Tài năng trẻ
Những gương mặt 8X tài năng thành công nhờ theo đuổi niềm đam mê khởi nghiệp
Thứ hai, 18/06/2018

Giám đốc bỏ lương nghìn đô, khởi nghiệp với hoa giấy
Cơ duyên đến với Phạm Anh Cường từ hơn 10 năm trước, khi anh còn là sinh viên du học ngành Tài chính - Ngân hàng tại Nhật Bản theo chương trình học bổng cho sinh viên xuất sắc. Trong thời gian tại đây, Cường đã có cơ hội tham gia các CLB làm hoa truyền thống của Nhật và bị thu hút bởi nghệ thuật hoa giấy Kamibana. Nhận thấy tiềm năng phát triển tại Việt Nam với thế mạnh là nghề thủ công mỹ nghệ và giá nhân công rẻ, Cường bắt đầu nung nấu ý tưởng phát triển mô hình nghệ thuật này tại quê nhà.

Doanh nhân Phạm Anh Cường
Năm 2009, khi trở về Việt Nam, bằng nhiệt huyết của một người trẻ khởi nghiệp, chàng thanh niên 21 tuổi bắt tay hiện thực hóa ước mơ với startup đầu tiên về hoa giấy có tên Kamibana, cùng đội ngũ nhân sự ban đầu 6 người. Sau hơn 1 năm hoạt động, dù có thành tựu bước đầu và đoạt giải thưởng tại nhiều cuộc thi khởi nghiệp, startup vẫn thất bại. Theo Cường, nguyên nhân chính là do sai hướng phát triển và thiếu kỹ năng lãnh đạo.
Tháng 7/2014, Phạm Anh Cường thành lập hệ sinh thái khởi nghiệp BestB, với mong muốn kết nối và hỗ trợ startup từ kinh nghiệm của bản thân. Song song với vườn ươm, CEO trẻ khởi nghiệp lần nữa cùng startup hoa giấy Flower Farm vào tháng 3/2015, với số vốn ban đầu 2 tỷ đồng. ''Flower Farm được đặt theo tên quốc tế, với tham vọng đưa thương hiệu Việt, ngành nghề truyền thống của dân tộc vươn xa thế giới'', CEO Phạm Anh Cường chia sẻ.

Sản phẩm hoa giấy từ Flower Farm hiện phủ khắp cả nước và xuất khẩu ra thị trường lớn
Flower Farm tập trung vào thị trường bán buôn với sản phẩm hoa giấy thủ công. Từ những ngày đầu phải mang sản phẩm giới thiệu trực tiếp tại từng siêu thị, nhà sách, cửa hàng, đến nay, startup đã mở rộng quy mô ra khắp cả nước, xuất khẩu sang 4 thị trường lớn gồm Singapore, Nhật Bản, EU, Mỹ, đem về doanh thu 60 tỷ đồng/năm.
Hiện tại, hệ sinh thái nông nghiệp Flower Farm đã có 70 shop hoa, 160 hộ nông dân trồng hoa tham gia và hơn 26.000 tài khoản users hoạt động.
2. 9x về nước khởi nghiệp fintech bỏ việc lương cao tại Australia
Nghiêm Xuân Huy vốn là một nhân viên tư vấn đầu tư đầy tiềm năng của AMP, một trong những tập đoàn bảo hiểm – tài chính lâu đời tại Australia. Sở hữu tấm bằng cử nhân Đại học Sydney cùng công việc đáng mơ ước, nhưng chàng trai 9x lúc nào cũng băn khoăn giữa hai lựa chọn: về Việt Nam hay ở lại.
Một dịp tình cờ, Huy có cơ hội tiếp cận với một ứng dụng kết nối giới trẻ với các quỹ đầu tư của Australia. Bản thân anh cùng bạn bè khi dùng thử đều rất thích và nhận ra đây là giải pháp tuyệt vời. Với ứng dụng này, các bạn trẻ có thể trực tiếp đầu tư số tiền tích lũy (có thể rất ít) vào các quỹ mở và hưởng lợi dựa trên kết quả kinh doanh của quỹ đó. Bản thân các quỹ đầu tư có thêm cơ hội tiếp nhận nguồn vốn từ thị trường họ bỏ qua, mà không phát sinh thêm chi phí tiếp cận.
Một dịp tình cờ, Huy có cơ hội tiếp cận với một ứng dụng kết nối giới trẻ với các quỹ đầu tư của Australia. Bản thân anh cùng bạn bè khi dùng thử đều rất thích và nhận ra đây là giải pháp tuyệt vời. Với ứng dụng này, các bạn trẻ có thể trực tiếp đầu tư số tiền tích lũy (có thể rất ít) vào các quỹ mở và hưởng lợi dựa trên kết quả kinh doanh của quỹ đó. Bản thân các quỹ đầu tư có thêm cơ hội tiếp nhận nguồn vốn từ thị trường họ bỏ qua, mà không phát sinh thêm chi phí tiếp cận.

Nghiêm Xuân Huy – người sáng lập fintech kết nối giới trẻ với các quỹ đầu tư
Tìm hiểu qua bạn bè, Huy biết Việt Nam chưa có sản phẩm tương tự và quyết định khởi sự dự án mới. Anh tìm người phát triển ý tưởng tại Việt Nam, ban đầu trên nền tảng website. Gần một năm, các cuộc họp và liên hệ làm việc của nhóm bạn trẻ đều diễn ra giữa khoảng cách 7.775km.
Tháng 2/2017, sản phẩm đầu tiên ra đời với phiên bản rất cơ bản nhưng đã có 5 quỹ đầu tư tại Việt Nam tham gia. Đến ngày 7/6/2017, phiên bản nâng cấp hoàn chỉnh với giao diện thân thiện, dễ tương tác hơn. Công cụ có thêm tính năng phân tích, gợi ý cho nhà đầu tư cách phân bổ nguồn vốn vào các quỹ phù hợp với kỳ vọng của mình. Với ứng dụng này, bất cứ ai cũng có thể tham gia đầu tư, với số tiền tối thiểu chỉ từ 50.000 đồng.
May mắn mỉm cười với chàng trai trẻ khi dự án giành giải startup triển vọng tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng quốc gia Techfest 2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Đầu năm 2018, công ty của Huy nhận rót vốn từ một nhà đầu tư cá nhân và quỹ mạo hiểm H2 Ventures Australia. Với nguồn sinh khí mới, Huy đẩy mạnh các hoạt động nhằm cải thiện thương hiệu, quy trình vận hành ra mắt phiên bản ứng dụng trên nền tảng IOS và Android.
Từ đây, số người đăng ký sử dụng ứng dụng bắt đầu tăng trưởng ổn định. Hiện ứng dụng có 3.000 tài khoản đăng ký, thu hút hơn 2,1 tỷ đồng vốn đầu tư với 4.500 giao dịch thực hiện qua hệ thống.
“Nếu bằng lòng ở lại nước bạn làm công ăn lương, tương lai của mình có vẻ rất đơn giản. Nhưng khi về lại quê hương tự khởi nghiệp, mình thấy đây mới chính là cuộc sống của mình khi mình có đam mê, hoài bão”, Nghiêm Xuân Huy bộc bạch.
3. Nghỉ việc khi vừa sinh con 6 tháng, bán nhà đi khởi nghiệp, startup của cô gái Việt này đã có mặt tại hàng chục quốc gia.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, Lâm Thị Thúy Hà làm việc tại CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) về 1 dự án du lịch 5 năm. Thời điểm năm 2013, trào lưu khởi nghiệp công nghệ và gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài là làn sóng khổng lồ trên toàn thế giới. Vốn đam mê du lịch cùng với nền tảng công nghệ của chồng, Lâm Thị Thúy Hà quyết định nghỉ việc PNJ sau khi sinh em bé thứ hai được 6 tháng để bắt tay vào Triip.me.

"Niềm đam mê trong lĩnh vực du lịch thôi thúc mỗi ngày mỗi đêm, ngay cả khi ngủ..".
Khái niệm dùng 1 ứng dụng có thể kết nối người dân địa phương để khi đến được phục vụ khi đi du lịch nước ngoài vẫn còn mới mẻ với người Việt Nam. Triip.me thất bại khi gọi vốn tại Việt Nam và một số nhà đầu tư nước ngoài khác. Theo cô chia sẻ, thời điểm này không có ai tin vào dự án Triip.me và đối với những nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ không bỏ một số tiền lớn để đầu tư dự án khi mà người sáng lập không có quyết tâm trong nó, luôn muốn có giải pháp an toàn.
"Lúc đó tôi và chồng quyết định bán nhà, nghỉ việc PNJ dồn hết tâm sức cho mô hình này", Hà nhớ lại quyết định dũng cảm của mình.
Theo chia sẻ của cô, ngay tại thời điểm bán nhà, nghỉ việc PNJ thì doanh thu Triip.me tăng 300%. Cô cũng bật mí thêm chỉ trong 1 năm sau khi 2 nhà đầu tư thiên thần góp vốn xong thì tổng giá trị đầu tư tăng lên gấp 5 lần. Sự dũng cảm của Hà đã đổi lại: Triip.me phát triển ở 21 quốc gia và bao phủ hết các nước Đông Nam Á.
4. Chàng trai mang bánh Pháp đến cho người Việt
Hai mươi sáu tuổi, tốt nghiệp xuất sắc hai trường ẩm thực nổi tiếng tại Pháp và Thụy Sĩ, nhưng Nguyễn Minh Hiển đã từ chối cơ hội làm việc ở châu Âu để về nước viết nên câu chuyện khởi nghiệp thành công với thương hiệu bánh Le Petit Roland.
Tiệm bánh nhỏ của Hiền nằm ở con phố sầm uất Ngô Văn Năm (quận 1, TP.HCM): “Giấc mơ ấp ủ suốt 3 năm của tôi là mở một tiệm bánh Pháp đúng kiểu. Tôi muốn mang đến một sắc màu mới chứ không chỉ quanh quẩn với choux crème, tiramisu… Tiệm bánh Pháp ở Sài Gòn còn ít, đa số tập trung tại một số khu phố có đông người Pháp sinh sống ở quận 2, trong các khách sạn 5 sao. Một số tiệm dù tên gọi là tiếng Pháp nhưng bánh lại đậm chất… Hàn Quốc”. Đây chính là lợi thế Le Petit Roland nhắm tới, bánh không chỉ là món ăn mà còn mang vẻ đẹp và sự sáng tạo của nghệ thuật.
Tiệm bánh nhỏ của Hiền nằm ở con phố sầm uất Ngô Văn Năm (quận 1, TP.HCM): “Giấc mơ ấp ủ suốt 3 năm của tôi là mở một tiệm bánh Pháp đúng kiểu. Tôi muốn mang đến một sắc màu mới chứ không chỉ quanh quẩn với choux crème, tiramisu… Tiệm bánh Pháp ở Sài Gòn còn ít, đa số tập trung tại một số khu phố có đông người Pháp sinh sống ở quận 2, trong các khách sạn 5 sao. Một số tiệm dù tên gọi là tiếng Pháp nhưng bánh lại đậm chất… Hàn Quốc”. Đây chính là lợi thế Le Petit Roland nhắm tới, bánh không chỉ là món ăn mà còn mang vẻ đẹp và sự sáng tạo của nghệ thuật.

Nguyễn Minh Hiển đang hoàn thiện chiếc bánh của mình
Le Petit Roland nhắm vào phân khúc cao cấp. Những chiếc bánh được trang trí bắt mắt có giá từ vài chục nghìn đến cả triệu đồng/chiếc. Để có những chiếc bánh nhìn bắt mắt, một số loại nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài như paste, hạt phỉ, hạt dẻ cười… Các loại bánh đúng kiểu Pháp được làm rất cầu kỳ, nguyên liệu phải pha chế theo đúng tỷ lệ, nhất là phải trang trí đẹp mắt vì người Pháp ăn theo kiểu thưởng thức, có thể không no những nhìn phải “đã con mắt”. Hiền cho biết: “Giới trẻ hiện nay rất sành ăn, thích tìm hiểu và có nhu cầu trải nghiệm ẩm thực các nước trên thế giới, trong đó có bánh Pháp. Với những khách hàng như vậy, mức giá này là hoàn toàn xứng đáng”.
Hiện tại, Le Petit Roland có tất cả 60 loại bánh và nước uống cao cấp được chia ra bán theo ngày hoặc chủ đề từng mùa. Trong năm đầu tiên, Hiển đặt mục tiêu hòa vốn, tích cực quảng bá thương hiệu và tin rằng sẽ đạt mức lợi nhuận tốt trong tương lai. “Tôi thích một câu nói của Nick Vujicic: Những ước mơ không chết chừng nào bạn còn nuôi dưỡng chúng bằng niềm đam mê”, Hiển bộc bạch.
Dong Tran (tổng hợp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sản xuất axit lactic từ phần hạt mít thải bỏ
- Chàng trai miền Tây thu nhập tiền triệu/ngày nhờ trồng sen bán bông
- Khởi nghiệp OCOP từ tình mẫu tử và hạnh phúc gia đình
- 'Bún ngũ sắc' thắng giải khởi nghiệp nông nghiệp
- Khởi nghiệp từ 4 con heo giống, 8X làm chủ trang trại tiền tỷ
- Khởi nghiệp từ 5 triệu đồng, cô gái Nam Định mua nhà, mua ô tô trước năm 30 tuổi
- 8X cất bằng kỹ sư, liều nuôi chim nhả 'vàng trắng', không ngờ trúng lớn
- Cô giáo 8X khởi nghiệp với xà phòng bồ ngót
- Khởi nghiệp thành công với nghề trồng rau quả hữu cơ ở các buôn làng
- Dự án khởi nghiệp cung cấp người giúp việc gia đình
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận