Thư viện
Kỹ thuật chăn nuôi lợn
Thứ hai, 05/12/2016

Chăn nuôi lợn mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân nếu hiểu biết về kỹ thuật, từ việc chọn giống lợn phù hợp với điều kiện từng địa phương đến cách nuôi dương, chăm sóc.
Chăn nuôi lợn mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân nếu hiểu biết về kỹ thuật, từ việc chọn giống lợn phù hợp với điều kiện từng địa phương đến cách nuôi dương, chăm sóc.
I, Căn cứ vào mục đích chăn nuôi và điều kiện cụ thể của từng hộ mà chọn giống lợn cho phù hợp
I, Căn cứ vào mục đích chăn nuôi và điều kiện cụ thể của từng hộ mà chọn giống lợn cho phù hợp
Ưu, nhược điểm | Giống lợn địa phương | Giống lợn Móng Cái | Giống lợn ngoại nhập nội |
Lợn lai kinh tế |
Ưu điểm | Chịu kham khổ tốt Dễ nuôi, phù hợp với người nghèo Thích hợp nuôi quảng canh Dễ mua con giống (con giống sẵn có tại địa phương) |
Chịu kham khổ tốt Mắn đẻ khéo nuôi con Dễ thích nghi Số con/ lứa nhiều (8-10 con/lứa) Dùng làm nái nền để lai kinh tế |
Lớn nhanh, trọng lượng lớn Nhiều nạc Tốn ít thức ăn (3-4 kg thức ăn hỗn hợp được 1 kg lợn hơi) Phù hợp nuôi thâm canh |
Lớn nhanh, trọng lượng tương đối cao Tốn ít thức ăn Thịt nạc tương đối nhiều Phù hợp với điều kiện của nhiều hộ Lợn nuôi thịt đạt hiệu quả kinh tế cao |
Nhược điểm | Trọng lượng nhỏ, chậm lớn Tốn nhiều thức ăn ít nạc, nhiều mỡ Số con/ lứa ít (5-7 con/ lứa) Quay vòng vốn chậm Không phù hợp nuôi thâm canh |
Trọng lượng nhỏ, chậm lớn Tốn nhiều thức ăn ít nạc, nhiều mỡ Quay vòng vốn chậm Không phù hợp nuôi thâm canh |
Không phù hợp với nuôi quảng canh Đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi cao Dễ mắc bệnh Vốn đầu tư cao |
Không phù hợp với nuôi quảng canh Nguời nuôi lợn cần biết kỹ thuật |
II, Chọn giống lợn như thế nào?
Dựa vào một số đặc điểm ngoại hình, thể chất và nguồn gốc để chọn lợn giống:
+ Chọn lợn đực giống:
- Lợn đực giống là giống địa phương, cũng có thể là giống lợn ngoại.
- Có nguồn gốc con bố và con mẹ tốt.
- Tầm vóc và khối lượng lớn, khoẻ mạnh, lưng thẳng, ngực nở, bụng thon.
- 4 chân chắc khoẻ, 2 hòn cà lộ rõ, nở căng và đều nhau.
- Biểu hiện tính đực rõ, năng lực phối giống cao.
- Phẩm chất tinh dịch tốt: tỷ lệ phối đạt cao.
- => "Tốt nái chỉ tốt một ổ, tốt đực tốt cả bầy"
+ Chọn lợn gây nái (cái hậu bị)
- Chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.
- Chọn từ những con mẹ tốt.
- Màu sắc đặc trưng của giống.
- Cơ thể phát triển cân đối, dài và rộng, lưng không võng.
- Bốn chân thẳng khoẻ, không đi bàn.
- Hai hàng vú: rộng ngang, thẳng dọc; từ 12 - 14 vú, không có vú lép.
- Mõm bẹ, hay ăn, tính tình hiền lành, mắt trắng.
+ Chọn lợn nuôi thịt:
- Chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.
- Chọn những con lớn trội trong đàn (con đầu đàn tốt nhất).
- Mình dài và rộng, lưng thẳng, mông vai nở, gốc đuôi to.
- Lông thưa, da mỏng và hồng hào.
- Mõm bẹ, phàm ăn.
- Khối lượng lúc 60 ngày tuổi: lợn nội đạt 6 - 8 kg; lợn lai đạt 12-16 kg.
III, Thức ăn nuôi lợn
- Thức ăn chiếm phần chi phí lớn nhất trong giá thành nuôi lợn (70-80% đối với lợn thịt và 60-65% đối với lợn giống).
- Lợn ăn thức ăn vào một phần để sống (duy trì) và một phần để lớn lên (tăng trọng).
- Thức ăn cho lợn đủ và cân đối sẽ giúp lợn lớn nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Có 4 nhóm thức ăn chính để nuôi lợn:
- Thức ăn tinh bột::
Gồm bột ngô, cám gạo, khoai lang, sắn... (sắn tươi có độc tố, khi cho lợn ăn cần được nấu chín kỹ và không cho ăn nhiều). Nên hỗn hợp nhiều loại thức ăn tinh với nhau. Loại thức ăn này dễ bị mốc, cần bảo quản tốt.
- Thức ăn đạm:
Gồm bột cá, đậu tương, bã đậu, đầu cá khô, cá tươi, ốc, cua.. là những thức ăn giàu đạm. Thức ăn đạm chiếm tỷ lệ ít trong khầu phần nhưng có vai trò quyết định tới tăng trọng cuỉa lợn. Loại thức ăn này khi cho lợn ăn nhất thiết phải nấu chín. Lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa cần thức ăn đạm cao hơn lợn trưởng thành.
- Thức ăn xanh:
Gồm các loại rau lang, rau muống, rau lấp nên cho lợn ăn tuơi sống. Tuy nhiên có một số loại như thân cây chuối, cây khoai mon và một số loại rau rừng khác cần được nấu chín khi cho lợn ăn.
- Thức ăn bổ sung khoáng và vitamin:
- Xương khô đốt và nghiền nhỏ, hoặc cũng có thể đun nhiều giờ
- Bột vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng, vôi bột, gạch non...
- Mua trên thị trường: bột khoáng hoặc hỗn hợp khoáng - vitamin được đóng thành túi nhỏ có chỉ dẫn.
Bổ sung vitamin cho lợn bằng cách:
- Cho lợn ăn thêm các loại rau xanh non, củ quả tươi
- Các vitamin có bán sẵn trên thị trường: B.complex, vitamin C, dầu gan cá...) hoặc dạng hỗn hợp khoáng - vitamin (premix khoáng - vitamin).
Ngoài 4 nhóm thức ăn phổ biến nuôi lợn trên, hiện nay trên thị trường còn có bán thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm:
- Thức ăn hỗn hợp:
- Là thức ăn được sản xuất đúng công thức và đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi lợn.
- Mua về cho ăn theo chỉ dẫn ghi trên bao bì
- Loại thức ăn này đắt tiền, chưa phù hợp với nhiều hộ chăn nuôi.
- Thức ăn đậm đặc:
- Là thức ăn chủ yếu cung cấp chất đạm, khoáng và vitamin
- Có ghi sẵn công thức pha trộn trên bao bì
- Mua về và dùng pha trộn với các thức ăn nuôi lợn của gia đình.
Ví dụ pha trộn thức ăn đậm đặc:
Loại lợn | Khối lượng sống (kg) | Tỷ lệ thức ăn đậm đặc | Tỷ lệ trộn | |
Ngô | Cám gạo | |||
Lợn thịt | 15-30 | 27 | 58 | 15 |
31-60 | 21 | 54 | 25 | |
61-100 | 16 | 74 | 10 | |
Lợn nái hậu bị | 20 | 55 | 25 | |
Lợn nái chửa | 20 | 53 | 27 |
IV, Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái đẻ và nuôi con
Đặc điểm của lợn nái đẻ và nuôi con:
Đặc điểm của lợn nái đẻ và nuôi con:
- Biểu hiện của lợn nái sắp đẻ: bụng chửa căng to, âm hộ " hoa" to, bồn chồn đi đi lại. Có hiện tượng cắn ổ đẻ (giống lợn nội).
- Lợn thường đẻ vào chiều tối và đêm.
- Cách 10 - 20 phút lợn đẻ 1 con; bình thường lợn đẻ 2 - 3 giờ là xong.
- Khoảng 15 -30 phút sau khi lợn mẹ đẻ con cuối cùng thì nhau thai ra.
- Lượng sữa lợn mẹ tăng dần từ sau khi đẻ đến 3 tuần, sau đó giảm dần.
Nuôi dưỡng:
- Lợn nái sau khi đẻ cần cho uống nước cháo loãng có pha ít muối.
- Cho lợn nái ăn theo mức ăn hàng ngày:
Lượng thức ăn/ con/ ngày | Ngày cắn ổ | Sau đẻ 1 ngày | Sau đẻ 2 ngày | Sau đẻ 3 ngày | Sau đẻ 4-7 ngày |
Rau xanh (kg) | 0 | 1 | 1 | 1 | 2 |
Thức ăn tinh đã phối trộn (kg) | 0,3 - 0,5 | 1,0 | 1,5 | 2,0 | 2,5 |
- Tăng lượng thức ăn từ từ đến ngày thứ 7 (xem bảng)
- Sau ngày thứ 7 cho lợn nái ăn 3,0 - 5,0 kg thức ăn tinh đã phối trộn và 3 - 4 kg rau xanh/ con/ ngày. Mỗi ngày cho ăn 3 - 4 bữa.
Chăm sóc:
+ Đỡ đẻ cho lợn:
- Chuẩn bị dụng cụ: vải xô hoặc giẻ mềm khô sạch (0,5 m), 1 bấm móng tay loại to để bấm nanh lợn con, 1 kéo,1 cuộn chỉ, xi ranh, kim tiêm và một số thuốc thú y như oxytocin, cồn i ốt 2,5%, cafêin...
- Đỡ đẻ: đỡ lợn con khi chui ra (nếu đẻ bọc phải xé ngay), lau sạch dịch nhớt, cắt rốn, bấm nanh, thả vào thúng hoặc ổ úm đã có lót rơm rạ và giữ ấm cho lợn con.
- Lợn nái đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ phần thân sau, bầu vú và ô chuồng lợn đẻ.
- Trực lấy nhau ra không cho lợn mẹ ăn nhau sống. Sau 3 - 4 giờ không thấy nhau ra hoặc ra không hết cần có can thiệp của chuyên môn thú y.
- Theo dõi lợn mẹ trong vòng 3 ngày để phát hiện và xử lý kịp thời những tai biến lợn mẹ bị sót nhau, nhiễm trùng đường sinh dục, viêm vú....
- Trong 3 tuần đầu không nên tắm cho lợn mẹ và lợn con.
Thành Long (Nguồn KS. Đoàn Văn Hưng - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu)
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận