Đưa công nghệ vào sản xuất hoa Tết
Thứ tư, 24/01/2018

Nhờ ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, năm nay hoa Tết ở Đà Nẵng đạt chất lượng hơn những năm trước
Nhờ ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, năm nay hoa Tết ở Đà Nẵng đạt chất lượng hơn những năm trước giúp người nông dân có nguồn thu nhập cao.
Không chỉ nghiên cứu, tạo ra những loại giống mới, Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở KH&CN TP Đà Nẵng) còn từng bước chuyển giao kỹ thuật trồng hoa với phương pháp mới giúp đem lại năng suất cao, thu nhập của nông dân ổn định hơn.
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng - cho biết, trước thực trạng hầu hết các hộ trồng hoa trên địa bàn đều phải nhập cây giống từ các địa phương xa, gặp phải một số khó khăn như khí hậu chưa thích nghi, chất lượng cây giống bị ảnh hưởng do quá trình vận chuyển, tốn thời gian, chi phí… Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng đã từng bước nghiên cứu, chuyển giao các phương pháp thành công nhiều loại giống hoa để cung cấp cho bà con nông dân.

Nhờ áp dụng công nghệ nên những vườn hoa Tết tại Đà Nẵng phát triển tốt, không sâu bệnh
Theo đó, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao thành công nhiều loại cây hoa giống như cúc vàng hòe, dừa cạn, mai yến thảo, dạ yến thảo, hoa Ly, lan cắt cành… cho các vùng trồng hoa trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh nghiên cứu các giống hoa, Trung tâm còn nghiên cứu các bã thải nấm của các hợp tác xã, xử lý trở thành phân vi sinh hữu cơ, cung cấp cho người dân trồng trọt hướng tới công nghệ xanh, sạch, bảo vệ môi trường.
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật như sản xuất giống trong điều kiện nhà lưới, nhà màn chống côn trùng; ứng dụng các vật liệu mới, kỹ thuật tưới nước phun sương, kỹ thuật bảo quản lạnh, bảo quản mát giống và hoa thương phẩm… cũng được Trung tâm chuyển giao cho bà con nông dân giúp các vườn hoa đạt năng suất cao.

Ngoài chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều giống hoa phù hợp với khí hậu của địa phương
Nông dân Tường Thế Hợi (trú phường Hòa Thọ Tây, TP Đà Nẵng) – người có 20 năm kinh nghiệm trồng hoa Tết - cho biết, năm nay thời tiết mưa nhiều nên việc hấp thụ ánh sáng thiếu, tuy nhiên năm nay nhờ ứng dụng công nghệ nên hoa Tết đạt chất lượng cao hơn những năm trước.
“Năm nay gia đình tôi trồng gần 3.000 chậu cúc, hoa đang phát triển tốt, không sâu bệnh. Hiện đã bán hết cho thương lái với 610 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí thu lãi khoảng 300 triệu”, ông Hợi nói.
Chị Nguyễn Thu Trang (nông dân trồng hoa ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cũng cho rằng, bên cạnh yếu tố thời tiết thì nguồn giống, kỹ thuật trồng hoa cũng là một yếu tố quyết định đến thành công.
“Những năm trước do phải nhập giống ở các địa phương xa, nhiều lúc gặp điều kiện khí hậu không tương thích nên hoa không đạt chất lượng cao. Năm nay nhờ Trung tâm Công nghệ sinh học chuyển giao giống và hướng dẫn phương pháp trồng cúc, các loại cây hoa bụi, hoa ly nên chất lượng đảm bảo, hiệu quả cao hơn. Chắc chắn vụ hoa Tết nay sẽ bội thu”, chị Trang phấn khởi.
Theo ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng, năm 2018, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các loại giống mới, Trung tâm cũng sẽ thử nghiệm cho ra đời các loại hoa quý hiếm như lan rừng, đào chuông và các loại nấm dược liệu quý như linh chi, vân chi …
Không chỉ nghiên cứu, tạo ra những loại giống mới, Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở KH&CN TP Đà Nẵng) còn từng bước chuyển giao kỹ thuật trồng hoa với phương pháp mới giúp đem lại năng suất cao, thu nhập của nông dân ổn định hơn.
Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng - cho biết, trước thực trạng hầu hết các hộ trồng hoa trên địa bàn đều phải nhập cây giống từ các địa phương xa, gặp phải một số khó khăn như khí hậu chưa thích nghi, chất lượng cây giống bị ảnh hưởng do quá trình vận chuyển, tốn thời gian, chi phí… Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng đã từng bước nghiên cứu, chuyển giao các phương pháp thành công nhiều loại giống hoa để cung cấp cho bà con nông dân.

Nhờ áp dụng công nghệ nên những vườn hoa Tết tại Đà Nẵng phát triển tốt, không sâu bệnh
Theo đó, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao thành công nhiều loại cây hoa giống như cúc vàng hòe, dừa cạn, mai yến thảo, dạ yến thảo, hoa Ly, lan cắt cành… cho các vùng trồng hoa trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh nghiên cứu các giống hoa, Trung tâm còn nghiên cứu các bã thải nấm của các hợp tác xã, xử lý trở thành phân vi sinh hữu cơ, cung cấp cho người dân trồng trọt hướng tới công nghệ xanh, sạch, bảo vệ môi trường.
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật như sản xuất giống trong điều kiện nhà lưới, nhà màn chống côn trùng; ứng dụng các vật liệu mới, kỹ thuật tưới nước phun sương, kỹ thuật bảo quản lạnh, bảo quản mát giống và hoa thương phẩm… cũng được Trung tâm chuyển giao cho bà con nông dân giúp các vườn hoa đạt năng suất cao.

Ngoài chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều giống hoa phù hợp với khí hậu của địa phương
Nông dân Tường Thế Hợi (trú phường Hòa Thọ Tây, TP Đà Nẵng) – người có 20 năm kinh nghiệm trồng hoa Tết - cho biết, năm nay thời tiết mưa nhiều nên việc hấp thụ ánh sáng thiếu, tuy nhiên năm nay nhờ ứng dụng công nghệ nên hoa Tết đạt chất lượng cao hơn những năm trước.
“Năm nay gia đình tôi trồng gần 3.000 chậu cúc, hoa đang phát triển tốt, không sâu bệnh. Hiện đã bán hết cho thương lái với 610 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí thu lãi khoảng 300 triệu”, ông Hợi nói.
Chị Nguyễn Thu Trang (nông dân trồng hoa ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cũng cho rằng, bên cạnh yếu tố thời tiết thì nguồn giống, kỹ thuật trồng hoa cũng là một yếu tố quyết định đến thành công.
“Những năm trước do phải nhập giống ở các địa phương xa, nhiều lúc gặp điều kiện khí hậu không tương thích nên hoa không đạt chất lượng cao. Năm nay nhờ Trung tâm Công nghệ sinh học chuyển giao giống và hướng dẫn phương pháp trồng cúc, các loại cây hoa bụi, hoa ly nên chất lượng đảm bảo, hiệu quả cao hơn. Chắc chắn vụ hoa Tết nay sẽ bội thu”, chị Trang phấn khởi.
Theo ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Công nghệ sinh học TP Đà Nẵng, năm 2018, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các loại giống mới, Trung tâm cũng sẽ thử nghiệm cho ra đời các loại hoa quý hiếm như lan rừng, đào chuông và các loại nấm dược liệu quý như linh chi, vân chi …
HN (Nguồn dantri)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận