Kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi

Thứ ba, 21/07/2015

Phối trộn thức ăn là một kỹ thuật đơn giản nhưng đem lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Phối trộn thức ăn chăn nuôi nhằm tận dụng được các loại nguyên liệu thức ăn sẵn có của gia đình để tạo ra thức ăn tinh hỗn hợp phù hợp với nhu cầu của vật nuôi, góp phần giảm giá thành chăn nuôi và chủ động tạo ra nguồn thức ăn tinh hỗn hợp.

Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gồm: Nhóm thức ăn giàu năng lượng, nhóm thức ăn giàu đạm, nhóm thức ăn giàu khoáng và nhóm thức ăn giàu vitamin.

Nhóm thức ăn giàu năng lượng có giá trị năng lượng cao, chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn… và góp phần tạo nên các sản phẩm như thịt, trứng, sữa, làm cho thai phát triển…Nhóm thức ăn này gồm có: Hạt ngũ cốc (thóc, ngô,…), sản phẩm phụ từ ngũ cốc (tấm, cám gạo,…) và các loại củ (sắn, khoai lang, dong riềng, củ từ,…).

Nhóm thức ăn giàu đạm có hàm lượng đạm cao, chủ yếu tổng hợp thành đạm của cơ thể. Nhóm thức ăn này gồm có: Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật (đậu tương, vừng, lạc, khô dầu,…) và thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật (cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun đất, mối,…).

Nhóm thức ăn giàu khoáng có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. Nhóm thức ăn này gồm có: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, hến, tôm, vỏ trứng, bột xương,…

Nhóm thức ăn giàu Vitamin có hàm lượng vitamin cao, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhóm thức ăn này gồm có: Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,...) các loại vitamin công nghiệp và các loại premixvitamin- khoáng.
 
Kỹ thuật phối trộn thức ăn cho gia súc, gia cầm

Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp

Cần có từ ba loại thức ăn trở lên (càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt).

Cần sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình.

Các loại thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng: Không bị mốc, sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.

Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để dễ tiêu hóa, như: Đậu tương phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền…

Các nguyên liệu trước khi phối trộn phải nghiền nhỏ.

Phải căn cứ vào số lượng vật nuôi và thức ăn của chúng mà tính toán lượng thức ăn cần phối trộn, không phối trộn số lượng quá lớn sẽ giảm chất lượng do bảo quản lâu.

Tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để giảm giá thành.

Thức ăn tinh phối trộn phải đảm bảo rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản.

Cách phối trộn thức ăn

Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch; hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít (như khoáng, vitamin…) phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn.

Dùng xẻng, hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất) sau đó đóng thức ăn vào bao, khâu kín lại.

Đặt bao thức ăn lên giá kê cách tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín, hoặc ẩm ướt.

Một số công thức phối trộn thức ăn cho Lợn



Công thức phối trộn thức ăn cho lợn cái hậu bị giống nội và F1 (ngoại x nội):
 
Nguyên liệu
Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn
(tính cho 100kg thức ăn)
Lợn 10- 30kg
Lợn 31- 60kg
Lợn trên 61kg
Bột sắn (kg)
10
15
15
Bột ngô (kg)
47
45
42
Cám gạo (kg)
20
22
28
Đậu tương rang (kg)
16
13
10
Bột cá (kg)
6**
4*
4*
Bột vỏ sò (kg)
0,5
0,5
0,5
Muối ăn (kg)
0,5
0,5
0,5
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg TĂ)
3.039
3.027
2.979
Đạm thô (%)
17,45
13,99
13,27

Ghi chú: ** Bột cá có tỷ lệ đạm 60%; * bột cá có tỷ lệ đạm 45%
          
Công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái chửa và nái nuôi con:
 
Nguyên liệu
Tỷ lệ phối trộn (tính cho 100 kg thức ăn)
Lợn nái chửa
Lợn nái nuôi con
Bột sắn (kg)
10
 
 
 
Ngô (kg)
25
30
52
50
Tấm (kg)
23
30
 
15
Cám gạo (kg)
25
25
28
15
Khô dầu đậu tương (kg)
13
 
12
 
Khô lạc nhân (kg)
 
6
 
10
Bột xương (kg)
3
3,5
3
3
Bột cá nhạt (45% đạm) kg
 
5
3
5
Bột vỏ sò (kg)
0,5
 
1,5
1,5
Muối ăn (kg)
0,5
0,5
0,5
0,5
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg)
2.896
2.915
3.058
3.037
Đạm thô (%)
13,62
13,55
14,84
14,87
 
Giới hạn tỷ lệ tối đa nguyên liệu trong phối chế thức ăn cho lợn nái nuôi con:
 
Nguyên liệu
Tối đa
Nguyên liệu
Tối đa
Ngô hạt
60%
Khô đậu tương
20%
Gạo, tấm
25%
Hạt đậu tương
25%
Cám gạo
30%
Khô dầu lạc
10%
Bột sắn khô
25%
Khô dầu dừa
5%
Rỉ mật
5%
Bột cá có tỷ lệ đạm 60%
5%
 
Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn lai nuôi thịt:
 
 
Nguyên liệu
(kg)
Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn (tính cho 100kg thức ăn)
10- 30 kg 31- 60 kg Trên 61 kg
CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 CT1 CT2
Bột sắn   10 8 10   16 21 10
Bột ngô 33 23,5 42,5 28 44 31,5 26,8 45
Tấm 33 27 18 10 17   5 15
Cám gạo 5 8   24 15 23 25 9,5
Bột đậu tương 13 17 18 25,5 13,5 27 17 12
Khô dầu đậu tương   8            
Khô dầu lạc 9   7   5,5   3 4
Bột cá 4,5 5 5   3     2,5
Bột xương 1 1 1 1 1,5     1,5
Bột vỏ sò 1     1   2 1,7  
Muối ăn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg) 3.065 3.068 3.100 2.986 2.985 2.985 2.950 2.996
 
Các công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn đế cai sữa (tính cho 100kg thức ăn)
 
Công thức I Công thức II
Nguyên liệu (kg) Tỷ lệ % Nguyên liệu (kg) Tỷ lệ %
Bột ngô 48 Ngô nổ bỏng nghiền bột 45
Tấm nghiền 15 Gạo nổ bỏng nghiền bột 18
Cám gạo mịn loại I 5 Cám gạo mịn loại I 5
Đậu tương rang 25 Đậu tương rang 24
Bột cá có tỷ lệ đạm 60% 5 Bột cá có tỷ lệ đạm 60% 6
Bột xương 1 Bột xương 1
Bột vỏ sò 1 Bột vỏ sò 1
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) 2.914 NLTĐ (Kcal/kg TĂ) 3.000
Đạm thô (%) 19,28 Đạm thô (%) 19,60
 
Một số công thức phối trộn thức ăn cho Gà
Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà các giai đoạn tuổi khác nhau
 
 
Loại nguyên liệu
Gà từ 1- 60 ngày tuổi
(tỷ lệ %)
Gà từ 61- 150 ngày tuổi
(tỷ lệ %)
Gà đẻ
(tỷ lệ %)
Ngô vàng xay 46 40 45
Cám gạo 17 23 16
Tấm gạo 5 6 5
Khô dầu đậu, lạc 8 7 7
Tấm nghiền 0 4 0
Bột cá nhạt 10 8 10
Đậu tương rang 12 9 12
Bột sò 1 2 3
Premix vitamin 0,5 0,5 1
Premix khoáng 0,5 0,5 1
 
Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà hướng trứng
 
 
Nguyên liệu
Gà con 0-6 tuần tuổi
(% N liệu)
Gà dò trên 6- 20 tuần tuổi
(% N liệu)
Gà đẻ
(% nguyên liệu)
CT I CT II
Ngô 45 61 50 54
Gạo lứt 15   9,5 7,5
Cám gạo loại I   5    
Khô dầu lạc nhân 17   8 10
Khô dầu lạc bánh 12 26 17 13
Bột cá nhạt (45% đạm) 8 5 6 7
Bột thịt xương     3 2
Bột xương (hoặc bột đá, bột vỏ sò…) 2,5 2,5 6 6
Premix vitamin và khoáng 0,5 0,5 0,5 0,5
Cộng 100 100 100 100
 
Một số công thức phối trộn thức ăn cho Bò
Lợi dụng hệ tiêu hóa của bò có sự hoạt động của hệ sinh vật, khi phối trộn thức ăn cho bò, một số nguyên liệu sẵn có và giá thành rẻ hơn như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao và phối hợp với rỉ mật, urê để giảm giá thành hỗn hợp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng, hàm lượng đậm thô cho bò.
Một số công thức phối trộn thức ăn cho bò thịt dựa trên nền bột sắn (Tính theo tỷ lệ %, hoặc kg nguyên liệu)
 
Nguyên liệu CT I CT II CT III CT IV
Bột sắn khô 80 60 58,7 70
Bột ngô, hoặc tấm 0 25 9,1 9,9
Cám gạo     16,2  
Khô dầu lạc hoặc đậu tương 12 7 4,7 6,7
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%)     1,8 3,1
Rỉ mật 5 5 5,5 5,8
Urê 1,0 1,0 2,4 2,7
Muối ăn 1,0 1,0 0,8 0,9
Bột xương 1,0 1,0 0,8 0,9
Cộng 100 100 100 100
Các công thức phối trộn trên có hàm lượng dinh dưỡng:
Năng lượng trao đổi từ 2.800- 2.900 kcal/1kg VCK
Hàm lượng protein thô từ 15- 17%
 
Một số công thức phối trộn thức ăn cho bò sữa
 
Nguyên liệu Công thức I (kg) Công thức II (kg)
Bột sắn khô 10 30
Bột ngô 30 10
Cám gạo hoặc tấm 35 25
Khô dầu các loại 10 20
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%) 10  
Bột thân, lá lạc   10
Rỉ mật   2
U rê 0,5 0,5
Muối ăn   1
Bột xương (hoặc sò) 4 1
Premix khoáng và vitamin 0,5 0,5
Cộng 100 100
 
Bảo quản và sử dụng thức ăn phối trộn
Bảo quản
Bảo quản thức ăn nơi khô ráo, mát, có mái che, cần kê cao để tránh nhiễm mốc gây bệnh. Cần tránh để chuột, bọ phá hỏng thức ăn và nên sử dụng thức ăn đã phối trộn trong vòng 7 ngày.
Một số nguyên tắc trong sử  dụng thức ăn phối trộn
Vật nuôi loại nào thì sử dụng thức ăn của loại đó.
Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn tinh phối trộn khác nhau phải được sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích, ví dụ: Gia súc non đang lớn, gia súc đực đang khai thác cần cung cấp các loại thức ăn giàu đạm; Gia súc đang nuôi vỗ béo cần cung cấp các loại thức ăn giàu năng lượng.
Lượng thức ăn tinh phối trộn cung cấp cho một con trong một ngày phải dựa trên nhu cầu để đảm bảo tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.
Thay đổi thức ăn
Không nên thay đổi thức ăn, khẩu phần ăn và chế độ ăn cho gia súc, gia cầm một cách đột ngột, vì có thể làm con vật kém ăn, rối loạn tiêu hóa.
Khi cần thay đổi thức ăn, nên thay đổi dần trong vài ngày theo cách sau:
 
Ngày chuyển đổi Lượng thức ăn cũ Lượng thức ăn mới
Ngày thứ nhất 75% 25%
Ngày thứ hai 50% 50%
Ngày thứ ba 25% 75%
Ngày thứ tư 0% 100%
 
NĐH (tổng hợp)
Nguồn: Dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp No.2283- VIE(SF)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×