Hiểu về ăn kiêng
Thứ bảy, 01/06/2019

Cái gì thái quá cũng không tốt, ăn kiêng cũng vậy. Thậm chí, nếu ăn kiêng một cách không khoa học cũng có thể dẫn tới ung thư.
Ăn kiêng một cách thái quá, không khoa học cũng sẽ dẫn tới ung thư
Cái gì thái quá cũng không tốt, ăn kiêng cũng vậy. Thậm chí, nếu ăn kiêng một cách không khoa học cũng có thể dẫn tới ung thư.
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện thấy, chế độ ăn uống của bạn có tác động không nhỏ đến nguy cơ ung thư. Ước tính, có khoảng 80.110 trường hợp ung thư mới ở người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên ở Mỹ vào năm 2015 chỉ đơn thuần do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức.
Tiến sỹ Fang Zhang, nhà dịch tễ học về dinh dưỡng và ung thư tại Đại học Tufts, Boston, đồng thời là tác giả của nghiên cứu cho biết: "Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ ung thư do rượu".
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá 7 yếu tố gồm chế độ ăn uống, lượng rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt thấp, các sản phẩm từ sữa, lượng thịt chế biến, thịt đỏ và đồ uống có đường.
Zhang cho biết: "Tiêu thụ ngũ cốc thấp có liên quan đến nguy cơ ung thư lớn nhất tại Mỹ. Tiếp theo là uống ít sữa, ăn nhiều thịt chế biến, ăn ít rau và trái cây, ăn nhiều thịt đỏ và uống nhiều đồ uống có đường".

Chế độ ăn uống của bạn có tác động không nhỏ đến nguy cơ ung thư.
Theo CNN, nghiên cứu tổng hợp dữ liệu về chế độ ăn uống của người trường thành tại Mỹ trong giai đoạn 2013-2016 dựa trên cuộc khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia và cả dữ liệu về tỷ lệ mắc ung thư quốc gia từ năm 2015 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình đánh giá rủi ro so sánh, bao gồm ước tính số ca ung thư liên quan đến chế độ ăn kiêng nhằm đánh giá chế độ ăn uống đóng vai trò như thế nào trong gánh nặng ung thư của Mỹ.
Zhang khẳng định: "Các nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng, tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và tiêu thụ ít ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi đã định lượng số lượng và tỷ lệ các trường ung thư mới liên quan đến chế độ ăn kiêng ở quy mô quốc gia".
Theo nghiên cứu, ung thư đại tràng và trực tràng có tỷ lệ cao nhất trong số các trường hợp liên quan đến chế độ ăn uống, chiếm ở mức 38,3%. Điều bất ngờ là, chế độ ăn kiêng, tiêu thụ ít ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa, thịt chế biến đã góp phần gây ra tỷ lệ ung thư cao nhất.
Hiện tại, thực phẩm chế biến sẵn đang chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của nhiều người trên thế giới. Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy, 60% lượng calo trong chế độ ăn uống của người Mỹ đến từ loại thực phẩm này. Sau đó vào năm 2017, một nghiên cứu khác cho thấy thực phẩm chế biến sẵn chiếm tới 50% thực đơn của người Canada và cả Vương quốc Anh.

Thực phẩm chế biến sẵn đang chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của nhiều người trên thế giới.
Sở dĩ nhiều người nghiện loại thực phẩm này vì nó khá tiện lợi, dễ ăn, dễ chế biến và mức giá cũng không quá đắt. Mới đây vào tháng 2/2019, một nghiên cứu khác tiết lộ, nguy cơ tử vong sớm tăng cao hơn 14% khi chúng ta tăng thêm 10% lượng thực phẩm chế biến sẵn trong khẩu phần ăn.
Một nghiên cứu khác được công bố hồi năm ngoái trên tạp chí y khoa JAMA Internal Medicine cho biết, những người thường xuyên ăn thực phẩm hữu cơ sẽ giảm nguy cơ phát triển ung thư, cụ thể là ung thư hạch và ung thư vú thời kỳ tiền mãn kinh.
Nghiên cứu của tiến sĩ Fang Zhang đã được công bố trên tạp chí JNCI Cancer Spectrum mới đây.
Khoa học chứng minh: "Ngửi" chính là cách ăn kiêng hiệu quả nhất
Ăn uống một cách điều độ, hợp lý, tốt cho sức khỏe - đây là điều các chuyên gia ẩm thực luôn muốn hướng tất cả chúng ta đến. Nhưng quả thực, việc chống lại một trong "tứ khoái" của con người không hề đơn giản.
Có một thực tế là hầu hết những món ăn "khoái khẩu" của con người đều được đánh giá là không lành mạnh. Ví dụ dễ thấy nhất chính là đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn - chúng rất ngon, nhưng có chứa chất béo bão hòa, dễ gây hệ lụy cho sức khỏe khi ăn nhiều.
Nêu vậy để thấy rằng ăn uống sao cho lành mạnh đã khó, việc phải gồng mình ép uổng bản thân vào một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt còn khó hơn. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây từ ĐH Nam Florida, câu chuyện ăn kiêng thực chất có cách giải quyết hết sức dễ dàng.

Nếu ngửi khoai tây chiên từ hai phút trở lên, cơn thèm ăn sẽ giảm xuống đáng kể.
Có một thực tế là hầu hết những món ăn "khoái khẩu" của con người đều được đánh giá là không lành mạnh. Ví dụ dễ thấy nhất chính là đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn - chúng rất ngon, nhưng có chứa chất béo bão hòa, dễ gây hệ lụy cho sức khỏe khi ăn nhiều.
Nêu vậy để thấy rằng ăn uống sao cho lành mạnh đã khó, việc phải gồng mình ép uổng bản thân vào một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt còn khó hơn. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây từ ĐH Nam Florida, câu chuyện ăn kiêng thực chất có cách giải quyết hết sức dễ dàng.

Nếu ngửi khoai tây chiên từ hai phút trở lên, cơn thèm ăn sẽ giảm xuống đáng kể.
Khi muốn ăn kiêng, hãy chăm "ngửi" đồ ăn ngon
Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng đó là kết luận của các chuyên gia từ ĐH Nam Florida.
Đúng là khi ăn kiêng, việc phải ngửi mùi thức ăn sẽ khiến bạn thèm ăn hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu bạn ngửi những thực phẩm có hàm lượng calorie cao (chẳng hạn như khoai tây chiên) từ hai phút trở lên, cơn thèm ăn sẽ giảm xuống đáng kể.
"Mùi hương được coi là một liệu pháp tuyệt vời để cưỡng lại sự thèm ăn," - Diyapan Biswas, giáo sư marketing từ ĐH Nam Florida cho biết.
"Thực chất, việc kích thích cảm giác qua mùi hương có thể tác động đến việc bạn có ăn món đó hay không, hơn là so với việc áp dụng ăn kiêng hà khắc".
Cụ thể, Biswas và đội ngũ nghiên cứu đã thực hiện một loạt thí nghiệm để so sánh giữa nhóm thực phẩm không tốt (như pizza) và nhóm thực phẩm lành mạnh (như táo, dâu...). Họ cho các tình nguyện viên ngửi thử một loạt món ăn trong một khoảng thời gian nhất định, để xem họ chọn loại thực phẩm nào.
Kết quả cho thấy, khi ngửi mùi thơm của bánh quy (hay pizza) trong vòng 30 giây, tình nguyện viên sẽ chọn ngay món ăn hấp dẫn này thay vì các món ăn lành mạnh.
Tuy nhiên, khi kéo dài thời gian ngửi chúng từ hai phút trở lên, họ lại thay đổi suy nghĩ và chọn các món tốt cho sức khỏe hơn, như táo hay dâu.
"Nếu cơ chế khen thưởng và vùng phụ trách cảm giác ham muốn của não bộ đáp ứng đủ với mùi hương của thực phẩm không tốt thay vì ăn chúng, điều này có thể giúp con người giải quyết được các vấn đề liên quan đến chế độ ăn".
Một thử nghiệm khác cũng đã được thực hiện trong một trường trung học. Bánh pizza hoặc táo được thêm vào thực đơn giờ ăn trưa ở các ngày khác nhau, để xem phản ứng về lựa chọn của học sinh diễn ra như thế nào.

Kích thích cảm giác qua mùi hương có thể tác động đến việc bạn có ăn món đó hay không.
Vào ngày đầu tiên với món pizza thơm phức, có 21% sinh viên chọn nhóm các món ăn tương tự, vốn không tốt cho sức khỏe này. Ở ngày tiếp theo, căng tin ngập tràn mùi táo thì bất ngờ có đến 37% chọn nhóm thực phẩm không tốt, tăng đáng kể so với ngày đầu.
Và đến ngày cuối, tuy không có cả 2 món ăn như trên trong thực đơn, khoảng 36,5% học sinh vẫn chọn các nhóm thực phẩm không lành mạnh.
Qua hai kết quả trên, nhóm nghiên cứu hi vọng rằng mùi hương của thực phẩm sẽ là chìa khóa cho các phương án giảm cân trong tương lại – đặc biệt với nhóm trẻ em béo phì đang tăng cao như hiện nay.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Marketing Research.
Đúng là khi ăn kiêng, việc phải ngửi mùi thức ăn sẽ khiến bạn thèm ăn hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu bạn ngửi những thực phẩm có hàm lượng calorie cao (chẳng hạn như khoai tây chiên) từ hai phút trở lên, cơn thèm ăn sẽ giảm xuống đáng kể.
"Mùi hương được coi là một liệu pháp tuyệt vời để cưỡng lại sự thèm ăn," - Diyapan Biswas, giáo sư marketing từ ĐH Nam Florida cho biết.
"Thực chất, việc kích thích cảm giác qua mùi hương có thể tác động đến việc bạn có ăn món đó hay không, hơn là so với việc áp dụng ăn kiêng hà khắc".
Cụ thể, Biswas và đội ngũ nghiên cứu đã thực hiện một loạt thí nghiệm để so sánh giữa nhóm thực phẩm không tốt (như pizza) và nhóm thực phẩm lành mạnh (như táo, dâu...). Họ cho các tình nguyện viên ngửi thử một loạt món ăn trong một khoảng thời gian nhất định, để xem họ chọn loại thực phẩm nào.
Kết quả cho thấy, khi ngửi mùi thơm của bánh quy (hay pizza) trong vòng 30 giây, tình nguyện viên sẽ chọn ngay món ăn hấp dẫn này thay vì các món ăn lành mạnh.
Tuy nhiên, khi kéo dài thời gian ngửi chúng từ hai phút trở lên, họ lại thay đổi suy nghĩ và chọn các món tốt cho sức khỏe hơn, như táo hay dâu.
"Nếu cơ chế khen thưởng và vùng phụ trách cảm giác ham muốn của não bộ đáp ứng đủ với mùi hương của thực phẩm không tốt thay vì ăn chúng, điều này có thể giúp con người giải quyết được các vấn đề liên quan đến chế độ ăn".
Một thử nghiệm khác cũng đã được thực hiện trong một trường trung học. Bánh pizza hoặc táo được thêm vào thực đơn giờ ăn trưa ở các ngày khác nhau, để xem phản ứng về lựa chọn của học sinh diễn ra như thế nào.

Kích thích cảm giác qua mùi hương có thể tác động đến việc bạn có ăn món đó hay không.
Vào ngày đầu tiên với món pizza thơm phức, có 21% sinh viên chọn nhóm các món ăn tương tự, vốn không tốt cho sức khỏe này. Ở ngày tiếp theo, căng tin ngập tràn mùi táo thì bất ngờ có đến 37% chọn nhóm thực phẩm không tốt, tăng đáng kể so với ngày đầu.
Và đến ngày cuối, tuy không có cả 2 món ăn như trên trong thực đơn, khoảng 36,5% học sinh vẫn chọn các nhóm thực phẩm không lành mạnh.
Qua hai kết quả trên, nhóm nghiên cứu hi vọng rằng mùi hương của thực phẩm sẽ là chìa khóa cho các phương án giảm cân trong tương lại – đặc biệt với nhóm trẻ em béo phì đang tăng cao như hiện nay.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Marketing Research.
Hoàng Nhật tổng hợp (Theo khoahoc.tv)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp sượt qua Trái Đất
- Canva tích hợp AI khiến Adobe phải 'lo lắng'
- Cha đẻ của khẩu súng máy đầu tiên trên thế giới
- Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt Trời
- 3 tiểu hành tinh to ngang nhà chọc trời bay qua Trái Đất
- Tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên
- Hệ thống hút trực tiếp carbon từ nước biển
- Bạn trẻ trải nghiệm quan sát vũ trụ từ nhà chiếu hình di động
- Sợi chỉ công nghệ cao có thể sản xuất điện
- World Cup 2022: Những siêu công nghệ được sử dụng trong các trận đấu mà bạn có thể chưa...
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận