Lập nghiệp mà không ly hương
Thứ hai, 11/11/2019

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nông thôn, nơi đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả; Phạm Văn Hiếu, xóm Tân, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đã không ngừng nỗ lực để làm giàu bằng mô hình kinh tế trang trại và trở thành một điển hình trong phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp mà không ly hương”.
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nông thôn, nơi đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả; Phạm Văn Hiếu, xóm Tân, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đã không ngừng nỗ lực để làm giàu bằng mô hình kinh tế trang trại và trở thành một điển hình trong phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp mà không ly hương”.
Đối với Hiếu, làm nông nghiệp là nghề mà Hiếu rất đam mê và có ý tưởng làm kinh tế trang trại từ năm 2013. Sau khi giành nhiều thời gian đi tìm hiểu, tham khảo các mô hình thanh niên khởi nghiệp thành công, Hiếu nhận thấy mình đang sống tại một vùng chuyên về sản xuất nông nghiệp, lại đang có diện tích đất đai đủ lớn để làm ăn nên đã bàn với gia đình quyết tâm đầu tư để làm giàu bằng được trên mảnh đất này với mô hình chăn nuôi gà kết hợp trồng cây ăn quả.
Với bản tính chịu khó, ham học hỏi, cùng sự nhanh nhẹn tháo vát, Hiếu đã biết cách tổ chức sản xuất và khai thác hiệu quả hơn 3 ha vườn đồi khai hoang thành khu trang trại kinh tế tổng hợp.
Ban đầu do chưa có nhiều vốn để đầu tư nên Hiếu đã chọn hướng phát triển “lấy ngắn, nuôi dài”, vừa làm vừa mở rộng quy mô. Đầu tiên Hiếu tiến hành quy hoạch khu chăn nuôi gà thịt thả vườn và đưa vào nuôi lứa đầu 1.000 con gà thịt lai chọi; đồng thời triển khai trồng 2 ha cam và quýt. Sau 3 tháng nuôi, lứa gà thịt đầu tiên khá thành công; khi xuất chuồng và trừ các chi phí Hiếu thu về khoản lợi nhuận trên 25 triệu đồng. Thấy chăn nuôi gà lai chọi có hiệu quả và phù hợp với điều kiện đầu tư của mình nên Hiếu lại tiếp tục xây dựng chuồng trại và mở rộng quy mô chăn nuôi lên đến 3.000 con. Để chủ động cho việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra được ổn định Hiếu đã tìm đến các thương lái thu mua có số lượng lớn tại Thanh Hóa và ký hợp đồng hợp tác lâu dài. Do đó, đến nay, đầu ra của gà thịt lai chọi tương đối thuận lợi, đến kỳ xuất chuồng, thương lái chỉ bắt trong vài ngày là hết cả nghìn con; giá cả tương đối ổn định.

Một góc trang trại nuôi gà của anh Hiếu
Trong quá trình chăn nuôi, Hiếu luôn duy trì nguồn con giống của Công ty có uy tín, chất lượng từ dòng gà lai chọi Bình Định. Đàn gà được nuôi nhốt hoàn toàn trong tháng đầu tiên, được cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng; nước uống sạch và đặc biệt là phải dùng vắc-xin để phòng đầy đủ các bệnh theo đúng hướng dẫn của Công ty. Hết giai đoạn nuôi úm, khi thời tiết thuận lợi Hiếu cho gà ra sân chơi, tắm nắng. Nguồn thức ăn cũng bắt đầu chuyển đổi, tăng thêm lượng chất xơ, vitamin cho đàn gà bằng các nguồn rau xanh, cỏ trồng. Công tác vệ sinh thú y cho khu chăn nuôi cũng phải thực hiện đầy đủ và thường xuyên. Định kỳ 1 tuần phun thuốc sát trùng chuồng trại 1 lần; đặc biệt khi có dịch phải sát trùng thường xuyên; khi có người lạ đến cũng phải khử trùng khu vực chăn nuôi ngay. Chuồng nuôi gà được sử dụng chế phẩm men vi sinh làm đệm lót sinh học nên đàn gà rất ít khi mắc các bệnh tiêu chảy và hô hấp. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao trên 95%; sinh trưởng tốt và cho mã đẹp, dễ bán. Phân và chất thải được xử lý tốt làm giảm tối đa mùi hôi chuồng trại. Sau khi kết thúc lứa nuôi thì dọn chuồng và sử dụng nguồn phân bón cho vườn cây ăn quả, như vậy vừa giảm chi phí phân bón mà cây trồng lại khỏe, phát triển tốt, ít bệnh.
Hiếu tâm sự: Để có được vườn cam, quýt xanh tốt và sai quả như hôm nay thì phải bỏ ra nhiều công sức và rất vất vả. Trước khi quyết định trồng cam, nuôi gà Hiếu cũng đã làm nhiều việc nhưng thấy thu nhập thấp và cuộc sống không ổn định. Đến nay, sau 6 năm khởi nghiệp hiện Hiếu đã có 2 ha cam và quýt cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm; đàn gà thịt mỗi năm xuất chuồng trên 10.000 con doanh thu trên 1,5 tỷ đồng; trừ các chi phí, lãi khoảng 250 triệu đồng.
Hiếu cho biết thêm: Hiện nay, tại địa phương đang có nhiều gia đình phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi dê. Tuy nhiên, chất lượng con giống chưa cao, chủ yếu là giống dê cỏ, năng suất còn thấp. Nhu cầu về con giống mà đặc biệt là giống dê có năng suất cao trong vùng còn rất lớn nên vừa rồi Hiếu đã quyết định xây dựng chuồng trại để nuôi dê cái sinh sản. Hướng đi sắp tới là mua đàn dê cái giống tại địa phương và sử dụng con đực là dê Boer, một trong những giống dê ngoại có năng suất cao để lai tạo và cung cấp nguồn con giống có chất lượng cho người dân chăn nuôi dê trên địa bàn.
Theo bà Hoàng Thị Liên, cán bộ khuyến nông xã Nghĩa Xuân, thì trong những năm gần đây, nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế theo hướng tập trung và sản xuất hàng hóa có quy mô lớn. Phạm Văn Hiếu là một trong những thanh niên trẻ sáng tạo, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và luôn đi đầu trong việc đưa các giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất. Mô hình trang trại của Hiếu là điển hình cho thanh niên lập nghiệp và làm kinh tế giỏi tại địa phương. Đây cũng là địa chỉ để thanh niên và người dân đến tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất.
Đối với Hiếu, làm nông nghiệp là nghề mà Hiếu rất đam mê và có ý tưởng làm kinh tế trang trại từ năm 2013. Sau khi giành nhiều thời gian đi tìm hiểu, tham khảo các mô hình thanh niên khởi nghiệp thành công, Hiếu nhận thấy mình đang sống tại một vùng chuyên về sản xuất nông nghiệp, lại đang có diện tích đất đai đủ lớn để làm ăn nên đã bàn với gia đình quyết tâm đầu tư để làm giàu bằng được trên mảnh đất này với mô hình chăn nuôi gà kết hợp trồng cây ăn quả.
Với bản tính chịu khó, ham học hỏi, cùng sự nhanh nhẹn tháo vát, Hiếu đã biết cách tổ chức sản xuất và khai thác hiệu quả hơn 3 ha vườn đồi khai hoang thành khu trang trại kinh tế tổng hợp.
Ban đầu do chưa có nhiều vốn để đầu tư nên Hiếu đã chọn hướng phát triển “lấy ngắn, nuôi dài”, vừa làm vừa mở rộng quy mô. Đầu tiên Hiếu tiến hành quy hoạch khu chăn nuôi gà thịt thả vườn và đưa vào nuôi lứa đầu 1.000 con gà thịt lai chọi; đồng thời triển khai trồng 2 ha cam và quýt. Sau 3 tháng nuôi, lứa gà thịt đầu tiên khá thành công; khi xuất chuồng và trừ các chi phí Hiếu thu về khoản lợi nhuận trên 25 triệu đồng. Thấy chăn nuôi gà lai chọi có hiệu quả và phù hợp với điều kiện đầu tư của mình nên Hiếu lại tiếp tục xây dựng chuồng trại và mở rộng quy mô chăn nuôi lên đến 3.000 con. Để chủ động cho việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra được ổn định Hiếu đã tìm đến các thương lái thu mua có số lượng lớn tại Thanh Hóa và ký hợp đồng hợp tác lâu dài. Do đó, đến nay, đầu ra của gà thịt lai chọi tương đối thuận lợi, đến kỳ xuất chuồng, thương lái chỉ bắt trong vài ngày là hết cả nghìn con; giá cả tương đối ổn định.


Một góc trang trại nuôi gà của anh Hiếu
Trong quá trình chăn nuôi, Hiếu luôn duy trì nguồn con giống của Công ty có uy tín, chất lượng từ dòng gà lai chọi Bình Định. Đàn gà được nuôi nhốt hoàn toàn trong tháng đầu tiên, được cung cấp nguồn thức ăn đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng; nước uống sạch và đặc biệt là phải dùng vắc-xin để phòng đầy đủ các bệnh theo đúng hướng dẫn của Công ty. Hết giai đoạn nuôi úm, khi thời tiết thuận lợi Hiếu cho gà ra sân chơi, tắm nắng. Nguồn thức ăn cũng bắt đầu chuyển đổi, tăng thêm lượng chất xơ, vitamin cho đàn gà bằng các nguồn rau xanh, cỏ trồng. Công tác vệ sinh thú y cho khu chăn nuôi cũng phải thực hiện đầy đủ và thường xuyên. Định kỳ 1 tuần phun thuốc sát trùng chuồng trại 1 lần; đặc biệt khi có dịch phải sát trùng thường xuyên; khi có người lạ đến cũng phải khử trùng khu vực chăn nuôi ngay. Chuồng nuôi gà được sử dụng chế phẩm men vi sinh làm đệm lót sinh học nên đàn gà rất ít khi mắc các bệnh tiêu chảy và hô hấp. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao trên 95%; sinh trưởng tốt và cho mã đẹp, dễ bán. Phân và chất thải được xử lý tốt làm giảm tối đa mùi hôi chuồng trại. Sau khi kết thúc lứa nuôi thì dọn chuồng và sử dụng nguồn phân bón cho vườn cây ăn quả, như vậy vừa giảm chi phí phân bón mà cây trồng lại khỏe, phát triển tốt, ít bệnh.
Hiếu tâm sự: Để có được vườn cam, quýt xanh tốt và sai quả như hôm nay thì phải bỏ ra nhiều công sức và rất vất vả. Trước khi quyết định trồng cam, nuôi gà Hiếu cũng đã làm nhiều việc nhưng thấy thu nhập thấp và cuộc sống không ổn định. Đến nay, sau 6 năm khởi nghiệp hiện Hiếu đã có 2 ha cam và quýt cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm; đàn gà thịt mỗi năm xuất chuồng trên 10.000 con doanh thu trên 1,5 tỷ đồng; trừ các chi phí, lãi khoảng 250 triệu đồng.
Hiếu cho biết thêm: Hiện nay, tại địa phương đang có nhiều gia đình phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi dê. Tuy nhiên, chất lượng con giống chưa cao, chủ yếu là giống dê cỏ, năng suất còn thấp. Nhu cầu về con giống mà đặc biệt là giống dê có năng suất cao trong vùng còn rất lớn nên vừa rồi Hiếu đã quyết định xây dựng chuồng trại để nuôi dê cái sinh sản. Hướng đi sắp tới là mua đàn dê cái giống tại địa phương và sử dụng con đực là dê Boer, một trong những giống dê ngoại có năng suất cao để lai tạo và cung cấp nguồn con giống có chất lượng cho người dân chăn nuôi dê trên địa bàn.
Theo bà Hoàng Thị Liên, cán bộ khuyến nông xã Nghĩa Xuân, thì trong những năm gần đây, nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế theo hướng tập trung và sản xuất hàng hóa có quy mô lớn. Phạm Văn Hiếu là một trong những thanh niên trẻ sáng tạo, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và luôn đi đầu trong việc đưa các giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất. Mô hình trang trại của Hiếu là điển hình cho thanh niên lập nghiệp và làm kinh tế giỏi tại địa phương. Đây cũng là địa chỉ để thanh niên và người dân đến tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất.
ĐH (Theo Văn Thắng, TTKN Nghệ An)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận