Những bức tranh độc đáo
Thứ sáu, 12/06/2020

Một lần tình cờ ra bờ suối, nhóm bạn trẻ nhìn thấy những viên sỏi tưởng chừng thô ráp mà lại rất mềm mại. "Tại sao không kết hợp vẽ vời lên chất liệu sỏi đó", họ tự nhủ.
1. Thổi hồn vào sỏi đá
Một lần tình cờ ra bờ suối, nhóm bạn trẻ nhìn thấy những viên sỏi tưởng chừng thô ráp mà lại rất mềm mại. "Tại sao không kết hợp vẽ vời lên chất liệu sỏi đó", họ tự nhủ.

Những bức tranh sáng tạo với hình ảnh thú cưng - Ảnh: HÀ THANH
Nghĩ là làm, chỉ sau một năm nhóm bạn cho ra đời những bức tranh sỏi vô cùng đẹp mắt.
Lúc đầu mình chỉ muốn vẽ những bức tranh đơn giản để tặng các cháu. Bây giờ tụi nhỏ dùng điện thoại nhiều quá, không chú trọng vào những đồ chơi thủ công. Mình chỉ muốn cho các cháu học theo để tự tay làm những đồ chơi, món quà yêu thích.
ĐỖ DUY KHÁNH
Trong căn nhà nhỏ ngập tràn cây xanh ở Hà Nội, ba chàng trai 9X cùng trang lứa Đỗ Duy Khánh, Hoàng Văn Huấn, Ngô Văn Hoàng (26 tuổi) tỉ mẩn vẽ, sơn lên những viên sỏi đã được làm sạch trước đó.
Từ những viên sỏi thô ráp
Một lần Khánh rủ hai bạn Hoàng, Huấn về quê Sóc Sơn (Hà Nội), ra bờ suối nhìn thấy những viên sỏi với nhiều hình dạng kỳ thú nên nảy ra ý tưởng sáng tạo nghệ thuật lên sỏi đá. Cùng học chuyên ngành kiến trúc, cùng đam mê vẽ nên nhóm bạn gật đầu cái rụp, thế là bắt tay cùng làm, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ra đời từ đó.
"Có thể với mọi người đá sỏi rất thô ráp, nhưng mình lại thấy rất mềm mại. Hoặc có lẽ do nước biến chúng trở nên mềm mại hơn. Vậy là chúng mình kết hợp kiến thức chuyên môn, kết hợp một chút hoa tay để thổi hồn vào chúng", Hoàng Văn Huấn bộc bạch.
Phải chọn những viên sỏi tròn, dẹt, bề mặt nhẵn mới dễ vẽ, tùy kích thước, hình dạng viên sỏi mà sáng tạo nên những bức tranh nghệ thuật khác nhau. Công đoạn đầu tiên là vệ sinh viên sỏi, sơn phủ rồi phối màu, pha màu. Tiếp đến là đi những nét phác thảo bằng chì lên sỏi rồi lên màu.
"Mới đầu chưa thành thạo, chúng mình tham khảo ý tưởng tranh vẽ hay qua những trang mạng. Về sau tự tìm tòi, sáng tạo theo ý tưởng của riêng mình. Lúc đầu chưa biết cách làm, nhóm phải dùng rất nhiều loại màu để vẽ lên nhưng không thành công. Cuối cùng chọn màu tranh tường vẽ lên sỏi mới bảo quản được lâu", Khánh chia sẻ.
Khó nhất là do bề mặt sỏi sần sùi khó để vẽ mượt như tranh, nhóm bạn phải tô đi tô lại nhiều lần, phối màu, đánh khối mới ra hình dạng tranh vẽ mong muốn. Ngay chính hình hài của đá sỏi cũng rất đặc biệt, nhóm vận dụng ngay hình khối của chúng để thể hiện lên những ý tưởng độc đáo riêng. Nhóm thường chọn vẽ phong cảnh thiên nhiên, các loại động vật hay mới đây là những bức hình chibi ngộ nghĩnh.
Huấn nhớ sau khi hoàn thành những bức tranh sỏi đầu tiên, nhóm chia sẻ lên Facebook và may mắn nhận được đơn hàng đầu tiên bán với giá... 50.000 đồng. Dù số tiền ít ỏi chỉ đủ tiền mua khung tranh, mua giấy, màu sơn, nhưng ai ai cũng vui vì nhận được phản hồi tích cực từ mọi người.
"Ban đầu chúng mình chỉ muốn thỏa đam mê vẽ vời, cũng là hình thức giải trí sau những giờ làm căng thẳng. Nay rất vui khi sở thích của mình có thể mang lại nguồn thu nhập nho nhỏ, rất nhiều bạn bè đặt hàng, hay trường mầm non đặt hàng cho các bé", Huấn chia sẻ.
Để ai cũng có thể thỏa sức sáng tạo
Chỉ vài giờ đồng hồ tỉ mẩn, nhóm bạn cho ra đời những viên sỏi nhiều hình dạng với họa tiết cây cỏ, hoa lá hay vật nuôi yêu thích. Nhóm cho biết mỗi bức tranh 30 x 30cm được hoàn thiện mất chừng 2 - 3 giờ đồng hồ, với những viên sỏi nhỏ, vẽ nhanh cũng mất chừng 30 phút. Sau khi vẽ xong, tranh được phủ lớp bảo vệ để tránh phai màu. Mỗi bức tranh sỏi nếu bảo quản tốt, không bị mưa hay bị đánh rơi sẽ giữ được màu rất lâu.
Đang làm kiến trúc sư, công việc khá bận rộn nên việc sáng tạo trên đá sỏi chỉ bắt đầu về đêm, kéo dài đến 1 - 2h sáng tùy vào đơn đặt hàng. Duy Khánh bộc bạch: "Cùng vẽ, cùng làm, nhờ đó gắn kết tình anh em. Những bức tranh sỏi cũng đem lại nhiều niềm vui hơn cho khách hàng của mình".
Với Hoàng, ngoài sáng tạo trên sỏi còn kiêm nhiệm thêm phát triển kênhYouTube, fanpage đăng tải video hướng dẫn cho mọi người thỏa sức sáng tạo nghệ thuật lên đá sỏi. "Mỗi viên sỏi đều có thể thể hiện một câu chuyện trong đó. Chúng tôi mong muốn hướng dẫn mọi người tự tay làm được những bức tranh sỏi từ những màu cơ bản, từ những viên sỏi mình có thể nhặt được bất cứ đâu, để các bạn nhỏ cũng có thể vẽ vời được", Ngô Văn Hoàng cho hay.
Nghĩ là làm, chỉ sau một năm nhóm bạn cho ra đời những bức tranh sỏi vô cùng đẹp mắt.
Lúc đầu mình chỉ muốn vẽ những bức tranh đơn giản để tặng các cháu. Bây giờ tụi nhỏ dùng điện thoại nhiều quá, không chú trọng vào những đồ chơi thủ công. Mình chỉ muốn cho các cháu học theo để tự tay làm những đồ chơi, món quà yêu thích.
ĐỖ DUY KHÁNH
Trong căn nhà nhỏ ngập tràn cây xanh ở Hà Nội, ba chàng trai 9X cùng trang lứa Đỗ Duy Khánh, Hoàng Văn Huấn, Ngô Văn Hoàng (26 tuổi) tỉ mẩn vẽ, sơn lên những viên sỏi đã được làm sạch trước đó.
Từ những viên sỏi thô ráp
Một lần Khánh rủ hai bạn Hoàng, Huấn về quê Sóc Sơn (Hà Nội), ra bờ suối nhìn thấy những viên sỏi với nhiều hình dạng kỳ thú nên nảy ra ý tưởng sáng tạo nghệ thuật lên sỏi đá. Cùng học chuyên ngành kiến trúc, cùng đam mê vẽ nên nhóm bạn gật đầu cái rụp, thế là bắt tay cùng làm, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ra đời từ đó.
"Có thể với mọi người đá sỏi rất thô ráp, nhưng mình lại thấy rất mềm mại. Hoặc có lẽ do nước biến chúng trở nên mềm mại hơn. Vậy là chúng mình kết hợp kiến thức chuyên môn, kết hợp một chút hoa tay để thổi hồn vào chúng", Hoàng Văn Huấn bộc bạch.
Phải chọn những viên sỏi tròn, dẹt, bề mặt nhẵn mới dễ vẽ, tùy kích thước, hình dạng viên sỏi mà sáng tạo nên những bức tranh nghệ thuật khác nhau. Công đoạn đầu tiên là vệ sinh viên sỏi, sơn phủ rồi phối màu, pha màu. Tiếp đến là đi những nét phác thảo bằng chì lên sỏi rồi lên màu.
"Mới đầu chưa thành thạo, chúng mình tham khảo ý tưởng tranh vẽ hay qua những trang mạng. Về sau tự tìm tòi, sáng tạo theo ý tưởng của riêng mình. Lúc đầu chưa biết cách làm, nhóm phải dùng rất nhiều loại màu để vẽ lên nhưng không thành công. Cuối cùng chọn màu tranh tường vẽ lên sỏi mới bảo quản được lâu", Khánh chia sẻ.
Khó nhất là do bề mặt sỏi sần sùi khó để vẽ mượt như tranh, nhóm bạn phải tô đi tô lại nhiều lần, phối màu, đánh khối mới ra hình dạng tranh vẽ mong muốn. Ngay chính hình hài của đá sỏi cũng rất đặc biệt, nhóm vận dụng ngay hình khối của chúng để thể hiện lên những ý tưởng độc đáo riêng. Nhóm thường chọn vẽ phong cảnh thiên nhiên, các loại động vật hay mới đây là những bức hình chibi ngộ nghĩnh.
Huấn nhớ sau khi hoàn thành những bức tranh sỏi đầu tiên, nhóm chia sẻ lên Facebook và may mắn nhận được đơn hàng đầu tiên bán với giá... 50.000 đồng. Dù số tiền ít ỏi chỉ đủ tiền mua khung tranh, mua giấy, màu sơn, nhưng ai ai cũng vui vì nhận được phản hồi tích cực từ mọi người.
"Ban đầu chúng mình chỉ muốn thỏa đam mê vẽ vời, cũng là hình thức giải trí sau những giờ làm căng thẳng. Nay rất vui khi sở thích của mình có thể mang lại nguồn thu nhập nho nhỏ, rất nhiều bạn bè đặt hàng, hay trường mầm non đặt hàng cho các bé", Huấn chia sẻ.
Để ai cũng có thể thỏa sức sáng tạo
Chỉ vài giờ đồng hồ tỉ mẩn, nhóm bạn cho ra đời những viên sỏi nhiều hình dạng với họa tiết cây cỏ, hoa lá hay vật nuôi yêu thích. Nhóm cho biết mỗi bức tranh 30 x 30cm được hoàn thiện mất chừng 2 - 3 giờ đồng hồ, với những viên sỏi nhỏ, vẽ nhanh cũng mất chừng 30 phút. Sau khi vẽ xong, tranh được phủ lớp bảo vệ để tránh phai màu. Mỗi bức tranh sỏi nếu bảo quản tốt, không bị mưa hay bị đánh rơi sẽ giữ được màu rất lâu.
Đang làm kiến trúc sư, công việc khá bận rộn nên việc sáng tạo trên đá sỏi chỉ bắt đầu về đêm, kéo dài đến 1 - 2h sáng tùy vào đơn đặt hàng. Duy Khánh bộc bạch: "Cùng vẽ, cùng làm, nhờ đó gắn kết tình anh em. Những bức tranh sỏi cũng đem lại nhiều niềm vui hơn cho khách hàng của mình".
Với Hoàng, ngoài sáng tạo trên sỏi còn kiêm nhiệm thêm phát triển kênhYouTube, fanpage đăng tải video hướng dẫn cho mọi người thỏa sức sáng tạo nghệ thuật lên đá sỏi. "Mỗi viên sỏi đều có thể thể hiện một câu chuyện trong đó. Chúng tôi mong muốn hướng dẫn mọi người tự tay làm được những bức tranh sỏi từ những màu cơ bản, từ những viên sỏi mình có thể nhặt được bất cứ đâu, để các bạn nhỏ cũng có thể vẽ vời được", Ngô Văn Hoàng cho hay.
2. Cô gái sáng tạo ra dòng tranh dây đồng, chỉ truyền nghề cho người khuyết tật
Nguyễn Nhật Minh Phương (33 tuổi) được tổ chức Guinness Việt Nam xác lập kỷ lục người làm tranh dây đồng đầu tiên của Việt Nam. Từ niềm đam mê với dây đồng, cô đã sáng tạo ra một dòng tranh mới và chỉ truyền nghề cho người khuyết tật.

Không gian làm việc thân thiện của lớp học - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sau hơn 10 năm theo đuổi đam mê với những sợi dây đồng, hiện tại cô đang sở hữu một cơ ngơi nho nhỏ tại quận Gò Vấp (TP.HCM) với những sản phẩm ấn tượng được thị trường trong nước ưa chuộng, sau đó được xuất đi New Zealand và Mỹ. Cùng với đó là lớp học truyền nghề cho hơn 10 học viên khuyết tật.
Xuất thân là một giáo viên mầm non, không có nhiều kiến thức về mỹ thuật, cô tự nhận: "Tôi chẳng biết gì về các quy tắc trong hội họa, tôi làm tranh từ trái tim và những gì tôi tự tìm hiểu được, không qua trường lớp nào.
Chuyện bắt đầu từ năm tôi 19 tuổi, khi tình cờ cầm trên tay một cuộn dây đồng và sau một hồi nghịch chơi cho vui, không ngờ cuộn dây đồng lại biến thành một món đồ trang sức lạ mắt. Tôi thấy những sợi đồng như có ma lực khủng khiếp, nó kích thích tôi sáng tạo không ngừng. Năm 2016 tôi phải nghỉ dạy do viêm họng cấp tính, khi đó mới có thời gian toàn tâm toàn ý cống hiến cho loại hình nghệ thuật mới mẻ này".
Nguyễn Nhật Minh Phương
Là một người đam mê thiện nguyện, những chuyến đi thăm và tặng quà đến nhiều vùng miền, hình ảnh của các bạn trẻ khuyết tật cứ ám ảnh cô mãi. Cô nảy sinh ý tưởng sẽ để nghề này lại cho những người khuyết tật. Đây sẽ là dòng tranh của các bạn khuyết tật, do chính các bạn ấy làm nên.
Cô bắt đầu tập tành học về kinh doanh, sau đó thành lập công ty mặc sự phản đối của bạn bè và gia đình vì họ cho rằng Phương quá mạo hiểm, dòng tranh này cũng chưa được biết đến nhiều nên rủi ro khá cao. Rất may mắn cô gái trẻ ấy đã tìm được chỗ đứng riêng cho mình.
Đã có nhiều doanh nhân ngỏ ý mua lại thương hiệu hoặc đầu tư cho cô mở cơ sở lớn hơn để cùng hợp tác, nhưng Phương đều từ chối. Cô muốn làm việc độc lập cùng với các "cộng sự" đặc biệt của mình.

Dương Thị Mỹ Huyền (quê Quảng Ngãi) - cô gái bị chứng teo cơ bẩm sinh cho biết tìm được công việc đúng với chuyên môn là quá khó, cho đến khi Huyền thấy được thông tin tuyển dụng từ công ty của chị Phương - Ảnh: DUYÊN PHAN
Hoành Thành tổng hợp (Theo tuoitre.vn)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Từ cậu bé M'Nông nói ngọng thành người diễn thuyết được yêu thích
- Chàng kỹ sư bỏ phố về quê làm bí thư chi đoàn
- Nữ Bí thư Chi đoàn ở Bình Dương sáng kiến làm đồ dùng dạy học với giá rẻ
- Ba tôi bảo vệ môi trường
- Cô giáo trường chuyên lan tỏa ước mơ cho học sinh vùng khó khăn
- Trái tim sáng của người thầy khiếm thị
- Nay Djruêng: Tái sinh cuộc đời để rạng ngời cách sống
- 'Tỉ phú' yêu thương
- Khát vọng yêu thương của cô giáo khuyết tật
- Vượt qua bóng tối, thắp sáng cuộc đời
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận