Kỹ thuật trồng gừng đem lại năng suất, chất lượng cao

Thứ năm, 29/06/2017

Những năm gần đây, cây gừng là một cây mang lại giá trị kinh tế rất cao. Nông dân ở nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển sang trồng gừng và mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
Những năm gần đây, cây Gừng là một cây mang lại giá trị kinh tế rất cao. Nông dân ở nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển sang trồng gừng và mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
 
I-   Đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái
1.1 Hình thái
Gừng là một loại cây một năm, thân thảo, cây có thể cao 0,5 -1m. Thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm).
Lá màu xanh đậm dài 15 – 20 cm, rộng 2-2,5 cm, chỉ có bẹ mà không có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp.
Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím.
Số lượng chồi nằm ở củ gừng không nhiều và là nguồn để nhân giống chủ yếu hiện nay.

1.2 Yêu cầu sinh thái
Thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 20-28oC, lượng mưa 1.500 – 2.500 mm. Vì vậy Gừng có thể trồng được tất cả các vùng, miền ở Việt Nam tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho Gừng phát triển tốt ở giai đoạn đầu cần lựa chọn thời vụ trồng cho mỗi vùng là khác nhau.
Gừng không kén đất, đất thích hợp với trồng Gừng là đất tơi xốp, giàu mùn, cao, thoát nước, có pH = 6 -7,5, tầng canh tác dày 20 -40 cm.
Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen.

II-  Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Thời vụ trồng gừng
Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.

2. Đất trồng gừng
Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.

3. Ươm hom giống gừng
Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần.
Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).


 
4. Phân bón cho gừng
Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.
 
5. Kĩ thuật trồng gừng
- Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm. 
- Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm 
- Mỗi hốc đặt một hom. 
- Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.
 
6. Chăm sóc cây gừng
- Sau khi mọc 1 tháng bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali). 
- Sau khi mọc 2-3 tháng bón thúc đợt 2. Bón hết phần đạm, kali còn lại.
 
7. Thu hoạch gừng
Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm. 
Minh Trang (Tổng hợp)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×