Ứng dụng điện thoại thông minh tưới phun cho cây trồng
Thứ tư, 01/04/2020

Hiện nay, trong nông nghiệp, nông dân đã bắt đầu biết ứng dụng công nghệ 4.0 thông qua việc kết nối chiếc điện thoại thông minh với hệ thống tưới phun cho cây trồng. Sau một thời gian sử dụng, anh Trần Việt Trường rất hài lòng bởi tính tiện ích và hiêụ quả của mô hình này.
Hiện nay, trong nông nghiệp, nông dân đã bắt đầu biết ứng dụng công nghệ 4.0 thông qua việc kết nối chiếc điện thoại thông minh với hệ thống tưới phun cho cây trồng. Sau một thời gian sử dụng, anh Trần Việt Trường rất hài lòng bởi tính tiện ích và hiêụ quả của mô hình này.
Với kinh nghiệm trồng nhãn Ido đã 03 năm tại Đồng Tháp, quá trình chăm sóc cây nhãn đã giúp anh tích lũy nhiều kiến thức, anh nhận thấy việc tưới nước thủ công tốn nhiều chi phí nhân công tưới nước và bón phân, nên hiệu quả kinh tế không cao.
Sau khi về xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, anh Trường cũng trồng nhãn trên diện tích 32.000m2. Cuối năm 2019, được hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, anh đã tiến hành lắp đặt hệ thống tưới phun trên diện tích 10.000m2 với 400 béc tưới dưới gốc nhãn. Đồng thời, cài phần mềm điểu khiển tự động trên chiếc điện thoại di động. Từ đó, chỉ với thao tác nhấn nút "on – off", anh đã có thể điều khiển hệ thống tưới phun dù ở bất cứ đâu.
Trong vườn nhãn, anh Trường trồng so le, tạo tán cho cây. Mỗi béc tưới đặt dưới gốc nhãn nên khi béc tưới hoạt động sẽ giúp tưới đều cho cả khu vườn. Song song đó, với bồn 2.000 lít, sau khi được pha trộn phân, hệ thống cũng giúp tưới phân đến từng gốc làm tăng độ thẩm thấu, giúp cây phát triển tốt.

Anh Trường điều khiển hệ thống tưới phun bằng điện thoại thông minh
Qua thời gian ứng dụng mô hình, anh Trường nhận thấy với việc lắp đặt hệ thống tưới phun kết hợp điện thoại thông minh đã giúp anh thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc, tăng độ thẩm thấu tránh thất thoát và không cần tốn thêm chi phí nhân công lao động. Ngoài việc chờ nhãn ra trái thu hoạch, anh còn bán cây giống cho bà con nông dân trong và ngoài xã với giá bán mỗi cây giống là 50.000 đồng.
Anh cho biết, tới đây sẽ lắp đặt thêm hệ thống camera để có thể quan sát vườn từ xa, đồng thời sẽ lắp đặt hệ thống tưới phun kết hợp điện thoại thông minh trên diện tích vườn còn lại.
Khi nền nông nghiệp ngày càng phát triển, việc nông dân mạnh dạn hội nhập, ứng dụng thiết bị điện tử thông minh vào quá trình sản xuất như anh Trần Việt Trường rất đáng trân trọng. Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những nông dân, nhất là thanh niên mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Với kinh nghiệm trồng nhãn Ido đã 03 năm tại Đồng Tháp, quá trình chăm sóc cây nhãn đã giúp anh tích lũy nhiều kiến thức, anh nhận thấy việc tưới nước thủ công tốn nhiều chi phí nhân công tưới nước và bón phân, nên hiệu quả kinh tế không cao.
Sau khi về xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, anh Trường cũng trồng nhãn trên diện tích 32.000m2. Cuối năm 2019, được hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, anh đã tiến hành lắp đặt hệ thống tưới phun trên diện tích 10.000m2 với 400 béc tưới dưới gốc nhãn. Đồng thời, cài phần mềm điểu khiển tự động trên chiếc điện thoại di động. Từ đó, chỉ với thao tác nhấn nút "on – off", anh đã có thể điều khiển hệ thống tưới phun dù ở bất cứ đâu.
Trong vườn nhãn, anh Trường trồng so le, tạo tán cho cây. Mỗi béc tưới đặt dưới gốc nhãn nên khi béc tưới hoạt động sẽ giúp tưới đều cho cả khu vườn. Song song đó, với bồn 2.000 lít, sau khi được pha trộn phân, hệ thống cũng giúp tưới phân đến từng gốc làm tăng độ thẩm thấu, giúp cây phát triển tốt.


Anh Trường điều khiển hệ thống tưới phun bằng điện thoại thông minh
Qua thời gian ứng dụng mô hình, anh Trường nhận thấy với việc lắp đặt hệ thống tưới phun kết hợp điện thoại thông minh đã giúp anh thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc, tăng độ thẩm thấu tránh thất thoát và không cần tốn thêm chi phí nhân công lao động. Ngoài việc chờ nhãn ra trái thu hoạch, anh còn bán cây giống cho bà con nông dân trong và ngoài xã với giá bán mỗi cây giống là 50.000 đồng.
Anh cho biết, tới đây sẽ lắp đặt thêm hệ thống camera để có thể quan sát vườn từ xa, đồng thời sẽ lắp đặt hệ thống tưới phun kết hợp điện thoại thông minh trên diện tích vườn còn lại.
Khi nền nông nghiệp ngày càng phát triển, việc nông dân mạnh dạn hội nhập, ứng dụng thiết bị điện tử thông minh vào quá trình sản xuất như anh Trần Việt Trường rất đáng trân trọng. Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những nông dân, nhất là thanh niên mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
ĐH (Theo: Huyền Thoại- Đài TT Tân Châu, An Giang)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận