hệ thống định vị điện thoại ghi lại tọa độ của điện thoại và gửi thông tin đó qua hệ thống gửi thông báo; xác nhận sinh trắc học sử dụng cảm biến vân tay hoặc camera để xác nhận chủ nhân...
Thái đã đem phần mềm mà mình dày công xây dựng đi dự thi nhiều nơi và đều được đánh giá rất cao, giành giải cao. Mới đây nhất Thái đoạt giải Tư sau khi đem phần mềm này dự cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học, năm học 2018-2019.

Một số kết quả bước đầu sau khi công bố phần mềm lên kho ứng dụng Google Play Store
Với thành tích này, Thái được Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa tặng giấy khen và em chính thức được đặc cách vào một trường THPT có tiếng trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Hiện nay Thái đã đưa phần mềm này lên kho ứng dụng Google Play Store và cung cấp miễn phí.
“Yêu cầu cơ bản của phần mềm là hoạt động trên Android 5.1, dòng điện thoại 2016 trở về sau để đảm bảo tính mượt mà của phần mềm. Phần mềm này đang trong quá trình phát triển nên em sẽ tiếp nhận mọi sự phản hồi của người dùng, tìm lỗi và phát triển nó để tốt hơn cho người dùng”, Thái nói.
Chia sẻ thêm về phần mềm của Thái, thầy Bùi Thúc Thiện giáo viên dạy tin, người hướng dẫn đề tài cho biết: Thái là một học sinh rất đam mê công nghệ thông tin và phần mềm chống trộm điện thoại là kết quả tương xứng sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của em.
Minh Trang tổng hợp (Dân trí, khoahoc.tv)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận