Những sản phẩm thành công Việt Nam
Thứ hai, 25/11/2019

Các nhà khoa học ở Phân viện Sinh học Đà Lạt vừa sản xuất thành công hạt giống nhân tạo. Điều này hứa hẹn mở ra cách sản xuất mới cho nông nghiệp Việt Nam.
Việt Nam sản xuất thành công hạt giống nhân tạo
Các nhà khoa học ở Phân viện Sinh học Đà Lạt vừa sản xuất thành công hạt giống nhân tạo. Điều này hứa hẹn mở ra cách sản xuất mới cho nông nghiệp Việt Nam.
Hạt giống vốn thường được lấy từ vườn cây, cánh đồng sau khi thu hoạch. Đấy là hạt giống hữu tính, được tạo ra từ quá trình thụ phấn ở cây trồng.
Cũng là những hạt giống, nhưng vị trí của chúng không phải ở vườn cây, cánh đồng quen thuộc mà lại trong phòng thí nghiệm. Đây là những hạt giống hoa địa lan được tạo ra ngay trong phòng thí nghiệm theo cách sản xuất hạt giống vô tính. Ý tưởng làm ra hạt giống nhân tạo cách đây 3 năm. Nhưng, phải đến lúc này, các nhà khoa học ở Phân viện Sinh học Đà Lạt mới khẳng định là đã thực sự thành công.
TS. Dương Tấn Nhật, Phân viện Sinh học Đà Lạt cho biết: "Hãy thử hình dung, để có những chiếc bánh hấp dẫn, người thợ phải nhào bột, cuốn nhân rồi đem vào lò hấp… Cũng tương tự, ở phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phải thực hành mọi công đoạn và cuối cùng họ có được hạt giống. Mấu chốt ở đây là những hạt giống ấy cho tỷ lệ nảy mầm cao - điều này quyết định cho sự thành công của ý tưởng khoa học".
Các nhà khoa học Phân viện Sinh học Đà Lạt đã có thể gieo những hạt giống nhân tạo trong môi trường tự nhiên chứ không phải trong ống nghiệm. Đây là thành công rất có ý nghĩa, bởi trong giới khoa học lâu nay, hạt giống nhân tạo thường chỉ nảy mầm và cây trồng từ hạt giống chỉ tồn tại trong ống nghiệm. Còn ở đây, sau khi gieo hạt giống nhân tạo, những cây con mọc lên, sau đó người ta đem trồng ở ngoài vườn. Không có gì khác biệt giữa cây trồng từ hạt giống nhân tạo so với hạt giống hữu tính lâu nay.
Không phải không có lý do khi các nhà khoa học dành nhiều công sức để làm ra hạt giống nhân tạo. Nhiều khả năng khi sản xuất được hạt giống nhân tạo, có thể tiến hành trồng trọt theo dạng công nghiệp. Quan trọng hơn, hạt giống nhân tạo là cách lưu giữ những đặc điểm tốt nhất của giống cây trồng. Người ta còn hy vọng cách làm này sẽ dễ dàng lưu giữ ngân hàng giống quý hiếm.
Những hạt giống hoa mới chỉ là kết quả bước đầu. Khi đã sản xuất được hạt giống hoa nhân tạo, các nhà khoa học sẽ tiếp tục tìm ra cách thức để sản xuất nhân tạo hạt giống của nhiều loại cây trồng khác.
Hạt giống vốn thường được lấy từ vườn cây, cánh đồng sau khi thu hoạch. Đấy là hạt giống hữu tính, được tạo ra từ quá trình thụ phấn ở cây trồng.
Cũng là những hạt giống, nhưng vị trí của chúng không phải ở vườn cây, cánh đồng quen thuộc mà lại trong phòng thí nghiệm. Đây là những hạt giống hoa địa lan được tạo ra ngay trong phòng thí nghiệm theo cách sản xuất hạt giống vô tính. Ý tưởng làm ra hạt giống nhân tạo cách đây 3 năm. Nhưng, phải đến lúc này, các nhà khoa học ở Phân viện Sinh học Đà Lạt mới khẳng định là đã thực sự thành công.
TS. Dương Tấn Nhật, Phân viện Sinh học Đà Lạt cho biết: "Hãy thử hình dung, để có những chiếc bánh hấp dẫn, người thợ phải nhào bột, cuốn nhân rồi đem vào lò hấp… Cũng tương tự, ở phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phải thực hành mọi công đoạn và cuối cùng họ có được hạt giống. Mấu chốt ở đây là những hạt giống ấy cho tỷ lệ nảy mầm cao - điều này quyết định cho sự thành công của ý tưởng khoa học".
Các nhà khoa học Phân viện Sinh học Đà Lạt đã có thể gieo những hạt giống nhân tạo trong môi trường tự nhiên chứ không phải trong ống nghiệm. Đây là thành công rất có ý nghĩa, bởi trong giới khoa học lâu nay, hạt giống nhân tạo thường chỉ nảy mầm và cây trồng từ hạt giống chỉ tồn tại trong ống nghiệm. Còn ở đây, sau khi gieo hạt giống nhân tạo, những cây con mọc lên, sau đó người ta đem trồng ở ngoài vườn. Không có gì khác biệt giữa cây trồng từ hạt giống nhân tạo so với hạt giống hữu tính lâu nay.
Không phải không có lý do khi các nhà khoa học dành nhiều công sức để làm ra hạt giống nhân tạo. Nhiều khả năng khi sản xuất được hạt giống nhân tạo, có thể tiến hành trồng trọt theo dạng công nghiệp. Quan trọng hơn, hạt giống nhân tạo là cách lưu giữ những đặc điểm tốt nhất của giống cây trồng. Người ta còn hy vọng cách làm này sẽ dễ dàng lưu giữ ngân hàng giống quý hiếm.
Những hạt giống hoa mới chỉ là kết quả bước đầu. Khi đã sản xuất được hạt giống hoa nhân tạo, các nhà khoa học sẽ tiếp tục tìm ra cách thức để sản xuất nhân tạo hạt giống của nhiều loại cây trồng khác.
Việt Nam sản xuất thành công thực phẩm từ rong sụn
Tiến sĩ Đồng Thị Anh Đào vừa sản xuất thành công 6 loại thực phẩm (bánh, mứt, gia vị…) từ cây rong sụn đang được trồng nhiều trên vùng biển Ninh Thuận.
Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Anh Đào (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho thấy rong sụn thô (Kappaphycus Alvarezii) sau khi ngâm rửa, được khử mùi, màu và trích ly carrageenan ở nhiệt độ đến 900C để chế biến thành các thực phẩm nói trên.
Giám đốc sở Khoa học - công nghệ Ninh Thuận Trần Phong cho biết tới đây sở sẽ chuyển giao công nghệ chế biến thực phẩm từ rong sụn để nông dân trong tỉnh có thể sản xuất đại trà.
Ninh Thuận hiện có khoảng trên dưới 500 ha mặt nước trồng rong sụn, trên các vùng biển Cà Ná, Phước Dinh, Đầm Nại…


Rong sụn (Ảnh minh họa: nafec.gov.vn)
Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Anh Đào (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho thấy rong sụn thô (Kappaphycus Alvarezii) sau khi ngâm rửa, được khử mùi, màu và trích ly carrageenan ở nhiệt độ đến 900C để chế biến thành các thực phẩm nói trên.
Giám đốc sở Khoa học - công nghệ Ninh Thuận Trần Phong cho biết tới đây sở sẽ chuyển giao công nghệ chế biến thực phẩm từ rong sụn để nông dân trong tỉnh có thể sản xuất đại trà.
Ninh Thuận hiện có khoảng trên dưới 500 ha mặt nước trồng rong sụn, trên các vùng biển Cà Ná, Phước Dinh, Đầm Nại…


Rong sụn (Ảnh minh họa: nafec.gov.vn)
Theo Tuổi trẻ, VTV
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận