Chàng trai u não bán xương rồng để giúp trẻ ung thư
Thứ tư, 05/06/2019

Mang trong mình căn bệnh không thể cứu chữa, trong khi phải gồng mình chống chọi với bệnh tật, nhưng chàng trai u não Nguyễn Tấn Trung vẫn miệt mài lao động để có kinh phí thực hiện các dự án từ thiện.
Mang trong mình căn bệnh không thể cứu chữa, trong khi phải gồng mình chống chọi với bệnh tật, nhưng chàng trai u não Nguyễn Tấn Trung vẫn miệt mài lao động để có kinh phí thực hiện các dự án từ thiện.

Anh Trung phát cơm miễn phí cho bệnh nhân và người nhà. ẢNH: NỮ VƯƠNG
Chàng trai u não Nguyễn Tấn Trung (33 tuổi,ở H.Hóc Môn, TP.HCM) mất mẹ từ năm 3 tuổi, cha làm công nhân vệ sinh ở bệnh viện nuôi 3 đứa con ăn học. Đến năm 10 tuổi, sau nhiều lần bị ngất xỉu, chóng mặt và đau đầu, Trung đi khám và phát hiện bị u sợi thần kinh, nhưng vì gia cảnh khó khăn, không đủ tiền nên điều trị bệnh được thời gian thì phải ngưng. Sau đó, Trung được các thầy ở chùa thương, nấu thuốc nam cho uống miễn phí.
Vượt qua nỗi đau về bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống, Trung vẫn nỗ lực học tập. Vừa đi học, vừa chống chọi với bệnh tật, Trung lại phải làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin ra trường, làm quản lý mạng cho một công ty được 2 năm thì bệnh tình trở nặng, Trung phải nghỉ việc.

Mỗi ngày chăm cây xương rồng anh học được nghị lực sống từ loài cây này. HOA NỮ
Với chàng trai u não Nguyễn Tấn Trung, cuộc sống là vô thường, nên còn sống được ngày nào thì phải lạc quan và làm nhiều điều có ích. “Không lạc quan thì bệnh tật cũng không hết, mà ngược lại làm bệnh tình nặng thêm. Mình luôn muốn sống trọn vẹn và thật ý nghĩa từng ngày một, đó mới là điều quan trọng”, Trung bộc bạch.
Sau thời gian gián đoạn vì bệnh tật, hiện tại Trung xin làm lao công tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và chiều tối về lại trồng xương rồng để bán. Lúc đầu không có địa điểm đặt xương rồng để bán nên đa phần anh chỉ bán trên mạng. Thấy hoàn cảnh Trung khó khăn, Quận đoàn 3 đã cho anh đặt xe xương rồng ở ngay góc sân để tiện cho việc chăm sóc và bán.
Khi chúng tôi hỏi: “Sao anh lại thích trồng xương rồng?”, Trung tâm sự: “Vì xương rồng cho mình nghị lực sống, nó có thể sống được ở nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau”. Trung muốn mình như cây xương rồng, và hiện nay nhiều người biết về câu chuyện của Trung, lại ví Trung như cây xương rồng có da có thịt, rất kiên cường và bản lĩnh.
Điều đặc biệt, số tiền Trung kiếm được từ việc bán xương rồng anh dành để làm quỹ cứu trợ trẻ em ung thư. Trung nói số tiền không nhiều nhưng dù sao cũng có nguồn quỹ để những lúc có em nào cần, Trung vẫn có thể giúp đỡ.
“Nhiều lúc các em ở bệnh viện ung bướu cần tiền để mua máu vẫn trích quỹ ra và kêu gọi thêm nhiều nguồn hỗ trợ khác. Nhiều khi chỉ trong 3 ngày tụi mình có thể kêu gọi được mấy chục triệu đồng để giúp các em nhỏ bị ung thư nhưng hoàn cảnh gia đình không có điều kiện chữa trị”, Trung kể.
Trung dùng từ “tụi mình” bởi vì ngoài nguồn quỹ cá nhân trích từ việc trồng và bán xương rồng, anh còn tham gia rất nhiều nhóm thiện nguyện khác nhau. Nhiều đến nỗi Trung không thể nhớ hết, vì từ khi còn sinh viên, dù mỗi ngày tiết kiệm từng đồng từ việc giữ xe thuê nhưng Trung vẫn tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện khác nhau…

Anh Trung phát cơm miễn phí cho bệnh nhân và người nhà. ẢNH: NỮ VƯƠNG
Chàng trai u não Nguyễn Tấn Trung (33 tuổi,ở H.Hóc Môn, TP.HCM) mất mẹ từ năm 3 tuổi, cha làm công nhân vệ sinh ở bệnh viện nuôi 3 đứa con ăn học. Đến năm 10 tuổi, sau nhiều lần bị ngất xỉu, chóng mặt và đau đầu, Trung đi khám và phát hiện bị u sợi thần kinh, nhưng vì gia cảnh khó khăn, không đủ tiền nên điều trị bệnh được thời gian thì phải ngưng. Sau đó, Trung được các thầy ở chùa thương, nấu thuốc nam cho uống miễn phí.
Cây xương rồng bằng da bằng thịt
Vượt qua nỗi đau về bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống, Trung vẫn nỗ lực học tập. Vừa đi học, vừa chống chọi với bệnh tật, Trung lại phải làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin ra trường, làm quản lý mạng cho một công ty được 2 năm thì bệnh tình trở nặng, Trung phải nghỉ việc.

Mỗi ngày chăm cây xương rồng anh học được nghị lực sống từ loài cây này. HOA NỮ
Với chàng trai u não Nguyễn Tấn Trung, cuộc sống là vô thường, nên còn sống được ngày nào thì phải lạc quan và làm nhiều điều có ích. “Không lạc quan thì bệnh tật cũng không hết, mà ngược lại làm bệnh tình nặng thêm. Mình luôn muốn sống trọn vẹn và thật ý nghĩa từng ngày một, đó mới là điều quan trọng”, Trung bộc bạch.
Sau thời gian gián đoạn vì bệnh tật, hiện tại Trung xin làm lao công tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và chiều tối về lại trồng xương rồng để bán. Lúc đầu không có địa điểm đặt xương rồng để bán nên đa phần anh chỉ bán trên mạng. Thấy hoàn cảnh Trung khó khăn, Quận đoàn 3 đã cho anh đặt xe xương rồng ở ngay góc sân để tiện cho việc chăm sóc và bán.
Khi chúng tôi hỏi: “Sao anh lại thích trồng xương rồng?”, Trung tâm sự: “Vì xương rồng cho mình nghị lực sống, nó có thể sống được ở nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau”. Trung muốn mình như cây xương rồng, và hiện nay nhiều người biết về câu chuyện của Trung, lại ví Trung như cây xương rồng có da có thịt, rất kiên cường và bản lĩnh.
Giúp người cũng là giúp mình
Điều đặc biệt, số tiền Trung kiếm được từ việc bán xương rồng anh dành để làm quỹ cứu trợ trẻ em ung thư. Trung nói số tiền không nhiều nhưng dù sao cũng có nguồn quỹ để những lúc có em nào cần, Trung vẫn có thể giúp đỡ.
“Nhiều lúc các em ở bệnh viện ung bướu cần tiền để mua máu vẫn trích quỹ ra và kêu gọi thêm nhiều nguồn hỗ trợ khác. Nhiều khi chỉ trong 3 ngày tụi mình có thể kêu gọi được mấy chục triệu đồng để giúp các em nhỏ bị ung thư nhưng hoàn cảnh gia đình không có điều kiện chữa trị”, Trung kể.
Trung dùng từ “tụi mình” bởi vì ngoài nguồn quỹ cá nhân trích từ việc trồng và bán xương rồng, anh còn tham gia rất nhiều nhóm thiện nguyện khác nhau. Nhiều đến nỗi Trung không thể nhớ hết, vì từ khi còn sinh viên, dù mỗi ngày tiết kiệm từng đồng từ việc giữ xe thuê nhưng Trung vẫn tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện khác nhau…
Theo thanhnien
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Từ cậu bé M'Nông nói ngọng thành người diễn thuyết được yêu thích
- Chàng kỹ sư bỏ phố về quê làm bí thư chi đoàn
- Nữ Bí thư Chi đoàn ở Bình Dương sáng kiến làm đồ dùng dạy học với giá rẻ
- Ba tôi bảo vệ môi trường
- Cô giáo trường chuyên lan tỏa ước mơ cho học sinh vùng khó khăn
- Trái tim sáng của người thầy khiếm thị
- Nay Djruêng: Tái sinh cuộc đời để rạng ngời cách sống
- 'Tỉ phú' yêu thương
- Khát vọng yêu thương của cô giáo khuyết tật
- Vượt qua bóng tối, thắp sáng cuộc đời
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận