Kỹ thuật trồng Thanh long theo quy trình VietGap
Chủ nhật, 01/10/2017

Trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giúp chi phí sản xuất giảm từ 20 - 30% so với sản xuất thanh long theo cách truyền thống, do hạn chế dùng thuốc BVTV độc hại và giảm được lượng phân bón đáng kể, trong khi đó sản phẩm an toàn, bởi người trồng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.
Trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giúp chi phí sản xuất giảm từ 20 - 30% so với sản xuất thanh long theo cách truyền thống, do hạn chế dùng thuốc BVTV độc hại và giảm được lượng phân bón đáng kể, trong khi đó sản phẩm an toàn, bởi người trồng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình.


1. Xử lý đất trồng:
Đất trồng Thanh Long phải được cày xới kỹ, phơi và diệt sạch cỏ dại. Các khâu chuẩn bị đất cần được hoàn tất trước khi trồng từ 1 - 2 tuần. Ở chân đất thấp cần lên mô để thoát nước nhanh, tránh ngập úng trong mùa mưa. Thông thường, Thanh Long được trồng trên líp đơn và mô có kích thước như sau: bề cao 30 cm, đường kính mô từ 60 cm đến 100 cm; mô được đắp bằng lớp đất trộn với phân hữu cơ hoai mục để giúp cho hệ thống rễ Thanh Long non phát triển thuận lợi.
Nhằm ngăn ngừa các bệnh thối rễ, thối dây dễ xảy ra ở giai đoạn mới trồng, nên dùng các loại thuốc trừ nấm như Benomyl 0,1% hoặc tưới chế phẩm Tricoderma vào mô đất với liều lượng 20 gram/m2.
Nhằm ngăn ngừa các bệnh thối rễ, thối dây dễ xảy ra ở giai đoạn mới trồng, nên dùng các loại thuốc trừ nấm như Benomyl 0,1% hoặc tưới chế phẩm Tricoderma vào mô đất với liều lượng 20 gram/m2.
2. Trụ Thanh Long:
Thanh Long cần trụ bám để phát triển; trước đây thường dùng trụ là các loại cây sống như me tây, lim xẹt, vông nem … tuy nhiên, loại trụ sống có nhược điểm là cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với Thanh Long và là môi trường thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh gây hại phát triển. Do đó, hiện nay kỹ thuật dùng trụ xi-măng thay thế trụ cây sống giúp khắc phục được các nhược điểm nêu trên. Ngoài ra, trụ xi-măng còn có ưu điểm là sử dụng được lâu dài, có thể trồng với mật độ cao và thuận tiện cho thao tác chăm sóc.
3. Mật độ trồng:
Với kỹ thuật trồng thâm canh kết hợp dùng đèn cung cấp thêm ánh sáng để sản xuất trái vụ thì mật độ trồng thích hợp cho 1 ha từ 1.000 đến 1.100 trụ; tương ứng với mật độ 3 m x 3 m / cây. Không nên trồng dầy hơn để tránh tình trạng cây không nhận đủ ánh sáng dẫn đến trái phát triển kém, cành nhánh dầy, đan xen không thuận tiện cho việc chăm sóc.
4. Giống và xử lý hom giống:
Giống Thanh Long trồng phổ biến là giống ruột trắng thuần và được nhân theo phương pháp vô tính. Dạng và kích thước trái khác nhau giữa các vườn, các cây không chịu nhiều ảnh hưởng của giống mà chủ yếu phụ thuộc vào cách trồng, ánh sáng, dinh dưỡng…Ngoài giống ruột trắng, một số nơi trồng giống Thanh Long ruột đỏ do Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam lai tạo; giống này có đặc điểm ra hoa mạnh, trái chín có màu vỏ đỏ sậm, ruột đỏ ngã tím.
Dây Thanh Long dùng làm giống cần đạt những yêu cầu sau:
- Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, nếu giống thu nhập từ các vườn khác thì phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ các biện pháp đã thực hiện về thao tác, loại hoá chất đã sử dụng để xử lý hom giống. Ngoài ra, cũng cần ghi rõ tên người và thời gian xử lý giống.
- Nếu mua của cơ sở chuyên sản xuất giống thì cơ sở đó phải có giấy chứng nhận sản xuất kinh doanh, đăng ký công bố tiêu chuẩn giống theo quy định của pháp lệnh giống cây trồng, có quy trình sản xuất gống và hồ sơ theo dõi từng lô giống.
- Nhánh Thanh Long chọn làm giống phải có tuổi dây đạt từ 1-2 năm tuổi, cần chọn nhánh có gốc đã bắt đầu hoá gỗ để hạn chế thối nhánh, cắt độ dài tốt nhất của hom giống từ 40-50 cm. Nên chọn nhánh to, xanh sậm, không có vết sâu bệnh, khuyết tật. Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy để sau này nẩy chồi tốt.
Sau khi chọn, cắt bỏ phần thịt bên ngoài ở phần dưới đáy cành 2-4 cm để lại phần lỏi bên trong nhằm tránh thối hom. Sau đó, nhúng phần gốc hom vào dung dịch Benlat C 0,1% trong thời gian 5 phút. Có thể giâm hom trong mát để đâm chồi và rễ trước khi trồng.
5. Xuống giống:
5.1. Thời điểm trồng:
Thanh Long có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm; tuy nhiên, tốt nhất là vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 dương lịch (dl) vì lúc này thường cùng lúc với thời điểm các vườn tỉa cành nên thuận lợi mua bán, trao đổi giống; hoặc trồng trong tháng 4-5 dl đầu mùa mưa nhằm giảm chi phí tưới và khi đến đầu mùa khô thì cây đã phát triển cứng cáp, đủ sức chịu đựng khô hạn.
5.2. Cách trồng:
Đặt 3-4 hom áp theo mặt trụ, đặt hom cạn 2-4 cm; phần lõi đặt sát mặt đất, phần mặt phẳng của dây ôm sát thân trụ; dùng dây mềm buộc sát vào trụ để hom không bị lung lay khó ra rễ.
6. Tưới nước giữ âm:
6.1. Tưới nước:
Theo tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, yêu cầu về chất lượng nước tưới (nước ngầm, nước sông suối, nước ao hồ tự nhiên) phải đảm bảo các tiêu chuẩn của Chính phủ đã ban hành (TCVN 6773-2000). Đồng thời, nguồn nước tưới và nước dùng pha với các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá, chế phẩm sinh học để sử dụng cho Thanh Long đều phải được phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm về sinh hoá học. Trong đó, tuyệt đối không sử dụng nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện, chăn nuôi, lò mổ gia súc gia cầm và các nguồn nước tự nhiên chưa qua kiểm tra, xử lý.
6.2. Giữ ẩm:
Yêu cầu nước tưới được thực hiện kết hợp với các biện pháp giữ ẩm; nhất là trong mùa nắng. Cách giữ ẩm đơn giản là dùng rơm rạ, lục bình, mụn dừa, trấu đã qua xử lý để tủ gốc; biện pháp này còn nhằm giúp ngăn chặn cỏ dại phát triển và bổ sung dinh dưỡng cho đất. Nên điều chỉnh ổn định mực nước trong mương cách mặt líp 30-40 cm là thích hợp; vào mùa nắng nên để nước ra vào tự nhiên để rưa phèn, mặn.
7. Xử lý cỏ dại:
Cần thường xuyên xử lý cỏ dại trước mỗi đợt bón phân để Thanh Long không bị cạnh tranh dinh dưỡng và ngăn ngừa các điều kiện cho sâu, bệnh trú ẩn, phát triển. Khi làm cỏ thường kết hợp với xới xáo và đậy gốc. Trong vườn, có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ. Chỉ sử dụng các loại thuốc được phép lưu hành, lưu ý không sử dụng thuốc cỏ nhóm không chọn lọc (Glyphosate và 2,4 D) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển Thanh Long.
8. Xử lý ra hoa:
Thanh Long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng quang kỳ (ánh sáng ngày). Ở Nam bộ Thanh Long bắt đầu ra hoa vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 là vụ chính vụ. Thời gian này ngày có ánh sáng dài nhất (12 giờ sáng/ngày). Do vậy, muốn Thanh Long ra hoa nghịch vụ (tháng 10 đến tháng 3) cần bổ sung ánh sáng tự tạo bằng đèn chiêu sáng để tạo cảm ứng kích thích Thanh Long ra hoa, cho trái.
* Phương pháp chiếu đèn: Tuỳ theo mùa vụ, mức độ bón phân và ẩm độ trong từng vườn để điều chỉnh số đêm chiếu sáng và số giờ chiếu sáng. Cơ sở của việc bố trí số đêm, số giờ chiếu sáng căn cứ tiến trình hình thành nụ hoa cho đến hoa nở là 18-21 ngày và từ lúc hoa nở đến lúc thu hoạch trái là 28-32 ngày. Thí dụ như vào thời điểm đêm lạnh và dài thì thời gian và số giờ chiếu sáng càng tăng; thường số đêm chiếu sáng từ 15-20 đêm và mỗi đêm chiếu sáng từ 6-10 giờ là thích hợp cho mỗi đợt tạo trái nghịch vụ.
Kinh nghiệm thực tế thường dùng loại đèn chiếu sáng là bóng đèn tròn ánh sáng vàng có công suất 75 Watt là thích hợp nhất cho Thanh Long. Ngoài ra, lưu ý vị trí treo bóng đèn cần cách cành Thanh Long từ 40-100 cm và chiều cao treo bóng cách mặt đất từ40-120 cm.
9. Tỉa hoa:
Thanh Long ra hoa rất nhiều, nhất là khi xông đèn. Nếu để tự nhiên, trái sẽ nhỏ do cạnh tranh dinh dưỡng; vì vậy phải tỉa bỏ bớt để chỉ giữ lại trên mỗi cành 1 - 2 hoa là tốt nhất và 2 hoa nầy phải cách xa nhau. Thông thường, một trụ Thanh Long trung bình có 30-35 nụ hoa là vừa. Khi hoa nở được 3 - 4 ngày thì cho rút các cánh hoa đã héo để giảm điều kiện phát sinh bệnh thán thư trên trái, chỉ chọn những quả phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh.
10. Bao trái:
Thực tế cho thấy cách bao trái là biện pháp hữu hiệu giúp bảo quản và nâng cao giá trị thương phẩm của Thanh Long nhằm ngăn ngừa các loại côn trùng chích hút.
Sau khi hoa thụ phấn được 3 - 4 ngày, ngắt bỏ phần cánh hoa đã héo, dùng bao PE để bao trái. Bao PE được cắt bỏ ở 2 bên gốc đáy độ 2 cm để thoát hơi nước. Dùng dây ni-lông cột miệng bao dính vào cành Thanh Long.
Quốc Bảo tổng hợp (Nguồn: Trung tâm khuyến nông Long An)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận