Những sáng chế đầy giá trị của sinh viên
Thứ hai, 04/03/2019

Không ngừng học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo để làm ra các sản phẩm rất hữu ích và giá trị cho cuộc sống, đó là những phẩm chất, năng lực rất đáng quý của không ít các bạn sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường hiện nay.
Không ngừng học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo để làm ra các sản phẩm rất hữu ích và giá trị cho cuộc sống, đó là những phẩm chất, năng lực rất đáng quý của không ít các bạn sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường hiện nay.
1. Xe lăn điện tặng cho người khuyết tật

Những xe lăn điện do các giảng viên và sinh viên của trường ĐH Duy Tân (TP. Đà Nẵng) tự nghiên cứu, sáng chế và sản xuất dành riêng cho người khuyết tật.
Những xe lăn điện do các giảng viên và sinh viên của trường ĐH Duy Tân (TP. Đà Nẵng) tự nghiên cứu, sáng chế và sản xuất dành riêng cho người khuyết tật. Sau thời gian nghiên cứu, Trung tâm Điện – Điện tử đã sáng chế và sản xuất thành công xe lăn điện cho người khuyết tật.Chiếc xe này có thể chạy được từ 35 - 40km, tốc độ tối đa 45km/h với tải trọng 120kg. Kết cấu nhỏ, linh hoạt, nhẹ nhàng, góp phần hỗ trợ cho những người khuyết tật di chuyển thuận tiện trên quãng đường dài hay đi vào các khu thương mại và tham gia giao thông…Xe lăn này có thể leo dốc đến 30 độ vẫn chạy êm. Chiếc xe có đèn chiếu sáng, có gương chiếu hậu, có còi báo hiệu.
Đặc biệt, trên tay lái tích hợp nhiều hệ thống điều khiển thuận tiện cho người khuyết tật như: Công tắc khởi động xe, tay ga để kiểm soát tốc độ, công tắc đảo chiều xe (tiến - lùi), công tắc đèn... Việc tháo lắp xe lăn điện rất đơn giản, thuận tiện, có thể tháo lắp hai phần của xe tại bất kì thời điểm, tình huống nào mà người dùng muốn. Họ có thể tháo đầu kéo ra khi đi vào các địa điểm chỉ cần sử dụng xe lăn thông thường và lắp đầu kéo trở lại vào xe lăn khi di chuyển sang địa điểm khác.
2. Nông dân nhàn tênh với máy gieo hạt tự động, năng suất 30 kg/ngày
Máy gieo lạc của nhóm sinh viên có kích thước vừa phải, có thể tự động gieo hạt, xới đất trên cánh đồng, giúp nông dân bớt cực nhọc và cho năng suất cao hơn.
Chiếc máy trên do nhóm sinh viên: Nguyễn Văn Bảo, Trần Văn Tiến, Đỗ Thành Nghĩa và Hà Dữ Trình, khoa Cơ khí - Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế chế tạo.
Đứng cạnh “đứa con tinh thần” của cả nhóm, bạn Nguyễn Văn Bảo cho biết, hiện nay, các hệ thống sản xuất công nghiệp nói chung và quá trình sản xuất trong lĩnh vực gia công cắt gọt cơ khí nói riêng đều phát triển theo hướng tự động hóa ngày càng cao.

Chiếc máy gieo hạt giúp tăng năng suất lao động của người dân. Ảnh: Nhật Tuấn.
Nhằm nâng cao năng suất lao động nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, nhóm đã tiến hành nghiên cứu nghiên cứu, mày mò và chế tạo ra chiếc máy gieo lạc này trong 4 tháng, Bảo chia sẻ.
Chiếc máy gồm 3 bộ phận chính, gồm: phần động cơ dẫn động, cơ cấu cấp phôi theo hàng và dãy, cơ cấu tạo rãnh và lấp đất. Trong đó, cơ cấu cấp phôi được thiết kế phù hợp với nhiều loại ngũ cốc khác như đậu xanh, cây ném… Cơ cấu tạo rãnh và lấp đất làm thay thế cho người nông dân các khâu xới đất, thả hạt và lấp đất lại theo hàng đã được rạch trước đó. Chiếc máy cho năng suất 30kg/ngày.

Nguyễn Văn Bảo (ngoài cùng bên phải) bên chiếc máy gieo hạt lạc. Ảnh: Nhật Tuấn
Văn Bảo chia sẻ, sau khi chế tạo xong, nhóm tiến hành thử nghiệm và mang lại kết quả khả thi. Máy có năng suất thực tiễn cao, sử dụng được nhiều loại hạt, kích thước khác nhau với mật độ trồng đều và tỷ lệ sót rất thấp. Máy dễ lắp ráp và sửa chữa.
Khi dùng chiếc máy này, hạt từ thùng chứa sẽ tiếp xúc với một bánh dẫn hạt. Trên bánh dẫn có 8 răng được khoét 8 lỗ nghiêng. Các lỗ này có kích thước chỉ vừa để một hạt rơi vào.
Bánh dẫn hạt sẽ quay nhờ vào chuyển động từ động cơ truyền đến thông qua bộ truyền xích. Bánh xích quay, trục gắn các bánh dẫn quay, kéo bánh dẫn hạt quay theo. Lần lượt từng hạt sẽ rơi vào các lỗ được định sẵn. Mỗi lần bánh dẫn thả hạt, cơ cấu sẽ gieo được 6 hạt, mỗi hạt cách nhau 20 - 25cm.

Thầy Nguyễn Văn Anh bên chiếc máy gieo hạt. Ảnh: Nhật Tuấn.
Thầy Nguyễn Văn Anh - Giáo viên hướng dẫn (Trưởng khoa Cơ khí) cho hay, với đề tài này, các bạn sinh viên đã tự làm tất cả, từ công đoạn mua các động cơ, các bộ truyền, đến việc gia công ổ lăn…
“Các em đã tự tin vận dụng được kiến thức đã học trong nhà trường để mạnh dạn xử lý các vấn đề kỹ thuật. Người dân trồng bằng tay, còn máy trồng hoàn toàn tự động, năng suất cao hơn và có thể trồng được nhiều loại ngũ cốc…”, thầy Anh cho biết thêm.
Sắp tới, nhóm sẽ nghiên cứu để cho ra phiên bản nhỏ gọn, nhẹ nhàng hơn và chuyển sang điều khiển từ xa bằng remote, smartphone…
3. Máy in biến đất sét thành đồ gốm tinh xảo

Chiếc máy in gốm 3D do nhóm sinh viên Nguyễn Thanh Đô, Nguyễn Văn Dũng, Đoàn Công Trung (trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng) chế tạo.
Nhận thấy nghề gốm truyền thống đối mặt với nhiều thách thức, nhóm sinh viên ở Đà Nẵng đã quyết định ứng dụng công nghệ 3D để in ra những sản phẩm đa dạng và tạo hướng đi mới cho gốm truyền thống. Chiếc máy in gốm 3D do nhóm sinh viên Nguyễn Thanh Đô, Nguyễn Văn Dũng, Đoàn Công Trung (trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng) chế tạo. Trong khoảng thời gian 10 tháng, các bạn đã hoàn thiện xong máy in gốm 3D, gồm 3 bộ phận chính: Robot delta dùng để tạo hình 3D, đầu in - bộ phận tiếp liệu để đưa đất sét vào khi in (bộ phận quan. Máy in gốm có kích thước lớn (cao khoảng 1,6m) có thể in được các sản phẩm bình, lọ gốm cỡ lớn, có chiều cao tối đa 0,8m. Thiết bị in được sản phẩm gốm không chỉ tròn xoay như gốm truyền thống mà nhiều hình dạng phức tạp khác. Máy in gốm chế tạo ra sử dụng cơ cấu robot delta kiểu ba khớp trượt với ưu điểm in được các vật dụng bằng gốm không đối xứng tròn xoay, có hình dáng và hoa văn phức tạp (khác với cách làm gốm truyền thống là chỉ tạo hình được các vật dụng bằng gốm đối xứng tròn xoay nhờ vào một bàn quay). Nhờ vào ưu điểm của robot delta, thời gian tạo hình vật liệu sẽ được rút ngắn.
4. Cửa hàng ăn uống thông minh phục vụ “tận răng” cho sinh viên
Cửa hàng ăn uống thông minh với nhân viên robot phục vụ cà phê, phở, nước uống hoàn toàn tự động. Ngoài ra, những nhân viên đặc biệt này còn có thể chào mời và trả tiền thối cho khách hàng.

Nguyễn Hữu Tài, đã đưa những sản phẩm từ phòng thí nghiệm Open Lab của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thành mô hình nhà hàng thông minh với các robot phục vụ. Ảnh: NV.
Những sản phẩm này do chính sinh viên khoa cơ khí trường này phục vụ cho bạn bè mình ngay trong khuôn viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Nhóm sinh viên thực hiện những chiếc máy độc đáo này là Nguyễn Hữu Tài, Trần Hồng Sang và Nguyễn Hoàng Tâm, cùng là sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Hiện tại mô hình bán hàng tự động này đã xuất hiện tại căng tin của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với 2 máy bán phở, 1 máy bán nước và 1 máy bán cà phê. Trong “bộ ba” chiếc máy do sinh viên chế tạo, nổi bật và độc đáo nhất có lẽ là máy bán phở.
Máy có thể bán tối đa 120 tô phở với 3 loại phở gồm phở thịt bò (giá 20.000 đồng), phở đặc biệt (giá 30.000 đồng) và phở bò viên (giá 20.000 đồng). Sau khi chọn xong loại phở, máy sẽ tự động báo là “khách có cần thêm xíu quẩy, hành ngò không?”.
Người dùng có thể chọn có hoặc không và tiếp tục chọn giao dịch thanh toán. Người mua phở sẽ đưa tiền vào khe nhận và đợi khoảng 30 giây để nhận phở. Khi người dùng đưa tiền mệnh giá lớn hơn giá trị tô phở, máy sẽ tự động trả lại tiền thừa.
Phía trước máy bán phở sẽ có màn hình hiển thị thông tin và các nút bấm tùy chọn để thao tác. Các tùy chọn sẽ được máy ghi nhận và giao tiếp bằng giọng nói với người mua phở.
Để có tô phở ngon phải trải qua hai quy trình là phần nóng với một bình nước lèo và bình nước trụng với nhiệt độ khoảng 70 đến 80 độ C. Phần lạnh gồm bánh phở, thịt, hành ngò… được giữ trong một buồng riêng khoảng từ 5 đến 6 độ C nhằm giữ thực phẩm luôn tươi sống.
Khi người dùng yêu cầu mua phở, bánh phở sẽ được chuyển từ khu vực lạnh sang khu vực nóng để trụng và rót nước dùng. Sau đó tô phở sẽ được chuyển sang khay cho khách với muỗng, đũa và tương ớt, chanh.

Các máy bán hàng tự động tại phòng thí nghiệm Open Lab của trường. Ảnh: NV.
Để có hương vị phở ngon, Nguyễn Hữu Tài chia sẻ, đã làm “chuột bạch” khi tự mình đi ăn thử ở nhiều tiệm phở ngon, và hỏi cách làm của những chủ quán làm phở. Nhưng họ khá e dè vì đụng đến bí quyết gia truyền làm phở.
“Tuy nhiên, từ quá trình ăn các loại phở, nhóm cũng đã mạnh dạn làm thử để có được hương vị ưng ý nhất. Sau nhiều lần làm thử rồi điều chỉnh hương vị nhóm cũng đã tạo được hương vị phở ngon”- Tài nói.
Khi được hỏi về lý do làm máy bán phở, Tài tâm sự, phở là món ăn truyền thống của Việt Nam được nhiều người biết tới, trong đó có nhiều khách quốc tế. Vì thế, nhóm muốn món phở được bán phổ biến hơn tại các khu vực công cộng, để phục vụ khách du lịch biết đến một nét văn hóa ẩm thực của Việt Nam và hương vị món phở được biết đến nhiều hơn.
“Ngoài ra, việc bán bằng máy, giá cả được niêm yết trước và quy trình mua bán hoàn toàn tự động giúp người mua phở yên tâm và không sợ bị chặt chém”- Tài chia sẻ.
Hiện tại, nhóm đang phát triển các tính năng tích hợp công nghệ nhận diện mặt người, giúp máy có thể đoán được sở thích, khẩu vị dựa vào độ tuổi, giới tính và bắt đầu tư vấn, từ đó tạo môi trường giao tiếp thân thiện với khách hàng như một người bán thật sự. Chi phí làm máy từ 50 đến 60 triệu đồng.
Ngoài máy bán phở, nhóm đã nghiên cứu tạo ra sản phẩm robot phục vụ đồ uống. Khi khách vào quán, robot sẽ tự động chào bằng giọng nói và mời chọn món. Trên màn hình robot sẽ hiển thị thực đơn và giá cả. Khi khách chọn đồ uống xong, robot sẽ tự di chuyển đến khu vực bàn khách ngồi để phục vụ.
Trần Hồng Sang, thành viên nhóm chia sẻ, các sản phẩm này đều được nghiên cứu, chế tạo tại phòng thí nghiệm OpenLab thuộc khoa Cơ khí của trường. Nhóm đã đưa ra ý tưởng đưa các sản phẩm này ứng dụng nhằm phục vụ cho sinh viên, tạo ra trải nghiệm mới mẻ cho bạn bè mình.
“Sinh viên đến thưởng thức đồ ăn, thức uống và trải nghiệm sự phục vụ của các robot. Điều đó sẽ tạo cho các bạn hứng thú với những lĩnh vực công nghệ mà mình đang theo đuổi và có thể chia sẻ, hợp tác tạo ra những sản phẩm mới”- Sang kể.
5. Dung dịch làm sạch không khí

Dung dịch làm sạch không khí là một sản phẩm thân thiện môi trường với các thành phần chính có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Dung dịch làm sạch không khí là một sản phẩm thân thiện môi trường với các thành phần chính có nguồn gốc từ thiên nhiên. Đây là sản phẩm được tạo nên từ sự kết hợp của nhiều chất khác nhau, trong đó quan trọng nhất là polyphenols – hợp chất sinh học có tính năng chống oxi hóa cao, kế đến là chitosan – polymer thiên nhiên có khả năng kháng vi khuẩn và nấm mốc. Chức năng chính của sản phẩm này là loại bỏ các mùi khó chịu, vi khuẩn, nấm mốc có trong không khí và mang lại cảm giác dễ chịu cho không gian sống.
Dung dịch an toàn cho sức khỏe trẻ em và người già do có nguồn gốc thiên nhiên, phù hợp để sử dụng trong các hộ gia đình, đặc biệt ở những thành phố lớn có tình trạng ô nhiễm không khí mức báo động. Dung dịch có thể sử dụng trong xe ô tô, trong phòng ngủ hoặc bất cứ nơi nào cần xử lý làm sạch không khí. Nguyên liệu để sản xuất ra dung dịch có sẵn trong nước, dễ điều chế, không sử dụng phụ gia. Sản phẩm của nhóm tác giả Nguyễn Trung Độ, Nguyễn Lê Đại Phúc, Trần Quang Thịnh (Trường đại học khoa học tự nhiên TPHCM).
Đông trần tổng hợp (nguồn:khoahocdoisong/Khampha)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận