Quy trình bón phân cây chè
Thứ hai, 22/04/2019

Chè là cây cho thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải lấy đi nhiều chất dinh dưỡng.
Chè là cây cho thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải lấy đi nhiều chất dinh dưỡng.
Khảo sát thâm canh cây chè tại các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La… cho thấy, một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm cho năng suất, chất lượng chè giảm sút là khâu phân bón.

Khảo sát thâm canh cây chè tại các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La… cho thấy, một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm cho năng suất, chất lượng chè giảm sút là khâu phân bón.

Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Chè là cây công nghiệp dài ngày, thích hợp trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới, nhất và vùng trung du, miền núi. Nhiệt độ thích hợp cho chè khoảng 20-30oC, độ dài 11 giờ/ngày, tổng tích ôn 3.500-4.000oC/năm, lượng mưa: 1.500-2.000mm/năm. Đất trồng chè cần có độ dày trên 60cm, giữ được ẩm nhưng phải thoát được nước, độ dốc bình quân không quá 15%. Chè là cây ưa đất chua, pH từ 4,5-5,0 là thích hợp. Độ cao địa hình có ảnh hưởng đến chất lượng chè, những vùng chè có chất lượng cao thường ở độ cao 500-800m so với mực nước biển.
Mật độ trồng chè dao động trong khoảng 6.000-15.000 cây/ha. Ở phía Nam, mật độ thích hợp khoảng 6.600-8.300 cây/ha (hàng cách hàng 1,5m, cây cách cây 0,8-1,0m).
Có rất nhiều giống chè được trồng ở nước ta. Một số giống chè cao sản đang được được khuyến cáo trồng ở Lâm Đồng gồm: LĐ 97, LDP1, LDP2, PH1, TB14, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Ôlong, ...
Nhu cầu dinh dưỡng
Cây chè cần nhiều đạm nhất, sau đó tới kali và lân. Ngoài ra, chè có nhu cầu cao về nhôm di động, natri, sắt, mangan và một số nguyên tố trung vi lượng khác (Ca, Mg, Zn, Cu, Bo, ...). Tuy nhiên, bón đạm quá nhiều, năng suất tuy cao nhưng chất lượng giảm. Ngược lại, bón nhiều lân và kali làm tăng lượng đường hòa tan, tăng hàm lượng tanin, tăng chất lượng chè.
Theo IFA World Fertilizer Use Manual, để tạo ra 1 tấn chè khô thương phẩm, cây chè cần 169kg N; 56,8 kg P2O5; 88kg K2O; 29,2kg MgO; 67kg CaO; 8,71kg Al; 4,79kg Mn; 2,41kg Fe; 0,74kg Na; 0,38kg Zn; 0,38kg Cu và 0,26kg Bo.
Một năm 7-8 lần bón đạm
Các nhà khoa học đã xác định trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/ha. Cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mô líp đen (Mo)…
Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… cần rất nhiều.
Được cung cấp đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của chè thì năng suất cao và ổn định chất lượng được cải thiện rõ rệt, giá trị thương phẩm ngày càng cao. Tuy nhiên thực tế canh tác chè hiện nay bà con nông dân vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa trang bị đầy đủ kiến thức sử dụng phân bón mà chỉ làm theo kinh nghiệm, thói quen là chính.
Nông dân rất thích loại phân nào sau khi bón cây chè xanh ngay nên chọn đạm là phân bón chủ lực. Với 7 – 8 lứa hái búp chè trong năm cũng là 7 – 8 lần bón đạm. Bà con thường bón phân theo trời mưa, rải phân ngay trên mặt luống chè.
Việc bón phân như vậy gây lãng phí lớn vì sau khi gặp nước mưa phân đạm hoà tan một phần lớn theo nước mưa chảy xuống sông, suối, một phần đạm bốc hơi còn một phần nhỏ cây chè mới hấp thụ được, bởi thế lượng đạm đầu tư quá lớn 60 – 80 kg urê/sào (360 m2) mà năng suất vẫn chưa cao, trái lại sâu bệnh bùng phát nguy cơ ngộ độc môi trường rất lớn do dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật chất lượng chè giảm sút.
Bà con nên biết rằng, sau đạm cây chè còn cần lân, ka li và đặc biệt cần canxi, ma nhê và các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… trong đó cây chè cần nhiều nhất là canxi và ma nhê.
Do đặc điểm hình thành đất trồng chè ở miền núi phía Bắc là do đá phiến thạch phong hoá nên bản thân đất đã chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, cộng với qúa trình đốt rẫy nên đất ngày càng bị rửa trôi xói mòn, độ pH thấp từ 3 – 4 nghèo các chất dinh dưỡng trung vi lượng.
Trong khi đó cây chè lại cần độ pH từ 4,5 – 5,5 và phải có hàm lượng canxi, ma nhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên. Các thực nghiệm bón phân cho cây chè xanh đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) và các chất trung lượng can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen thì chè tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Phân đa yếu tố tốt nhất cho chè
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng như can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… chuyên dùng cho cây chè đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển hầu hết không bị rửa trôi, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây chè. Bởi vậy cây chè khoẻ, tốt đều, tốt bền.
Để chăm bón cho cây chè kinh doanh nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng chè cải thiện bà con nông dân có thể sử dụng các loại phân bón NPK Văn Điển chuyên dụng sau đây:
Năng suất chè (búp khô)/năm | Bón lần 1 (cuối tháng 2 – 3) | Bón lần 2 (tháng 8 – 9) | Cách bón |
< 80 kg/sào (2,220 kg/ha) | 40 – 50 kg/sào (1,1-1,4 tấn/ha) | 40-45 kg sào (1,1-1,2 tấn/ha) | – Đào sâu 6 – 10 cm giữa hàng, vén đất lên rồi rắc phân sau đó lấp đất kín phân. Sau bón phân nếu đất khô phải tưới ẩm đất. |
80 – 100 kg/sào (2,2 – 2,8 tấn/ha) | 45 - 55 kg/sào (1,2-1,5 tấn/ha) | 45 – 50 kg/sào (1,2-1,4 tấn/ha) | – ở Nương chè có độ dốc > 150 khi bón phân chú ý bón sâu hơn và tăng lượng cho các luống chè phía trên, các luống phía dưới thấp thì giảm lượng phân |
> 100 kg/sào (2,8 tấn/ha) | 55 – 60 kg/sào (1,5-1,7 tấn/ha) | 50 – 55 kg/sào (1,4-1,5 tấn/ha) | – Loại 16.8.8 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo. |
– Loại NPK Văn Điển 16.8.4 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo. |
Với tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng và được chia làm 2 lần bón: Lần 1 bà con bón vào tháng 2-3: 50% lượng phân. Lần 2 bón vào tháng 8, tháng 9 hết số phân còn lại theo định mức sau đây:
– Đào sâu 6 – 10 cm giữa hàng, vén đất lên rồi rắc phân sau đó lấp đất kín phân. Sau bón phân nếu đất khô phải tưới ẩm đất.
– Ở nương chè có độ dốc > 15 độ khi bón phân chú ý bón sâu hơn và tăng lượng cho các luống chè phía trên, các luống phía dưới thấp thì giảm lượng phân bón.
Sau 3 năm sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây chè bà con nông dân ở Thái Nguyên, Phú Thọ… nhận xét chè cho năng suất cao hơn 2 – 3 lần so với bón phân thông thường. Đặc biệt búp và lá có màu xanh sáng, búp to, ít sâu bệnh khi sao ít hao, chỉ cần 3,85 – 4,2 kg búp tươi cho 1 kg búp khô, hương vị được cải thiện, thị trường nhiều người ưa chuộng, hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao.
Đặc biệt sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi qua đất. Mỗi năm chỉ bón 2 lần thay vì bón 7 – 8 lần như trước đây, không phải đầu tư thêm phân đạm và các loại phân khác nhưng hiệu quả vẫn cao gấp nhiều lần.
Hoài Nam tổng hợp
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận