1001 cách làm ăn: Nuôi cá trắm đen
Thứ sáu, 19/08/2016

Trong các loại cá nước ngọt, cá trắm đen được xếp là một trong những loài cá quý nhất.
Trong các loại cá nước ngọt, cá trắm đen được xếp là một trong những loài cá quý nhất. Không những thịt nó có hàm lượng dinh dưỡng cao mà lại còn thơm ngon, ngọt thịt. Người ta cho biết, thịt cá trắm đen còn là một vị thuốc quý, vì vậy cá trắm đen bao giờ cũng có giá cao hơn các loại cá khác.

Cá trắm đen thường được nuôi ghép với một số loại cá với mật độ rất thưa (từ 1-4 con/m2), bản thân chúng rất nhạy cảm với môi trường nuôi, nếu ao nuôi nhiễm bẩn, hàm lượng oxy thấp là cá sinh trưởng chậm, thậm chí có thể chết. Thức ăn ưu thích của chúng là ốc, vì vậy chỉ nên thả thưa để nó có đủ lượng ốc trong ao mà ăn.
Ao nuôi cá trắm đen phải sâu 2-3m, mực nước trong ao phải giữ ở ngưỡng 1,5-2m, ao phải sạch, nếu có điều kiện, nên bổ sung nước sạch cho ao. Tốt nhất, trước khi thả cá 1 tuần ta nên tháo cạn, dọn sạch rong rêu, nạo vét bùn đáy, rức vôi bột rồi phơi ao từ 3-4 ngày, sau đó bón phân để gây màu cho nước. Khi lấy nước vào ao, ta phải lọc qua lưới để loại trừ các loại cá dữ hoặc các loại dịch hại.
Đặc biệt cần tránh để cá rô phi lọt vào ao, bọn này sinh đàn rất nhanh chóng, sẽ cạnh tranh với cá trắm đen. Ta nên thả cá trăm đen với cỡ cá giống lớn hơn các loại khác, người ta thường thả cỡ 30-50g/con, mật độ thả chỉ nên từ 1-2 con/m2. Khi cá lớn lên ta dãn dần mật độ. Trước khi thả cá, ta nên cho khử trùng bằng việc tắm trong dung dịch kháng sinh hoặc nước muối pha loãng (2-3%) khoảng 5-10 phút, chọn lúc mát trời mới thả cá.
Nếu thả mật độ thưa, cá sẽ tự kiếm thức ăn trong ao, ốc và các loại nhuyễn thể là loại thức ăn ưu thích của nó. Khi nuôi lớn, ta có thể sử dụng thức ăn tổng hợp để nuôi cá. Tuy nhiên, nguồn thức ăn này phải có độ đạm cao từ 35-40 % và lượng chất béo từ 5-10%. Ta cũng có thể tận dụng phế thải của các lò mổ để cho cá ăn nhưng tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nơi bà con đi cào ốc ơ sông suối để cho cá ăn, nếu nuôi tốt sau 1 năm cá có thể đạt cỡ 3-5kg/con. Ta nên đánh tỉa, con lớn thu hoạch trước, con nhỏ thu hoạch sau, cá trắm đen càng lớn càng chắc thịt, giá cũng cao hơn.
Có lẽ vì số lượng không lớn nên cá trăm đen thường hiếm trên thị trường, người ta hay thu hoạch cá vào các dịp lễ tết, nó là loại thực phẩm cao cấp ở cả nông thôn và thành thị.
Khi nuôi cá trắm đen, cũng như nuôi các loài cá khác, ta phải quan tâm tới vấn đề bệnh tật, cá thường mang bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc lúc giao mùa. Ở trắm đen, vào khoảng tháng 5, 6, cá thường bị mất nhớt, tuột vảy, đóng rêu hoặc thối mang, ta phải lấy phòng bệnh là chính, phải luôn giữ cho nguồn nước sạch, đảm bảo đủ thức ăn cho cá và tránh những tác nhân gây bệnh.

Cá trắm đen thường được nuôi ghép với một số loại cá với mật độ rất thưa (từ 1-4 con/m2), bản thân chúng rất nhạy cảm với môi trường nuôi, nếu ao nuôi nhiễm bẩn, hàm lượng oxy thấp là cá sinh trưởng chậm, thậm chí có thể chết. Thức ăn ưu thích của chúng là ốc, vì vậy chỉ nên thả thưa để nó có đủ lượng ốc trong ao mà ăn.
Ao nuôi cá trắm đen phải sâu 2-3m, mực nước trong ao phải giữ ở ngưỡng 1,5-2m, ao phải sạch, nếu có điều kiện, nên bổ sung nước sạch cho ao. Tốt nhất, trước khi thả cá 1 tuần ta nên tháo cạn, dọn sạch rong rêu, nạo vét bùn đáy, rức vôi bột rồi phơi ao từ 3-4 ngày, sau đó bón phân để gây màu cho nước. Khi lấy nước vào ao, ta phải lọc qua lưới để loại trừ các loại cá dữ hoặc các loại dịch hại.
Đặc biệt cần tránh để cá rô phi lọt vào ao, bọn này sinh đàn rất nhanh chóng, sẽ cạnh tranh với cá trắm đen. Ta nên thả cá trăm đen với cỡ cá giống lớn hơn các loại khác, người ta thường thả cỡ 30-50g/con, mật độ thả chỉ nên từ 1-2 con/m2. Khi cá lớn lên ta dãn dần mật độ. Trước khi thả cá, ta nên cho khử trùng bằng việc tắm trong dung dịch kháng sinh hoặc nước muối pha loãng (2-3%) khoảng 5-10 phút, chọn lúc mát trời mới thả cá.
Nếu thả mật độ thưa, cá sẽ tự kiếm thức ăn trong ao, ốc và các loại nhuyễn thể là loại thức ăn ưu thích của nó. Khi nuôi lớn, ta có thể sử dụng thức ăn tổng hợp để nuôi cá. Tuy nhiên, nguồn thức ăn này phải có độ đạm cao từ 35-40 % và lượng chất béo từ 5-10%. Ta cũng có thể tận dụng phế thải của các lò mổ để cho cá ăn nhưng tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nơi bà con đi cào ốc ơ sông suối để cho cá ăn, nếu nuôi tốt sau 1 năm cá có thể đạt cỡ 3-5kg/con. Ta nên đánh tỉa, con lớn thu hoạch trước, con nhỏ thu hoạch sau, cá trắm đen càng lớn càng chắc thịt, giá cũng cao hơn.
Có lẽ vì số lượng không lớn nên cá trăm đen thường hiếm trên thị trường, người ta hay thu hoạch cá vào các dịp lễ tết, nó là loại thực phẩm cao cấp ở cả nông thôn và thành thị.
Khi nuôi cá trắm đen, cũng như nuôi các loài cá khác, ta phải quan tâm tới vấn đề bệnh tật, cá thường mang bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc lúc giao mùa. Ở trắm đen, vào khoảng tháng 5, 6, cá thường bị mất nhớt, tuột vảy, đóng rêu hoặc thối mang, ta phải lấy phòng bệnh là chính, phải luôn giữ cho nguồn nước sạch, đảm bảo đủ thức ăn cho cá và tránh những tác nhân gây bệnh.
Thành Long (Nguồn: Giáo sư Nguyễn Lân Hùng)
Bài viết cùng chuyên mục
- Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp sượt qua Trái Đất
- Canva tích hợp AI khiến Adobe phải 'lo lắng'
- Cha đẻ của khẩu súng máy đầu tiên trên thế giới
- Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt Trời
- 3 tiểu hành tinh to ngang nhà chọc trời bay qua Trái Đất
- Tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên
- Hệ thống hút trực tiếp carbon từ nước biển
- Bạn trẻ trải nghiệm quan sát vũ trụ từ nhà chiếu hình di động
- Sợi chỉ công nghệ cao có thể sản xuất điện
- World Cup 2022: Những siêu công nghệ được sử dụng trong các trận đấu mà bạn có thể chưa...
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận