Cầm bằng đại học, mang công nghệ về quê nghèo làm nông dân giàu

Thứ tư, 30/08/2017

Trong khi không ít các bạn loay hoay tìm việc với tấm bằng đại học thì có những kỹ sư, cử nhân trẻ đã thành công lớn nhờ hướng đi riêng đầy tâm huyết và nỗ lực. Mỗi người một hoàn cảnh sống song ở họ đều có chung một điểm: Luôn luôn khát khao vươn lên, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm giàu cho bản thân và xây dựng quê hương.

Trong khi không ít các bạn loay hoay tìm việc với tấm bằng đại học thì có những kỹ sư, cử nhân trẻ đã thành công lớn nhờ hướng đi riêng đầy tâm huyết và nỗ lực. Mỗi người một hoàn cảnh sống song ở họ đều có chung một điểm: Luôn luôn khát khao vươn lên, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm giàu cho bản thân và xây dựng quê hương.

Cử nhân Quản trị kinh doanh làm giàu từ nuôi thỏ


Giữa vùng gò đồi hoang vu, hẻo lánh, 2 cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh (ĐH Kinh tế Huế) âm thầm nuôi khát vọng trở thành tỉ phú. Câu chuyện của Lê Ngọc Thắng ( 27 tuổi) và Nguyễn Xuân Kiệm (31 tuổi) đều trú tại thôn Hòa Cát, xã Bình Thành (TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế).


Anh Kiệm tại trang trại nuôi thỏ của mình

Báo thanh niên chia se, vốn không muốn phụ thuộc vào ai, lại thích độc lập làm ăn, anh Kiệm cùng với anh Thắng đã góp vốn làm trang trại. Với diện tích rộng khoảng 100 ha, trang trại có vốn đầu tư ban đầu hơn 100 triệu đồng, gầy dựng từ 120 con thỏ mẹ, 25 thỏ đực mua từ Đà Nẵng.

Anh Kiệm nhiệt tình chia sẻ: “Ý tưởng làm kinh tế ở vùng gò đồi cũng đến rất tình cờ. Sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng cử nhân trên tay, Thắng vào miền Nam tìm vùng đất mới để làm kinh tế. Vào trong đó, thấy người ta nuôi thỏ hiệu quả, ít dịch bệnh, cách nuôi dễ dàng nên có ý định trở lại Huế xây dựng lán trại để nuôi thỏ”.

Sau hơn 1 năm, trang trại thỏ phát triển tốt khi thỏ sinh sản nhanh nên chỉ trong 3 tháng, thỏ đã nặng từ 2 - 3 kg. Hiện nay, nhu cầu thỏ thịt tại các nhà hàng trên địa bàn TP.Huế và các tỉnh lân cận tăng cao, nên thu nhập từ việc bán thỏ thịt cho thị trường được giá, thu nhập ổn định. Trung bình mỗi tháng thu vào trên 35 triệu đồng.

Anh Thắng tâm sự: “Lúc đầu mới bắt tay làm trang trại, mọi người ai cũng nói nuôi làm gì, người ta bỏ không được đằng này hai đứa lại nuôi! Bên cạnh đó do chưa có kinh nghiệm nên thỏ hay bị bệnh chết. Bây giờ có kinh nghiệm hơn nên hạn chế được các dịch bệnh và khi thỏ mắc bệnh thì mình cũng có thể tự chữa...”.

“Ban đầu mình nuôi theo mô hình nhỏ lẻ, nhưng thời gian tới, trang trại sẽ được xây dựng lại, mở rộng thêm. Hiện nay trang trại đã có khoảng 500 con, giống thỏ sinh sản rất nhanh, trung một tháng có khoảng 20 con sinh sản cho ra mỗi lứa từ 7-11 con. Sắp tới mình sẽ ra Viện chăn nuôi Hà Nội để lấy giống thỏ mới có trọng lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, anh Kiệm chia sẻ thêm.

Quyết tâm làm giàu từ vùng đất gò đồi, bên cạnh xây dựng trang trại nuôi thỏ, anh Kiệm và anh Thắng còn mang giống cây chùm ngây, một loại cây dược liệu có giá trị dinh dưỡng cao vào trồng. Cây phát triển tốt, phù hợp với tính chất đất vùng gò đồi nên hiện tại, trang trại đã gầy giống lên khoảng 2.000 gốc cây chùm ngây. Sau một năm trồng, mỗi tháng các anh đưa ra thị trường hơn một tạ lá chùm ngây với giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, hai ông chủ trang trại trẻ mua hạt chùm ngây ở Viện nghiên cứu cây trồng Hà Nội vào tự ươm giống thành công, bán lại cây giống cho bà con nông dân tại địa phương với giá 15.000 - 20.000 đồng/cây. Anh Kiệm phấn khởi:“Trong thời gian tới diện tích chùm ngây sẽ được mở rộng, để hằng ngày chúng tôi có thể cung cấp lá chùm ngây với số lượng lớn ra thị trường”.

Mô hình rau sạch của anh kỹ sư dân tộc Khmer

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gia đình dân tộc Khmer thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng anh Dương Minh Trung (28 tuổi, ngụ xã Đại Tâm, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) quyết tâm làm giàu từ mô hình trồng rau sạch theo công nghệ của Israel.

cma-bang-dai-hoc-ve-que-lam-nong-dan-giau1.jpg
Anh Trung bên mô hình trồng rau sạch

Báo thanh niên đưa tin, anh Trung kể anh là con út trong gia đình có 3 chị em, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm 2011, tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, anh về quê khởi nghiệp bằng nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, thời gian này và vài năm sau đó người nuôi tôm khu vực ĐBSCL khốn đốn vì tôm bị dịch bệnh chết trên diện rộng, nhiều người lỗ nặng, nợ nần chồng chất, anh Trung cũng không ngoại lệ.

Năm 2016, anh cùng nhóm bạn mở trang trại trồng rau sạch theo mô hình khí canh, ứng dụng công nghệ tưới của Israel. Sau một thời gian thực hiện thành công tại TP.HCM và TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), đầu năm 2017, anh Trung quyết định trở về Sóc Trăng, trình bày ý tưởng của mình cho nhóm bạn học thời phổ thông nghe. Sau đó, cả nhóm gồm 5 người nhất trí hùn vốn gần 1 tỉ đồng thuê 3.000 m2 đất trong Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt thuộc TP.Sóc Trăng để mở trang trại trồng rau sạch theo công nghệ hiện đại của Israel.

Theo anh Trung, trung bình mỗi ngày trang trại của anh cung cấp cho thị trường từ 100 - 150 kg rau, củ, nấm sạch các loại. Hình thức bán hàng qua điện thoại, online và giao hàng trực tiếp. Khách hàng đặt mua sản phẩm chủ yếu là các trường nội trú, nhà hàng, quán ăn của tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận.

Anh Trung cho biết ưu điểm của mô hình này là tận dụng tối đa diện tích trồng. Hoàn toàn không sử dụng phân hóa học, chỉ sử dụng hợp chất hữu cơ. Với tình trạng suy giảm chất lượng đất, trồng cây dần không còn phù hợp nữa. Mô hình này không cần nhiều đất mà vẫn phát huy hiệu quả, đó chính là xu hướng làm nông nghiệp sạch.

Anh Nguyễn Thành Duy, Phó bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, cho biết đây là mô hình mang tính sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất rau sạch; đồng thời giúp người dân nhận diện rau an toàn. Mô hình này sẽ có nhiều triển vọng vì tâm lý người dân muốn có thực phẩm sạch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa có mô hình trồng rau sạch nên đây là bước đi tiên phong. Hơn nữa, đây không phải là chuyện bạn trẻ tự nghĩ ra rồi tự phát làm mà có quá trình học hỏi, áp dụng thực tiễn ở nhiều nơi. Điển hình là anh Trung cùng các bạn trở về mảnh đất quê hương của mình khởi nghiệp, trồng rau sạch để phục vụ người dân.

Mai Trang tổng hợp


Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×