Cho đi hành động, nhận lại nụ cười
Thứ bảy, 29/06/2019

Tại nhiều điểm thi của Thái Nguyên, chương trình Tiếp sức mùa thi đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa. Điểm thi xa nhất của tỉnh là Trường THPT Hoàng Quốc Việt (H.Võ Nhai), có 7 đội hình thanh niên với 60 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên trực tiếp nấu ăn cho thí sinh (TS).
Tình nguyện viên nấu cơm phục vụ thí sinh
Tại nhiều điểm thi của Thái Nguyên, chương trình Tiếp sức mùa thi đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa. Điểm thi xa nhất của tỉnh là Trường THPT Hoàng Quốc Việt (H.Võ Nhai), có 7 đội hình thanh niên với 60 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên trực tiếp nấu ăn cho thí sinh (TS).
Anh Hoàng Ngọc Thịnh, Bí thư Đoàn xã Tràng Xá (H.Võ Nhai), cho biết điểm thi này tập trung TS của 5 xã phía nam của huyện. TS ở xa nhất phải đi tới 22 km để đến điểm thi. Hầu hết các em đều xa nhà, 80% là người dân tộc thiểu số, với số lượng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo cao. Đặc biệt, đường đi lại khó khăn như ở xóm Nác (xã Liên Minh), xóm Làng Mười (xã Dân Tiến) đều là đường đất, đi qua nhiều con suối, nếu trời mưa, đường trơn, nước suối to có thể không qua lại được… Vì vậy, các tình nguyện viên đã nấu ăn miễn phí cho TS với 750 suất ăn
Anh Thịnh cũng cho biết đây là hoạt động do tổ chức Đoàn của 5 xã có TS dự thi và Đoàn trường THPT Hoàng Quốc Việt thực hiện. Kinh phí được vận động từ nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn huyện. “Chúng tôi còn bố trí đội xe tình nguyện, điều tiết giao thông, đón tiếp và hỗ trợ TS, hỗ trợ nhà trọ, an ninh...”, anh Thịnh cho hay.
Tại điểm thi Trường THPT Trần Quốc Tuấn (H.Đồng Hỷ), các tình nguyện viên cũng thành lập đội xe miễn phí để chở TS đến điểm thi.
Chị Lê Thị Thanh Mai, Bí thư Huyện đoàn Đồng Hỷ, cho biết: “Ở điểm thi này có nhiều TS phải đi xe buýt đến trường. Đội xe đã chở TS từ điểm dừng xe buýt đến điểm thi (khoảng 1 km) để các em không phải đi bộ”.
Nhiều phụ huynh đưa con đến điểm thi và ngồi chờ được mời nước uống và bố trí nơi nghỉ ngơi. Bà Tạ Thị Thủy (ngụ xóm Tân Thành, xã Hòa Bình, H.Đồng Hỷ) có con đi thi, bày tỏ: “Mấy hôm nay tôi rất lo lắng, nhưng đến cổng trường, được các anh các chị đứng đây đón các em vào thi, tôi thấy yên tâm, phấn khởi hơn nhiều. Các chị ấy chăm lo cho cả chúng tôi nữa”.
Tại điểm thi Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc, các tình nguyện viên phục vụ trà chanh miễn phí cho TS. Nhà trường cũng chuẩn bị các bữa ăn miễn phí cho các em với hơn 600 suất ăn...
Nhường phần khô cho thí sinh, phần ướt nhận về mình
Cứ mỗi độ hè về, khi những cơn mưa mùa hạ giăng đầy trên khắp những nẻo đường thành phố thì cũng là lúc học sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2019. Cùng với đó, hoạt động Tiếp sức mùa thi của sinh viên tình nguyện cũng bắt đầu.

Các sinh viên tình nguyện che mưa cho thí sinh, hình ảnh “gây bão” trên fanpage Tiếp sức mùa thi TP.HCM. Kim Phụng
Tạm gác lại bao kế hoạch, dự định của mùa hè, sinh viên lựa chọn đi Tiếp sức mùa thi, lựa chọn khoác lên người màu áo xanh tỏa ra khắp những con đường, góc phố để hỗ trợ các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Sinh viên Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng dẫn thí sinh, phụ huynh tại địa điểm thi
Những ngày này, đi đến những điểm thi THPT quốc gia, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi động viên, cổ vũ tinh thần cho các thí sinh và phụ huynh, phân luồng giao thông, cung cấp nước uống và vật dụng cần thiết, các văn phòng phẩm hỗ trợ thí sinh…
Ở các cổng trường thi, chúng ta dễ thấy những lưng áo của tình nguyện viên ướt đẫm nước mưa bên những tán ô nhỏ. Những lúc đông thí sinh, không đủ ô, tình nguyện viên tận dụng những miếng giấy carton để che chắn, nhường phần khô cho thí sinh, phần ướt nhận về mình! Và đâu đó trên khắp các ngã tư, các tình nguyện viên vẫn đang dầm mình trong mưa để điều phối phân luồng giao thông, hỗ trợ chỉ dẫn đường cho thí sinh và phụ huynh.

Sinh viên tình nguyện Bách khoa hỗ trợ thí sinh. Hoàng Yến
Trong màn mưa ấy, người ta đã nhìn thấy hình ảnh kết nối từ người tình nguyện viên với thí sinh thật thân thương, ấm áp.
Trở thành tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi, sinh viên trao đi tất cả tình yêu thương, sẻ chia với thí sinh, điều đó vừa nuôi dưỡng tâm hồn tươi đẹp, vừa là chất xúc tác truyền lửa “người đi trước rước người đi sau” bằng hành động cụ thể chứ không nói suông.
Mai Trang tổng hợp (Theo Thanh niên)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Từ cậu bé M'Nông nói ngọng thành người diễn thuyết được yêu thích
- Chàng kỹ sư bỏ phố về quê làm bí thư chi đoàn
- Nữ Bí thư Chi đoàn ở Bình Dương sáng kiến làm đồ dùng dạy học với giá rẻ
- Ba tôi bảo vệ môi trường
- Cô giáo trường chuyên lan tỏa ước mơ cho học sinh vùng khó khăn
- Trái tim sáng của người thầy khiếm thị
- Nay Djruêng: Tái sinh cuộc đời để rạng ngời cách sống
- 'Tỉ phú' yêu thương
- Khát vọng yêu thương của cô giáo khuyết tật
- Vượt qua bóng tối, thắp sáng cuộc đời
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận