Tìm hiểu một số phát minh công nghệ đột phá trên Thế giới
Thứ sáu, 22/03/2019

Nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ nên ngày càng có nhiều các giải pháp, thiết bị thông minh ra đời bởi những Startup công nghệ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người trong các lĩnh vực như y tế, giao thông thông minh, an ninh mạng,…
Nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ nên ngày càng có nhiều các giải pháp, thiết bị thông minh ra đời bởi những Startup công nghệ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người trong các lĩnh vực như y tế, giao thông thông minh, an ninh mạng,…
1. Startup công nghệ sức khỏe Mỹ - Pillo chế tạo robot nhắc uống thuốc
Pillo là một startup công nghệ sức khỏe của Mỹ, đã tạo được sự chú ý ở Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2019.

Pillo sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) để chủ động tương tác với người dùng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho những người đang sống với các căn bệnh kinh niên.
Năm 2005, cha của nhà sáng lập Pillo là Emanuele Musini qua đời vì căn bệnh tim. “Ông đã không uống thuốc theo đúng chỉ dẫn hoặc đã không làm theo những yêu cầu của bác sĩ”, Musini chia sẻ. Và điều khiến cho Musini day dứt trong nhiều năm sau đó là “Giá như có ai đó ở bên cạnh nhắc cha chăm sóc sức khỏe…”.
Musini đã quyết tâm thiết kế “một ai đó” sẽ hiện diện trong nhà để đóng vai trò trợ giúp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là khi họ cần phải uống thuốc đúng lịch.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia thì quá đắt đỏ đối với nhiều gia đình và Musini muốn làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe trở nên dễ tiếp cận hơn. Thiết bị này hiện đã có trên thị trường với giá 499 USD và phí đăng ký hằng tháng là 39 USD.
Pillo có nhiệm vụ lưu giữ, phân phát và bổ sung những loại thuốc, vitamin cần dùng. Nếu người dùng không uống thuốc đúng thời gian quy định, Pillo sẽ cảnh báo “đội chăm sóc” của họ (chuyên gia y tế hoặc thành viên gia đình) để những người này có thể trao đổi với bệnh nhân.
Pillo cũng cung cấp những thông tin và dịch vụ giúp người dùng quản lý tốt hơn sức khỏe của họ. Người dùng có thể đặt ra những câu hỏi về sức khỏe, từ câu hỏi chung như “Có bao nhiêu calo trong một trái táo?” cho đến câu hỏi chuyên biệt như “Hãy cho tôi kế hoạch chăm sóc sức khỏe”.
Theo một báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường P&S, thị trường robot đồng hành, trợ lý cá nhân ước tính sẽ đạt 34,1 tỷ USD tính đến năm 2022. Cùng với các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường và trí tuệ nhân tạo, các robot hỗ trợ chăm sóc sức khỏe có thể trở thành một công cụ trong thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh.
“Những trợ lý chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số như Pillo sẽ không bao giờ thay thế được sự tương tác và tiếp xúc của con người, nhưng chúng sẽ tiếp tục phát triển và giúp giảm thiểu nhiều khía cạnh không hiệu quả liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện nay”, nhà sáng lập, CEO Emanuele Musini nói.
Năm 2005, cha của nhà sáng lập Pillo là Emanuele Musini qua đời vì căn bệnh tim. “Ông đã không uống thuốc theo đúng chỉ dẫn hoặc đã không làm theo những yêu cầu của bác sĩ”, Musini chia sẻ. Và điều khiến cho Musini day dứt trong nhiều năm sau đó là “Giá như có ai đó ở bên cạnh nhắc cha chăm sóc sức khỏe…”.
Musini đã quyết tâm thiết kế “một ai đó” sẽ hiện diện trong nhà để đóng vai trò trợ giúp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là khi họ cần phải uống thuốc đúng lịch.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia thì quá đắt đỏ đối với nhiều gia đình và Musini muốn làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe trở nên dễ tiếp cận hơn. Thiết bị này hiện đã có trên thị trường với giá 499 USD và phí đăng ký hằng tháng là 39 USD.
Pillo có nhiệm vụ lưu giữ, phân phát và bổ sung những loại thuốc, vitamin cần dùng. Nếu người dùng không uống thuốc đúng thời gian quy định, Pillo sẽ cảnh báo “đội chăm sóc” của họ (chuyên gia y tế hoặc thành viên gia đình) để những người này có thể trao đổi với bệnh nhân.
Pillo cũng cung cấp những thông tin và dịch vụ giúp người dùng quản lý tốt hơn sức khỏe của họ. Người dùng có thể đặt ra những câu hỏi về sức khỏe, từ câu hỏi chung như “Có bao nhiêu calo trong một trái táo?” cho đến câu hỏi chuyên biệt như “Hãy cho tôi kế hoạch chăm sóc sức khỏe”.
Theo một báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường P&S, thị trường robot đồng hành, trợ lý cá nhân ước tính sẽ đạt 34,1 tỷ USD tính đến năm 2022. Cùng với các ứng dụng chăm sóc sức khỏe, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường và trí tuệ nhân tạo, các robot hỗ trợ chăm sóc sức khỏe có thể trở thành một công cụ trong thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh.
“Những trợ lý chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số như Pillo sẽ không bao giờ thay thế được sự tương tác và tiếp xúc của con người, nhưng chúng sẽ tiếp tục phát triển và giúp giảm thiểu nhiều khía cạnh không hiệu quả liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện nay”, nhà sáng lập, CEO Emanuele Musini nói.
2. Robot theo dõi mắt người đi bộ trên xe tự lái
Hãng Jaguar Land Rover vừa đưa vào thử nghiệm robot theo dõi mắt người đi bộ qua đường để phân tích hành vi của họ. Đây là nghiên cứu để ứng dụng trên xe tự lái nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Robot có chiều cao tương đương với người thật và có đôi mắt "ảo" rất lớn, giúp hoàn thiện các tính năng của xe tự lái nhằm tăng tính thuyết phục người tiêu dùng về độ an toàn của xe. Theo một khảo sát của Hiệp hội Xe hơi Hoa Kỳ cho thấy có đến 63% người cảm thấy không an toàn khi chia sẻ đường phố với xe tự lái.
"Một khi công nghệ tự lái trở thành xu hướng, chúng tôi phải đảm bảo chiếc xe tự lái hiểu rõ hành vi và cách phản xạ của con người" - Pete Bennett, người đứng đầu phòng nghiên cứu di động của Jaguar Land Rover chia sẻ.
Trước khi người đi bộ đi qua vạch ngang dành cho người đi bộ, họ thường kiểm tra chắc chắn tài xế lưu thông trên đường nhìn thấy họ và giảm tốc độ hay dừng lại. Đã có 500 người được mời vào cuộc thử nghiệm của Jaguar Land Rover, nghiên cứu hành vi của họ khi đi bộ qua đường.
Jaguar Land Rover rất có chủ ý khi đưa vào xe tự lái robot theo dõi có đôi mắt to và xe chạy đến giao lộ sẽ giảm tốc độ. Đồng thời, đôi mắt này có thể tiếp xúc linh hoạt với mắt người đi bộ như nháy mắt, thể hiện tín hiệu đèn.
Các nhà tâm lý học và các kỹ sư của Hãng sẽ phân tích các dữ liệu thu thập được từ robot để phân tích hành vi của người đi bộ, cũng như ghi nhận cấp độ tin cậy của họ khi nhìn thấy chiếc xe tự lại tiến đến gần. Mục đích phát triển robot nhằm tạo niềm tin cho người đi bộ, xe tự lái hoàn toàn chú ý đến họ và giảm tốc độ ngay, nếu có người đi bộ phía trước nó.
Ý tưởng này đã được Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) tiến hành thử nghiệm cách nay vài năm. Một trong những thử nghiệm này là làm sao thuyết phục người đi bộ tin rằng chiếc xe hơi tự lái sẽ không bao giờ đâm vào họ. Để tăng sự thân thiện, thiết kế chiếc xe tự lái phải có tính tương tác và nhân hóa.
Giáo sư Alan Woodward, một chuyên gia về khoa học máy tính tại Đại học Surrey cho biết, thử nghiệm này cho thấy ngành công nghiệp công nghệ hiện nay đánh giá cao tầm quan trọng của thiết kế, thay vì chỉ tập trung vào công nghệ.
"Điều này tương tự như kỷ nguyên đầu tiên của máy tính, mà chúng tôi gọi đó là sự kiêu ngạo của máy móc. Chẳng hạn, vào cuối thập niên 1990, khi máy ATM rút tiền báo "chờ", có nghĩa là bạn cứ đứng đấy chờ máy móc xử lý, và khi nào nhận được tiền là do chúng. Sau đó điều này được thay đổi, máy tính tương tác với người nhiều hơn, và một khi hai bên chú ý đến nhau thì con người có khuynh hướng gia tăng niềm tin vào máy móc" - giáo sư Alan Woodward giải thích.
3. Chiếc camera "vĩnh cửu": Có cả trí tuệ nhân tạo, chạy bằng năng lượng mặt trời.
Chỉ cần đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời, nó có thể truyền tải dữ liệu vĩnh viễn cho đến khi nào bị hỏng.
Một xu hướng lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên hiện nay là chuyển dịch từ điện toán đám mây (cloud computing) sang điện toán ranh giới (edge computing). Thay vì các thiết bị AI thực hiện việc tính toán từ xa thông qua một đường truyền Internet, chúng sẽ tăng cường xử lý ngay tại chỗ, với các thuật toán được viết để làm việc trực tiếp ngay trên thiết bị.
Những lợi ích của hướng đi này bao gồm khả năng cho ra kết quả nhanh hơn, an ninh tốt hơn, và độ linh hoạt cao hơn. Nhưng liệu chúng ta có thể mở rộng mô hình này đến mức nào?

Startup trụ sở tại Seattle - Xnor - có lẽ là hãng nắm trong tay công nghệ mới nhất liên quan điện toán ranh giới. Tuần qua, họ vừa tiết lộ một chiếc camera AI bản thử nghiệm, chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời - tức không cần pin hay bất kỳ nguồn năng lượng bên ngoài nào.
Camera này có độ phân giải 320 x 320, cùng một con chip FGPA để thực hiện xử lý dữ liệu, và được trang bị thuật toán nhận diện vật thể hiện đại bậc nhất hiện nay.


Trên lý thuyết, bạn có thể gắn một thiết bị như thế này lên bất kỳ vị trí nào bên ngoài căn nhà của mình, và nó sẽ truyền dữ liệu về cho bạn mãi mãi không ngừng.
Nó tương thích với một vài giao thức giao tiếp không dây năng lượng thấp khác nhau (tại sao lại không dùng Wi-Fi ư? bởi Wi-Fi tiêu tốn quá nhiều năng lượng), và những giao thức này cho phép nó có thể gửi thông tin đi xa hơn hàng chục kilomet!
Chưa hết, theo Xnor, nếu bạn gắn một viên pin vào chiếc camera của họ, nó sẽ có thể trữ đủ năng lượng trong ngày để tiếp tục hoạt động trong trường hợp trời không nắng hoặc vào ban đêm.
"Chúng tôi đang xem xét nhiều trường hợp có thể ứng dụng những thiết bị này" - Mohammad Rastegari, Giám đốc Công nghệ của Xnor cho biết - "Từ các dự án dân sự quy mô lớn, đến giám sát bên trong buồng lái của các xe hơi tự hành, đến gắn các camera này lên những con drone".

Xnor có khá nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các thiết bị AI tí hon như thế này. Công ty được tách ra từ Viện Allen về Trí tuệ nhân tạo vào năm 2017 để tập trung nghiên cứu một phương thức độc quyền nhằm tạo nên những hệ thống machine learning siêu hiệu quả (mấu chốt của công nghệ này là một loại mạch logic được biết đến với tên gọi XNOR gate).
Hãng cũng đã chứng minh được tính tiện ích của phần mềm tự phát triển qua việc chạy chúng trên các thiết bị đòi hỏi điện năng thấp, khả năng tính toán hạn chế, như Raspberry Pi Zero chẳng hạn.
Chiếc camera AI của Xnor vẫn chưa sẵn sàng để tung ra thị trường. Dù toàn bộ quá trình xử lý đều được chính thiết bị xử lý, vẫn có một số vướng mắc trong hoạt động của nó. Ví dụ, số khung hình camera có thể xử lý mỗi giây tùy thuộc vào mức ánh sáng mặt trời nó nhận được.
Xnor cho biết vào những ngày nắng đẹp, camera của họ có thể chạy ở 32fps, nhưng kết quả vẫn có thể tốt hơn nếu sử dụng những cell pin năng lượng mặt trời lớn hơn.
Có một điều có thể khẳng định ở đây là những thiết bị như thế này sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong tương lai. Chúng tương đối rẻ (camera của Xnor chỉ có giá 10 USD mà thôi), và tiện lợi hơn với mọi công việc.
Và, khi mà mọi bức ảnh và video nó chụp/quay được không bao giờ rời khỏi thiết bị (tức được xử lý hoàn toàn trên thiết bị chứ không gửi lên đám mây), những chiếc camera này sẽ đảm bảo được tính riêng tư của người dùng.
Vẫn còn một câu hỏi: liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi sống trong một thế giới với đầy những cặp mắt AI lúc nào cũng sẵn sàng để theo dõi mọi thứ hay không? Đó là vấn đề chúng ta đã và đang đau đầu với các hệ thống CCTV thông minh, và những thành quả của Xnor cho thấy công nghệ này sẽ ngày một nhỏ hơn và hoạt động một cách âm thầm, lặng lẽ hơn.
4. Startup Nhật Bản phát triển camera phát hiện trộm vặt trước khi chúng thực hiện hành vi phạm tội
Chiếc camera này quan sát và biết được một hành vi phạm tội sắp được thực hiện trước cả khi nó diễn ra.
Vaak, một startup Nhật Bản, đã phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo có khả năng săn lùng những tên trộm vặt trong siêu thị bằng những thước phim từ camera an ninh. Phần mềm này sẽ dựa vào đó để phân tích tâm trạng lo lắng, bồn chồn, và những ngôn ngữ cơ thể đáng nghi ngờ khác.

Phần mềm này sẽ dựa vào đó để phân tích tâm trạng lo lắng, bồn chồn, và những ngôn ngữ cơ thể đáng nghi ngờ khác.
Dù AI thường được hình dung là một trợ lý cá nhân thông minh, hay một chiếc xe tự lái, hoá ra công nghệ này cũng khá tốt trong việc phát hiện những hành vi mờ ám. Như một cảnh được trích ra từ phim "Minority Report", các thuật toán phân tích thuớc phim từ camera an ninh và cảnh báo đội ngũ nhân viên siêu thị về những tên trộm thông qua một ứng dụng smartphone. Mục tiêu của nó là ngăn chặn; nếu đối tượng được tiếp cận và hỏi liệu có thể giúp gì cho họ, khả năng cao đối tượng đó sẽ không bao giờ thực hiện hành vi trộm cắp.
Vaak trở nên nổi tiếng vào năm ngoái sau khi giúp tóm cổ một tên trộm vặt tại một cửa hàng tiện lợi ở Yokohama. Vaak đã thiết lập phần mềm trong shop, và nó đã phát hiện một hành vi trộm cắp trước đó không phát hiện được. Thủ phạm vài ngày sau đã bị tóm gọn.
Nhà sáng lập Vaak, Ryo Tanaka, 30 tuổi, nói: "Lúc đó tôi nghĩ, 'Ah, cuối cùng cũng được'. Chúng tôi đã tiến một bước quan trọng đến gần một xã hội nơi tội phạm có thể bị ngăn chặn bằng AI".
Trộm tại các cửa hàng/siêu thị làm ngành công nghiệp bán lẻ toàn cầu thất thoát khoảng 34 triệu USD vào năm 2017 - cũng là nguồn gây thất thoát lớn nhất. Dù con số này chỉ xấp xỉ 2% doanh thu, nó có thể tạo nên một khác biệt lớn trong một ngành công nghiệp vốn có tỉ suất lợi nhuận siêu mỏng.
Cơ hội với AI này là rất lớn. Các nhà bán lẻ được cho là sẽ đầu tư 200 tỷ USD vào công nghệ mới trong năm nay, trong bối cảnh họ mở cửa với công nghệ nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, cũng như cải thiện doanh thu.
"Nếu chúng ta bước vào nhiều cửa hàng bán lẻ ở Mỹ hoặc Anh, thường có nhiều camera CCTV hay một số dạng camera khác trong cửa hàng" - Thomas O'Connor, một nhà phân tích bán lẻ tại Gartner cho biết - "Chúng có thể được tận dụng bằng cách liên kết với một công cụ phân tích có thể thực hiện việc phân tích thực sự theo một cách hiệu quả và có tác dụng rõ ràng hơn".
Bởi việc này liên quan đến bảo mật, các nhà bán lẻ phải yêu cầu các nhà cung ứng phần mềm AI như Vaak và Third Eye (trụ sở tại London) không tiết lộ việc họ sử dụng các hệ thống chống trộm cắp. Tuy nhiên, có thể đoán được rằng nhiều chuỗi cửa hàng tên tuổi tại Nhật Bản đã triển khai công nghệ này dưới một số dạng khác nhau. Vaak đã gặp gỡ hoặc được tiếp cận bởi chuỗi cửa hàng thuốc và cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản, theo lời Tanaka.

Ryo Tanaka.
Các nhà bán lẻ lớn đã ứng dụng công nghệ AI trong công việc kinh doanh của họ. Bên cạnh chức năng quản lý kho hàng, thực hiện những tối ưu hoá và các nhu cầu khác của doanh nghiệp, các thuật toán AI còn chạy các chatbot hỗ trợ khách hàng trên website. Phân tích hình ảnh và video cũng đang được triển khai, như Echo Look của Amazon, nhằm đưa ra những lời khuyên về thời trang cho người dùng.
"Chúng tôi vẫn đang khám phá mọi tiềm năng thị trường" - Tanaka nói - "Chúng tôi muốn tiếp tục mở rộng phạm vi của công ty".
Được thành lập vào năm 2017, Vaak hiện đang thử nghiệm trong vài chục cửa hàng tại khu vực Tokyo. Công ty này bắt đầu bán ra một phiên bản phần mềm phát hiện trộm cắp trong cửa hàng dành cho thị trường đại chúng vào tháng này, và đang nhắm đến việc mở rộng ra 100.000 cửa hàng trên toàn Nhật Bản trong 3 năm tới. Vaak hiện đã nhận được số vốn 450.000 USD từ quỹ AI của SoftBank Group, và đang thực hiện vòng gọi vốn series A với hi vọng thu về 1 tỷ Yên.
Điều khiến người ta lựa chọn công nghệ phát hiện trộm cắp trong cửa hàng dựa trên AI là bởi hầu hết phần cứng cần thiết - những camera an ninh - đã có sẵn ngay tại các địa điểm cần triển khai.
"Về cơ bản, công nghệ này sử dụng những thứ đã được tận dụng từ hàng thập kỷ qua" - Vera Merkatsz, quản lý phát triển kinh doanh tại Third Eye, nói. Được thành lập vào năm 2016, startup này cung cấp các dịch vụ tương tự Vaak nhưng tại thị trường Anh, nơi họ có một thoả thuận với một chuỗi cửa hàng tạp hoá lớn. Third Eye đang tìm cách mở rộng sang châu Âu.
Khả năng phát hiện và phân tích hành vi bất thường của con người còn có các ứng dụng khác. Vaak đang phát triển một hệ thống tự checkout dựa trên video, và muốn sử dụng các đoạn video này để thu thập thông tin về cách người tiêu dùng tương tác với các món đồ trong cửa hàng nhằm giúp các cửa hàng trưng bày sản phẩm hiệu quả hơn. Không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ, Tanaka còn hình dung sử dụng phần mềm video tại những khu vực công cộng và các đoàn tàu để phát hiện hành vi đáng ngờ hay những người nhảy cầu tự tử. Tại Third Eye, Merkatz cho biết các công ty quản lý bảo mật đã tìm đến cô để thảo luận về công nghệ AI của họ.
"Tiềm năng là rất lớn, bởi nó có thể được áp dụng ngoài việc ngăn chặn trộm cắp trong cửa hàng và ngoài lĩnh vực bán lẻ - như áp dụng trong sản xuất hay các loại hình marketing khác" - Hiroaki Ando, một nhà tư vấn bán lẻ tại Ernst & Young Advisory & Consulting Co. tại Tokyo nhận định.
5.Phương thức bảo mật mới, sắp không cần đến Password
Vào ngày 4/3, Hiệp hội Mạng lưới toàn cầu (W3C) đã công nhận WebAuthn là tiêu chuẩn xác thực mới nhằm thay thế mật khẩu thông thường và là cách bảo mật với các tài khoản trực tuyến của người dùng.
WebAuthn (Web Authentication) được công bố lần đầu vào năm 2018. Hiện tại, WebAuthn được nhiều trình duyệt hỗ trợ bao gồm Chrome, Firefox, Edge và Safari.

WebAuthn đang tiếp cận các trang web và dần thay thế các phương thức mật khẩu truyền thống. (Ảnh: The Verge).
Về phần cốt lõi hoạt động, WebAuthn cho phép các trang web giao tiếp với thiết bị bảo mật và giúp người dùng đăng nhập vào dịch vụ bảo mật của họ.
Thiết bị bảo mật có thể là khóa bảo mật FIDO mà người dùng chỉ cần cắm vào cổng USB trên máy tính của mình, hoặc một thiết bị sinh trắc học phức tạp hơn (chẳng hạn máy quét vân tay, máy quét mống mắt) cho phép xác minh và được cấp quyền đăng nhập vào tài khoản.
Tuy nhiên, điều quan trọng là WebAuthn an toàn hơn mọi mật khẩu mà người sử dụng ở hầu hết trang web và đơn giản hơn việc người dùng phải nhớ chuỗi ký tự ở vị trí đầu.
Giờ đây, WebAuthn đang được thêm vào các trang web tiêu chuẩn sau khi được W3C phê duyệt. Vào năm 2018, Dropbox là công ty đầu tiên sử dụng WebAuthn và không lâu sau đến lượt Microsoft. Theo TheVerge, mật khẩu sẽ vẫn được sử dụng nhưng sau thông báo này WebAuthn có thể sẽ thay thế các phương thức mật khẩu trong tương lai.
Đông Trần tổng hợp(nguồn: Khoahoc.tv/DNSG online)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận