Làm thế nào để lấy lại trạng thái cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Thứ hai, 04/06/2018

Cuộc sống và công việc luôn là 2 yếu tố song hành, nói đến cuộc sống thì thường nói về sức khỏe, vậy làm sao để cân bằng công việc và cuộc sống để bạn có thể vừa làm việc hiệu quả, vừa đảm bảo sức khỏe của chính mình?
Cuộc sống và công việc luôn là 2 yếu tố song hành, nói đến cuộc sống thì thường nói về sức khỏe, vậy làm sao để cân bằng công việc và cuộc sống để bạn có thể vừa làm việc hiệu quả, vừa đảm bảo sức khỏe của chính mình?
Sự mất cân bằng - tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống - xảy ra khi con người không thể chu toàn trách nhiệm của bản thân dù là trong công việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của con người, làm đảo lộn cuộc sống của họ, để rồi theo thời gian, con người trở nên yếu ớt và dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.
Theo báo cáo quốc gia của Tổ chức nghiên cứu về Sự nghiệp và Gia đình (Canada) vào năm 2013, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được định nghĩa là một tình trạng tích cực mà ở đó, con người có thể sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để hoàn thành tốt nhiều trách nhiệm của bản thân trong công việc, trong gia đình và trong cộng đồng của mình. Theo các nhà khoa học, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là một “nhiệm vụ bất khả thi” như nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng, mà nó là một mục tiêu mà chúng ta hoàn toàn có thể đạt được. Mỗi người lại có một quan điểm và định mức khác nhau về việc thế nào là cân bằng, và cân bằng bao nhiêu là đủ. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp con người đảm bảo và hài hòa được các nhu cầu của bản thân về mặt sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội, và bảo vệ bản thân khỏi các tác động tiêu cực từ stress và những biến cố không mong muốn.

Làm sao để cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoàn hảo
Sự mất cân bằng - tình trạng xung đột giữa công việc và cuộc sống - xảy ra khi con người không thể chu toàn trách nhiệm của bản thân dù là trong công việc hay ngoài công việc, hoặc khi những trách nhiệm này trở nên quá tải, lấn át hay chồng chéo lẫn nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần của con người, làm đảo lộn cuộc sống của họ, để rồi theo thời gian, con người trở nên yếu ớt và dễ mắc phải những bệnh tật về mặt thể chất.
Theo báo cáo quốc gia của Tổ chức nghiên cứu về Sự nghiệp và Gia đình (Canada) vào năm 2013, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được định nghĩa là một tình trạng tích cực mà ở đó, con người có thể sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để hoàn thành tốt nhiều trách nhiệm của bản thân trong công việc, trong gia đình và trong cộng đồng của mình. Theo các nhà khoa học, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là một “nhiệm vụ bất khả thi” như nhiều người trong chúng ta thường lầm tưởng, mà nó là một mục tiêu mà chúng ta hoàn toàn có thể đạt được. Mỗi người lại có một quan điểm và định mức khác nhau về việc thế nào là cân bằng, và cân bằng bao nhiêu là đủ. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giúp con người đảm bảo và hài hòa được các nhu cầu của bản thân về mặt sức khỏe, tinh thần, tình cảm, gia đình cùng các mối quan hệ ngoài xã hội, và bảo vệ bản thân khỏi các tác động tiêu cực từ stress và những biến cố không mong muốn.

Làm sao để cân bằng giữa công việc và cuộc sống hoàn hảo
Những tác hại do sự mất cân bằng gây nên
Thống kê cho thấy hơn 1/4 dân số Hoa Kỳ thừa nhận mình bị “căng thẳng thần kinh tột độ” trong vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khảo sát mỗi năm ở Anh đều cho ra kết quả rằng cứ 10 người đi làm thì có 3 người trở thành nạn nhân của các chứng bệnh hoặc bất ổn về mặt tâm lý và tinh thần vì áp lực công việc. 13% dân số Anh làm việc hơn 49 giờ một tuần; trong khi đó, một công trình nghiên cứu vào năm 2008 của Kleppa và các cộng sự cùng nhiều nghiên cứu tương tự khác đã khẳng định rằng những người làm việc hơn 49 giờ/tuần có nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh và trầm cảm nhiều hơn người bình thường.
Cụ thể, khảo sát của Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức khỏe Tinh thần của Anh quốc cho thấy:
- 1/3 số người được khảo sát cảm thấy bất mãn vì việc theo đuổi sự nghiệp khiến họ phải hy sinh quá nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống của mình.
- Hơn 40% số người đi làm được khảo sát thừa nhận rằng áp lực công việc khiến họ trở nên hờ hững hoặc bỏ mặc nhiều khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, và điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của họ.
- Trong số những người đang làm việc hơn 40 giờ/tuần, hơn 27% trả lời rằng họ bị trầm cảm vì công việc, 34% kể rằng họ luôn cảm thấy bất an về cuộc sống mất cân bằng mà mình đang phải chịu đựng, và 58% nói rằng họ căm ghét tình trạng hiện tại của bản thân.
- Người nào làm việc càng nhiều giờ, người đó càng tiêu tốn nhiều thời gian ngoài công việc chỉ để lo nghĩ về nó, khiến họ hầu như không còn thời gian cho cuộc sống cá nhân. Số giờ làm việc càng tăng, con người càng cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống.
- Số phụ nữ thừa nhận tình trạng căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn nam giới (42% so với 29%), nhiều khả năng do xung đột giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc con cái.
- Gần 2/3 số người được khảo sát khẳng định rằng họ đã từng ít nhất một lần hứng chịu hậu quả rõ rệt từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hậu quả này bao gồm việc thiếu thời gian cho các hoạt động phát triển bản thân, thường xuyên mắc phải các chứng bệnh “lặt vặt” về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, cuộc sống gia đình nhàm chán hoặc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mất tập trung, thường xuyên cảm thấy âu lo, bất an, cáu bẳn, và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh tật về mặt thể chất, từ các cơn đau đầu, đau lưng cho đến bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng gấp đôi nguy cơ trụy tim ở người.

Nếu ai đó đang phải sống trong những trạng thái như vậy, thì đã đến lúc bạn nên bổ sung vào cuốn cẩm nang kỹ năng quản lý thời gian của mình 10 bí quyết đơn giản sau đây để tối ưu hóa khoảng thời gian sau giờ làm. Một khi áp dụng tốt thì lợi ích chúng ta nhận được từ việc đó là vô giá, chúng sẽ giúp bạn dễ dàng có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống:
1. Kết thúc một ngày làm việc tại một thời điểm cố định
John Wooden đã từng nói "Don't let making a living prevent you from making a life" (Tạm dịch: Đừng để nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến bạn không thực sự được sống).
Làm việc quá giờ chẳng mang lại điều gì ngoại trừ những kết quả tệ hại, hơn nữa, còn khiến cuộc sống riêng tư của mỗi người cũng mất dần. Còn quá nhiều thứ khác phải hoàn thành nên nếu làm thêm giờ sẽ khiến bạn không thể làm gì hơn ngoại trừ việc nằm xuống giường và ngủ tới sáng.
Nếu muốn có đủ năng lượng cho cuộc sống cá nhân sau giờ làm thì bạn nên xác định rõ thời điểm gác mọi việc ở văn phòng lại. Một khi làm được điều này, kỹ năng tổ chức kế hoạch của bạn cũng sẽ được cải thiện.
2. Dành cho bản thân 30 phút để nghỉ ngơi
Dường như con người trong cuộc sống hiện đại có gì đó vội vã. Chúng ta không hề biết cách để nghỉ ngơi và thư giãn như trước nữa. Thậm chí, khoảng thời gian 30 phút ngồi café cùng bạn bè cũng được tận dụng để cập nhật cuộc sống của nhau thay vì thoải mái tâm sự. Lần cuối cùng bạn chỉ đơn giản ngồi trong một không gian yên tĩnh và để tâm trí mình bay lơ lửng trong phòng là khi nào vậy? Bạn còn nhớ không?

Để giải quyết mọi căng thẳng xuất hiện mỗi ngày, bạn cần phải học cách trân trọng từng ngày của mình và nghĩ về những thứ có thể xảy ra. Nếu không làm vậy, bạn chỉ càng bị cuốn vào suy nghĩ tiêu cực và việc vội vàng làm ngay một thứ gì đó sau khi về nhà chỉ để cố gắng quên chúng cũng chẳng hề khiến bạn vơi đi sự khó chịu. Thay vì như vậy, hãy ngồi xuống ít nhất 30 phút, uống một tách café hoặc trà, tắt hết mọi thứ gây phiền nhiễu như điện thoại, máy tính và bắt đầu đưa cơ thể vào trạng thái "im lặng". Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi những rắc rối và tập trung hơn vào việc tìm ra cách quyết các vấn đề đó.
3. Dành 1 giờ vào cuối tuần để lập kế hoạch
Có nhiều việc phải làm vào tuần tới nhưng thường xuyên quên hay đã ghi chép việc phải làm ra giấy nhưng do vội vã nên bỏ sót. Nếu cũng vấp phải tình trạng này thì bạn nên dành một giờ vào cuối tuần để tổ chức công việc và cuộc sống thật nghiêm túc.
4. Học cách nói "Không"
"Khi đã nói CÓ với người khác, hãy chắc chắn rằng bạn không nói KHÔNG với chính bạn" (Paulo Coelho).

Bạn không có nhiều thời gian sau giờ làm để làm tất cả mọi thứ. Thế nên, hãy học cách nói "Không" ngay từ bây giờ. Đừng quá ôm đồm nhiều việc cùng lúc và cũng đừng vội vàng nói "Có" bởi vì việc thay đổi một dự định ở phút cuối cùng có thể sẽ khiến toàn bộ kế hoạch đã lập trước của bạn hoàn toàn bị đảo lộn đấy.
5. Viết blog
"Writing is the only way I have to explain my own life to myself" (Tạm dịch: "Viết là cách duy nhất tôi có để giải thích về cuộc sống riêng của tôi với chính tôi"). – Pat Conroy
Viết blog cũng được xem là một cách hiệu quả giúp mỗi người dễ dàng rà soát lại các sự kiện đã diễn ra trong ngày, chia sẻ về những trải nghiệm, đồng thời rèn luyện khả năng sáng tạo.
6. Nắm được những gì cần ưu tiên trước
Để tối ưu hóa thời gian, bạn cần phải nắm được việc gì cần ưu tiên nhất. Đừng bỏ qua những thứ quan trọng chỉ vì chúng xảy ra bất ngờ. Nếu thực sự muốn điều gì đó, hãy cố gắng để đạt được.
7. Hãy biết kết hợp
Hãy sử dụng thời gian rảnh thật thông minh để hồi phục lại năng lượng, làm những gì bạn thích và ở cạnh gia đình. Chúng sẽ có tác dụng giúp bạn có thêm nhiều cảm hứng và động lực hơn để bắt đầu ngày làm việc mới.

8. Tập thể dục trước khi làm việc

Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, thể dục thể thao
Tập thể dục trước giờ làm việc như đi bộ hay các bài tập nhẹ sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và tập trung hơn. Nhờ đó, mọi công việc cũng sẽ sớm hoàn thành và bạn có thêm thời gian để làm việc khác.
9. Nói không với mạng xã hội và máy tính
Một khi đã hết giờ làm việc, hãy thoát Facebook, Twitter hay bất cứ một phần mềm trò chuyện nào khác và đi về nhà hoặc làm thứ bạn thích. Luôn có giới hạn cho mình và học cách kết nối mọi người trực tiếp nhiều hơn cũng là giải pháp giúp bạn đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa công việc và cuộc sống.
10. Đừng lên kế hoạch gồm quá nhiều thứ
Nếu có quá nhiều thứ phải làm vào buổi tối, bạn sẽ thực sự bị hỗn loạn. Hãy chấp nhận sự thật đó bởi vì chúng ta hoàn toàn không thể làm xong hết được.
Do vậy, một nguyên tắc mà bạn cần nhớ là không lên kế hoạch cho quá nhiều việc cùng lúc, áp dụng quy tắc ưu tiên, chiến thuật nói "Không" và bạn sẽ dễ dàng quyết định được những gì cần hoàn thành trước.
Còn vô số thứ sẽ xảy ra trong cuộc sống của chúng ta và thực sự rất khó nếu muốn kiểm soát những gì sắp đến. Do vậy, hãy cố gắng cân bằng công việc và cuộc sống gia đình để không bỏ lỡ những điều tốt đẹp khác bạn nhé.
Cụ thể, khảo sát của Quỹ tài trợ các dự án bảo vệ Sức khỏe Tinh thần của Anh quốc cho thấy:
- 1/3 số người được khảo sát cảm thấy bất mãn vì việc theo đuổi sự nghiệp khiến họ phải hy sinh quá nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc sống của mình.
- Hơn 40% số người đi làm được khảo sát thừa nhận rằng áp lực công việc khiến họ trở nên hờ hững hoặc bỏ mặc nhiều khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, và điều này về lâu dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của họ.
- Trong số những người đang làm việc hơn 40 giờ/tuần, hơn 27% trả lời rằng họ bị trầm cảm vì công việc, 34% kể rằng họ luôn cảm thấy bất an về cuộc sống mất cân bằng mà mình đang phải chịu đựng, và 58% nói rằng họ căm ghét tình trạng hiện tại của bản thân.
- Người nào làm việc càng nhiều giờ, người đó càng tiêu tốn nhiều thời gian ngoài công việc chỉ để lo nghĩ về nó, khiến họ hầu như không còn thời gian cho cuộc sống cá nhân. Số giờ làm việc càng tăng, con người càng cảm thấy bất hạnh và thất vọng về cuộc sống.
- Số phụ nữ thừa nhận tình trạng căng thẳng do mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống nhiều hơn nam giới (42% so với 29%), nhiều khả năng do xung đột giữa sự nghiệp và áp lực từ thiên chức làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc con cái.
- Gần 2/3 số người được khảo sát khẳng định rằng họ đã từng ít nhất một lần hứng chịu hậu quả rõ rệt từ sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những hậu quả này bao gồm việc thiếu thời gian cho các hoạt động phát triển bản thân, thường xuyên mắc phải các chứng bệnh “lặt vặt” về thể chất lẫn tinh thần, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, cuộc sống gia đình nhàm chán hoặc thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Tình trạng căng thẳng thần kinh do áp lực từ công việc và cuộc sống khiến chúng ta mất tập trung, thường xuyên cảm thấy âu lo, bất an, cáu bẳn, và dần dần hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta. Nếu tình trạng này kéo dài, nó làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, khiến chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh tật về mặt thể chất, từ các cơn đau đầu, đau lưng cho đến bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng gấp đôi nguy cơ trụy tim ở người.

Nếu ai đó đang phải sống trong những trạng thái như vậy, thì đã đến lúc bạn nên bổ sung vào cuốn cẩm nang kỹ năng quản lý thời gian của mình 10 bí quyết đơn giản sau đây để tối ưu hóa khoảng thời gian sau giờ làm. Một khi áp dụng tốt thì lợi ích chúng ta nhận được từ việc đó là vô giá, chúng sẽ giúp bạn dễ dàng có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống:
1. Kết thúc một ngày làm việc tại một thời điểm cố định
John Wooden đã từng nói "Don't let making a living prevent you from making a life" (Tạm dịch: Đừng để nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến bạn không thực sự được sống).
Làm việc quá giờ chẳng mang lại điều gì ngoại trừ những kết quả tệ hại, hơn nữa, còn khiến cuộc sống riêng tư của mỗi người cũng mất dần. Còn quá nhiều thứ khác phải hoàn thành nên nếu làm thêm giờ sẽ khiến bạn không thể làm gì hơn ngoại trừ việc nằm xuống giường và ngủ tới sáng.
Nếu muốn có đủ năng lượng cho cuộc sống cá nhân sau giờ làm thì bạn nên xác định rõ thời điểm gác mọi việc ở văn phòng lại. Một khi làm được điều này, kỹ năng tổ chức kế hoạch của bạn cũng sẽ được cải thiện.
2. Dành cho bản thân 30 phút để nghỉ ngơi
Dường như con người trong cuộc sống hiện đại có gì đó vội vã. Chúng ta không hề biết cách để nghỉ ngơi và thư giãn như trước nữa. Thậm chí, khoảng thời gian 30 phút ngồi café cùng bạn bè cũng được tận dụng để cập nhật cuộc sống của nhau thay vì thoải mái tâm sự. Lần cuối cùng bạn chỉ đơn giản ngồi trong một không gian yên tĩnh và để tâm trí mình bay lơ lửng trong phòng là khi nào vậy? Bạn còn nhớ không?

Để giải quyết mọi căng thẳng xuất hiện mỗi ngày, bạn cần phải học cách trân trọng từng ngày của mình và nghĩ về những thứ có thể xảy ra. Nếu không làm vậy, bạn chỉ càng bị cuốn vào suy nghĩ tiêu cực và việc vội vàng làm ngay một thứ gì đó sau khi về nhà chỉ để cố gắng quên chúng cũng chẳng hề khiến bạn vơi đi sự khó chịu. Thay vì như vậy, hãy ngồi xuống ít nhất 30 phút, uống một tách café hoặc trà, tắt hết mọi thứ gây phiền nhiễu như điện thoại, máy tính và bắt đầu đưa cơ thể vào trạng thái "im lặng". Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi những rắc rối và tập trung hơn vào việc tìm ra cách quyết các vấn đề đó.
3. Dành 1 giờ vào cuối tuần để lập kế hoạch
Có nhiều việc phải làm vào tuần tới nhưng thường xuyên quên hay đã ghi chép việc phải làm ra giấy nhưng do vội vã nên bỏ sót. Nếu cũng vấp phải tình trạng này thì bạn nên dành một giờ vào cuối tuần để tổ chức công việc và cuộc sống thật nghiêm túc.
4. Học cách nói "Không"
"Khi đã nói CÓ với người khác, hãy chắc chắn rằng bạn không nói KHÔNG với chính bạn" (Paulo Coelho).

Bạn không có nhiều thời gian sau giờ làm để làm tất cả mọi thứ. Thế nên, hãy học cách nói "Không" ngay từ bây giờ. Đừng quá ôm đồm nhiều việc cùng lúc và cũng đừng vội vàng nói "Có" bởi vì việc thay đổi một dự định ở phút cuối cùng có thể sẽ khiến toàn bộ kế hoạch đã lập trước của bạn hoàn toàn bị đảo lộn đấy.
5. Viết blog
"Writing is the only way I have to explain my own life to myself" (Tạm dịch: "Viết là cách duy nhất tôi có để giải thích về cuộc sống riêng của tôi với chính tôi"). – Pat Conroy
Viết blog cũng được xem là một cách hiệu quả giúp mỗi người dễ dàng rà soát lại các sự kiện đã diễn ra trong ngày, chia sẻ về những trải nghiệm, đồng thời rèn luyện khả năng sáng tạo.
6. Nắm được những gì cần ưu tiên trước
Để tối ưu hóa thời gian, bạn cần phải nắm được việc gì cần ưu tiên nhất. Đừng bỏ qua những thứ quan trọng chỉ vì chúng xảy ra bất ngờ. Nếu thực sự muốn điều gì đó, hãy cố gắng để đạt được.
7. Hãy biết kết hợp
Hãy sử dụng thời gian rảnh thật thông minh để hồi phục lại năng lượng, làm những gì bạn thích và ở cạnh gia đình. Chúng sẽ có tác dụng giúp bạn có thêm nhiều cảm hứng và động lực hơn để bắt đầu ngày làm việc mới.

8. Tập thể dục trước khi làm việc

Hãy tập cho bản thân mình thói quen thư giãn, vận động cơ thể, thể dục thể thao
Tập thể dục trước giờ làm việc như đi bộ hay các bài tập nhẹ sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và tập trung hơn. Nhờ đó, mọi công việc cũng sẽ sớm hoàn thành và bạn có thêm thời gian để làm việc khác.
9. Nói không với mạng xã hội và máy tính
Một khi đã hết giờ làm việc, hãy thoát Facebook, Twitter hay bất cứ một phần mềm trò chuyện nào khác và đi về nhà hoặc làm thứ bạn thích. Luôn có giới hạn cho mình và học cách kết nối mọi người trực tiếp nhiều hơn cũng là giải pháp giúp bạn đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa công việc và cuộc sống.
10. Đừng lên kế hoạch gồm quá nhiều thứ
Nếu có quá nhiều thứ phải làm vào buổi tối, bạn sẽ thực sự bị hỗn loạn. Hãy chấp nhận sự thật đó bởi vì chúng ta hoàn toàn không thể làm xong hết được.
Do vậy, một nguyên tắc mà bạn cần nhớ là không lên kế hoạch cho quá nhiều việc cùng lúc, áp dụng quy tắc ưu tiên, chiến thuật nói "Không" và bạn sẽ dễ dàng quyết định được những gì cần hoàn thành trước.
Còn vô số thứ sẽ xảy ra trong cuộc sống của chúng ta và thực sự rất khó nếu muốn kiểm soát những gì sắp đến. Do vậy, hãy cố gắng cân bằng công việc và cuộc sống gia đình để không bỏ lỡ những điều tốt đẹp khác bạn nhé.
Minh Trang (tổng hợp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sài Gòn có 1 ngôi trường cổ hơn 100 năm tuổi
- Vì sao nên ăn khoai lang?
- 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 tại Việt Nam
- Cô giáo vùng cao yêu nghề, mến trẻ
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
- Hướng dẫn cách ăn hải sản không gây dị ứng, ngộ độc
- Cách bố trí ăn uống trong dịch corona
- Cách chống nồm và phơi quần áo nhanh khô
- 6 thực phẩm ăn vào bữa sáng làm sáng da, chống lão hóa
- Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận